Những ngày này, với tinh thần "nhường cơm sẻ áo” cùng chia sẻ, hướng về đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tỉnh Hòa Bình đã chung sức, đồng lòng góp phần giúp người dân vùng lũ sớm vượt qua mất mát, đau thương, ổn định đời sống.
Hàng hoá của người dân thành phố Hoà Bình tập kết để gửi lên đồng bào vũng lũ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sau khi biết thông tin thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần "lá lành đùm lá rách" và hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, rất nhiều người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chung tay quyên góp, ủng hộ nhu yếu phẩm gửi đồng bào các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của mưa lũ.
Trời mưa tầm tã mấy ngày qua, biết bao người dân trong tỉnh dù còn nhiều lo toan trong cuộc sống vẫn dành thời gian đi kêu gọi, quyên góp nhu yếu phẩm đưa đến đồng bào vùng tâm lũ. Thật cảm động khi nhìn hình ảnh bà cụ tất tưởi cầm 1 triệu đồng đến ủng hộ tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Hay như trường hợp cả hai vợ chồng gửi con cho ông bà để cùng nhau đưa hàng hoá thiết yếu lên vùng khó khăn các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai… Thậm chí tại xã Bình Thanh (Cao Phong) có 2 vợ chồng cùng đi một lúc lên các vùng lũ bão, chồng thì lái thuyền, vợ chuyển những chiếc bánh chưng, đồ dùng thiết yếu cho người dân nơi đây.
Ngoài ra, có thể kể đến nhóm Bạn hữu đường xa Hoà Bình 28, được sự hỗ trợ của đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong chiều 11/9 đã tập trung tại Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình cùng xuất quân, kịp thời đưa hàng hoá, nhu yếu phẩm đến với đồng bào lũ lụt tỉnh Yên Bái, với 15 xe ô tô, trong đó có 2 xe tải đưa hơn 20 tấn hàng hoá đến đồng bào gặp khó khăn.
Trong cơn mưa to, anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình vẫn đội mưa chở đầy một cốp xe ô tô mỳ tôm để kịp thời chuyển đến hỗ trợ người dân vùng lũ. Anh Hùng chia sẻ: "Nhìn hình ảnh mưa lũ khiến đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc mất nhà cửa đã thúc giục tôi phải làm gì đó. Bởi vậy, dù trời mưa to tôi vẫn quyết mang một số nhu yếu phẩm nhờ những nhóm thiện nguyện đưa giúp đến bà con vùng lũ”.
Bạn Lê Minh Hoà, trưởng nhóm Bạn hữu đường xa Hoà Bình 28 cho hay, ngay khi nhận được những thùng mỳ tôm, áo phao, quần áo, sách vở... anh em trong nhóm lập tức triển khai mang đến người dân tỉnh Yên Bái nhằm chia sẻ khó khăn, chung tay khắc phục hậu quả bão lũ.
Còn chị Đinh Thị Dương, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thanh (Cao Phong) chia sẻ: Tỉnh Hoà Bình cũng bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, tuy nhiên không thiệt hại nặng bằng các tỉnh tâm bão. Những ngày qua, tôi thường xuyên xem các bản tin thời sự và thông tin cập nhật về tình hình bão lũ ở các tỉnh. Thấy hình ảnh bà con vùng thiên tai mà không cầm được nước mắt. Trong đêm 11/9, tôi và hàng chục người trong xã đã khẩn trương ép những chiếc bánh chưng để kịp sáng sớm 12/9 đưa đến đồng bào vùng lũ bão.
Nhóm cơm Thiện tâm (TP Hoà Bình) tổ chức nấu ăn và cấp phát trực tiếp cho các y, bác sỹ, bệnh nhân tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Trước đó, trong ngày 11/9, Hội LHPN xã Bình Thanh đã phát động quyên góp để gói trên 1.000 chiếc bánh chưng, 9 chiếc thuyền và nhiều hàng hoá thiết yếu mang đến đồng bào chịu thiệt hại bởi lũ lụt tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.
Chứng kiến những thảm cảnh do bão số 3 gây ra, chị em khu vực thành phố Hoà Bình cũng ra sức vào cuộc. Nhóm cơm Thiện tâm đã huy động các thành viên cùng hơn 30 chị em trên địa bàn phường Phương Lâm, Đồng Tiến đóng góp nhu yếu phẩm, lương thực làm 1.500 suất cơm giúp người dân vùng lũ ở Tuyên Quang trong ngày 12/9. Ngoài ra, nhóm còn vận động ủng hộ thuốc, nước lọc, bỉm hỗ trợ người dân.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã góp công, góp sức, ủng hộ bằng hàng hoá, nhu yếu phẩm đến với đồng bào vùng lũ các tỉnh phía Bắc, như Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ủng hộ hàng hoá trị giá 6 triệu đồng, Siêu thị Hoàng Sơn 50 triệu đồng hàng hoá… Được biết, còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã gửi hàng hoá thiết yếu đến đồng bào vùng lũ.
Hồng Trung
Là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) không chỉ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Xác định xây dựng, phát triển văn hóa là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để tập trung chỉ đạo. Những năm qua, công tác quản lý đối với di tích VHHB được tỉnh ngày càng quan tâm. Đặc biệt, Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền VHHB giai đoạn 2023 - 2030 đang được triển khai đã xác định nền VHHB là một di sản quý giá của đất nước và nhân loại, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.
Với giá trị độc đáo, đại diện cho nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) nổi tiếng thế giới, tháng 7 vừa qua, di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Hòa Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa có một không hai nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).
Trong không khí của những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu Mường Khói, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình.
Ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) ai cũng biết đến ông Sùng A Tô. Hỏi về ông, người dân trong xóm đều hồ hởi kể với tình cảm trân trọng, bởi ông là người có uy tín (NCUT) được dân quý, dân tin...
Nằm bên dòng sông Đà hùng vĩ, Di tích lịch sử nhà tù Hòa Bình thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là một trong những địa chỉ đỏ giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.