"Khi còn là cán bộ Đoàn xã phụ trách công tác thiếu niên, nhi đồng, mỗi khi hướng dẫn, dạy các em bài hát "Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sỹ Phong Nhã, tôi chỉ ước có dịp được gặp Bác Hồ. Tưởng chừng điều đó sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ấy vậy, vào chiều 19/9/1964, điều ước đó đã trở thành sự thật...”, bà Bùi Thị Lưu (79 tuổi) ở xóm Dạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) vẫn nhớ như in khoảnh khắc diệu kỳ và xúc động đó dù thời gian đã qua 60 năm...


Niềm vinh dự được gặp Bác Hồ trong lần Người về thăm huyện Kim Bôi với lời căn dặn luôn được bà Bùi Thị Lưu ở xóm Dạnh, xã Đông Bắc kể lại cho thế hệ cán bộ trẻ của địa phương.

Nhớ mãi khoảnh khắc diệu kỳ và xúc động

Trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi hướng mặt ra cánh đồng lúa của bà Bùi Thị Lưu lúc nào cũng vang vọng tiếng con trẻ trong xóm. Để giữ chân bọn trẻ, bà thường kể chuyện về Bác Hồ. Trong đó, có kỷ niệm bà được gặp, trò chuyện khi Người về Kim Bôi cách đây 60 năm. Dù câu chuyện đó đã được kể lại nhiều lần, nhưng lạ một điều là đứa nào cũng thích nghe. Trò chuyện với chúng tôi, bà Lưu chia sẻ: Được gặp Bác ở ngay tại căn bếp của nhà khách Huyện ủy Kim Bôi vào sáng 19/9/1964 khi Người về thăm và làm việc tại Kim Bôi, với tôi đó mãi là một kỷ niệm không bao giờ quên...

Buổi sáng năm đó, bà Lưu khi ấy là cán bộ Huyện Đoàn và một cán bộ Hội Phụ nữ huyện được lãnh đạo Huyện ủy Kim Bôi giao nhiệm vụ đồ thêm xôi và thịt gà để đón khách từ Hà Nội về. Cũng như bao lần trước, bà chỉ nghĩ đơn giản là nấu cơm tiếp khách như mọi lần. Nhưng không, khi bà đang chuẩn bị đồ để nấu nướng trong căn bếp thì bất chợt một ông Cụ có khuôn mặt hiền từ, mặc bộ quần áo nâu sồng, chân đi dép cao su, tay chống gậy tiến lại gần ân cần hỏi han. Định thần, nhìn lại thì suýt chút nữa bà hô lớn: Bác Hồ! Trong khoảnh khắc xúc động, bà không tin vào mắt mình khi người đứng trước mặt nở nụ cười hiền từ đó chính là người mà suốt bấy lâu bà mong ước một lần được gặp. Người đến bên bà ân cần hỏi han, chỉ bảo làm thế nào để nấu ăn ngon, giữ vệ sinh tốt. Khi biết bà là cán bộ đoàn, Người đã nhẹ nhàng nắm lấy tay bà rồi bảo: Cháu cố gắng nhé! Phải phát huy tinh thần của tuổi trẻ để trở thành cánh tay đắc lực của Đảng.

Lời dạy ấy của Người đã được bà khắc ghi trong tim và trở thành động lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kể cả khi không còn làm cán bộ đoàn, chuyển sang làm công tác tuyên giáo hay khi về làm cán bộ xã, bà Lưu luôn tự nhủ được giao bất cứ việc gì cũng phải phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ tinh thần đó, bà đã trở thành người truyền cảm hứng cho các thế hệ cán bộ tiếp nối trở thành những cán bộ mẫu mực vì dân...

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ nỗ lực xây dựng đảng bộ trong sạch, toàn diện

Căn phòng Bác Hồ nghỉ lại trong chuyến công tác về Kim Bôi cách đây 60 năm nằm trên tầng 2 khu nhà làm việc của Huyện ủy Kim Bôi đã được lưu giữ trở thành khu di tích địa điểm Bác Hồ về thăm. Trong căn phòng vẫn còn đó chiếc giường và chiếc bàn gỗ được Bác dùng dường như vẫn còn hơi ấm của Người. Theo đồng chí Bùi Văn Ần, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kim Bôi, di tích này là một "địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, giáo dục kỷ cương hành chính với tinh thần "vì dân” của các thế hệ cán bộ, đảng viên huyện Kim Bôi qua các thời kỳ. Những lời căn dặn của Người tại Hội nghị diễn ra ngày 19/9/1964 vẫn như "ngọn lửa hồng” được cán bộ, đảng viên trong toàn huyện khắc ghi và biến thành "kim chỉ nam” cho mọi hành động, nhất là trong xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh.

Chặng đường kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Kim Bôi đánh dấu nhiều nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Điều đó được minh chứng bằng những đổi thay của vùng đất Mường Động. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, cán bộ, đảng viên toàn huyện ra sức khắc phục khó khăn với những nỗ lực không ngừng nghỉ. Từ đó đã xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm. Đảng bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân; biến các phong trào thi đua thành điểm sáng để khơi dậy tinh thần đoàn kết của cả hệ thống chính trị; từng bước xây dựng huyện Kim Bôi trở thành vùng quê giàu đẹp như câu hát "Kim Bôi xưa, chén vàng đong đầy nước mắt/Kim Bôi nay, chén vàng đong đầy no ấm, đẹp giàu...”.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Tuổi trẻ Hòa Bình chung tay xây dựng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Tự hào và tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, lực lượng thanh niên trong tỉnh đã và đang khẳng định vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Người đại biểu dân cử và hành trình lo việc “Đảng cần, dân mong”

Với tôi, ấn tượng về Bí thư Đảng ủy xã Cao Sơn (Lương Sơn) Bùi Văn Điệp không chỉ là một cán bộ tận tụy với công việc, đảng viên mẫu mực. Mà ấn tượng đậm nét nhất ở anh là một cán bộ dân cử gần gũi, biết lắng nghe dân, giải quyết những kiến nghị của nhân dân bằng việc làm, hành động thực tế...

Mùa ngô ở thung lũng Hang Kia

Vùng đất Hang Kia (Mai Châu) từng là thủ phủ của cây anh túc. Xưa kia, cứ vào khoảng tháng 7, tháng 8, trên những sườn đồi trải dài ngút tầm mắt là màu tím hoang hoải của loài cây "ma dược” chết người. Còn nay, cũng những triền đồi ấy là cây ngô mướt xanh mênh mang trên những triền đá...

Độc đáo nền “Văn hóa Hòa Bình”
Bài 3 - Tôn vinh giá trị nền "Văn hoá Hoà Bình" mang tầm thế giới

Là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) không chỉ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Xác định xây dựng, phát triển văn hóa là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để tập trung chỉ đạo. Những năm qua, công tác quản lý đối với di tích VHHB được tỉnh ngày càng quan tâm. Đặc biệt, Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền VHHB giai đoạn 2023 - 2030 đang được triển khai đã xác định nền VHHB là một di sản quý giá của đất nước và nhân loại, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.

Độc đáo nền “Văn hóa Hòa Bình”
Bài 2 - Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh

Với giá trị độc đáo, đại diện cho nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) nổi tiếng thế giới, tháng 7 vừa qua, di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành, huyện Lạc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Độc đáo nền “Văn hóa Hòa Bình”
Bài 1 - Ghi danh nền văn hóa nổi tiếng thế giới

Hòa Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa có một không hai nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục