Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời đại công nghệ 4.0, quá trình phát triển, đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào các dân tộc cả mặt tích cực, tiêu cực; nhiều giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một trở thành thách thức đối với quá trình xây dựng văn hóa, con người Hòa Bình trong giai đoạn mới.


Lễ hội Gầu Tào năm 2024 góp phần giữ gìn văn hoá dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Nhận diện thách thức

Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đối với sự phát triển, TP Hoà Bình luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thành phố quan tâm gắn thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa với chiến lược phát triển KT-XH. Tập trung giải quyết những mặt trái của quá trình đô thị hoá, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - thương mại, đảm bảo trật tự đô thị, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng đặt ra thách thức cần giải quyết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng, những vấn đề bộ máy thực thi công vụ, việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống… để xây dựng thành phố phát triển xứng tầm.

Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hoà Bình cho biết: Thành phố đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đột phá để phát triển toàn diện các lĩnh vực KT-XH, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TP Hoà Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, hài hòa, bền vững, có kiến trúc xanh, tiên tiến, mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình.

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ nêu rõ, trên phạm vi toàn tỉnh, trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng cao... Bên cạnh những thuận lợi, quá trình tổ chức triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm cho văn hoá bị ảnh hưởng; một bộ phận xã hội tiếp nhận giá trị vật chất như một sức mạnh tuyệt đối, đứng trên tất cả, bao gồm nhân phẩm và danh dự con người. Đạo đức xã hội xuống cấp trong nhiều quan hệ, giá trị văn hoá truyền thống bị mai một, biến tướng, cái xấu lấn át cái tốt. Hoạt động văn hoá nặng về bề nổi, phô trương, hình thức, chạy theo danh hiệu, phong trào. Di sản văn hoá truyền thống bị xâm hại, thậm chí bị biến tướng, phục vụ cho các mục đích thương mại...

Thực tế trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là tình trạng cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, không dám làm khiến công việc đình trệ, còn có tâm lý, thái độ thờ ơ, vô cảm với công việc, nhất là giải quyết công vụ, gây bức xúc trong nhân dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Vẫn xuất hiện lệch chuẩn trong tư duy, cách hành xử của giới trẻ, đây đó xuất hiện tình trạng bạo lực học đường, đánh bạn cùng trường, cùng lớp, thay vì can ngăn, giải thích đúng sai thì lại cổ vũ, ủng hộ cho những hành động thiếu văn hóa. Đó là sự thờ ơ, vô cảm khi không giúp đỡ người bị nạn, tình cảm, quan hệ giữa cha mẹ, con cái, người thân bị rạn nứt, khu phố, khu dân cư… theo kiểu "đèn nhà ai nhà ấy sáng”… đã xâm hại truyền thống, các giá trị tốt đẹp của con người, của dân tộc. Mặt khác, cơ chế thị trường cũng làm gia tăng tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống "phong bì”, người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, nhu cầu hưởng thụ, khả năng tiếp nhận, sáng tạo văn hoá có sự khác biệt giữa các vùng miền. Việc đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống các dân tộc còn khó khăn. Các thiết chế văn hoá, chất lượng hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân…

Phát triển văn hoá Hoà Bình là 1 trong 5 khâu đột phá chiến lược

Những năm qua, kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của các kỳ đại hội trước về văn hóa, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; Nghị quyết số 33-NQ/TW, BTV Tỉnh uỷ đã có nhiều chủ trương, giải pháp để phát triển toàn diện văn hoá, con người Hoà Bình.

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Văn hoá dân tộc Mường và nền "Văn hoá Hoà Bình” là tài sản vô giá, được Tỉnh uỷ, BTV Tỉnh uỷ đặc biệt quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Hiện tại và trong những năm tới, việc xây dựng, phát triển văn hoá, con người Hoà Bình là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bổ sung là 1 trong 5 khâu đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới. Xây dựng và phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, kiên trì, lâu dài, cần phải quán triệt một cách sâu sắc, toàn diện. Tỉnh coi đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách, mặc dù trong điều kiện còn khó khăn về nguồn lực, nhưng vẫn quyết liệt triển khai. Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hòa Bình trong giai đoạn mới. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, đề án… trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là việc triển khai thực hiện có hiệu quả đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường và nền "Văn hoá Hoà Bình” giai đoạn 2023 - 2030. Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; khuyến khích tinh thần cống hiến, sáng tạo vì cộng đồng; đức tính tự trọng, tự chủ, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, đặc biệt trong học sinh, sinh viên, thanh niếu niên.

Bên cạnh đó, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá. Trong đó chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc, của khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Quan tâm xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội. Nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc; chú trọng đầu tư nguồn lực phát triển văn hoá ở vùng sâu, xa. Tiếp tục phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hoá của các dân tộc. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá. Có chính sách đãi ngộ đối với những người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn hoá. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về mảnh đất, nét văn hoá đặc sắc và con người Hòa Bình với bạn bè trong nước, quốc tế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực đầu tư, tài trợ, hiến tặng phục vụ cho phát triển văn hoá và phát triển con người…

Với những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ sẽ tháo gỡ rào cản, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc khai thác giá trị di sản văn hóa dân tộc, vừa khơi dậy niềm tự hào, vừa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hương Lan


Các tin khác


Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 1 - Ưu tiên, dành nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn…”. Quan điểm của đồng chí cố Tổng Bí thư là "kim chỉ nam" định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Quan điểm ấy đã và đang tiếp thêm động lực để tỉnh Hòa Bình nỗ lực, với quyết tâm và khát vọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 5 - Giúp đồng bào “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc

Từ năm 2011 đến nay, ở nước ta, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) đã xảy ra một số vụ việc rất nghiêm trọng. Gần đây là vào tháng 6/2023, gần 100 đối tượng chia thành 2 nhóm tấn công trụ sở xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, giết chết 9 cán bộ xã, cán bộ công an và người dân; đập phá tài sản nhà nước và công dân… hòng lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập cái gọi là "nhà nước Đeega”.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 4 - Quan tâm trọng dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số

Thực tế hiện nay cho thấy phát triển KT-XH giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chưa đồng đều. Sự chênh lệch giàu - nghèo khá rõ nét giữa khu vực trung tâm, thuận lợi và các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện toàn tỉnh còn 59 xã diện đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đây cũng là "vùng lõm” về trình độ dân trí, thiếu hụt đội ngũ cán bộ (CB) chất lượng. Do đó, đầu tư cho phát triển giáo dục và đội ngũ CB người DTTS được tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài để phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị vùng DTTS nói chung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 3 - Chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín (NCUT) là lực lượng quần chúng đặc biệt, đóng vai trò cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ được đồng bào tin tưởng, yêu mến và tôn vinh. Tiếng nói của NCUT có sức ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Do đó để thực hiện âm mưu chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch đang hướng đến NCUT để móc nối, lôi kéo. Phát huy vai trò của NCUT cũng như bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong vùng ĐBDTTS, tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm thực hiện tốt vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ NCUT trong vùng ĐBDTTS.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 2 - Cấp ủy, chính quyền đồng hành cùng đồng bào thoát nghèo

Cùng với sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định quan điểm cần "Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho ĐBDTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa”. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp giúp ĐBDTTS khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường. Từng bước giúp bà con thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Từ đó, giúp người dân thêm yên tâm, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, hạn chế việc rời quê hương đi làm ăn xa.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 1 - Không thể phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số (DTTS) khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”. Người cũng nhấn mạnh,"Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Thực hiện phương châm chỉ đạo và lời dạy của Người, từ khi thành lập nước đến nay, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đồng bào các DTTS. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục