Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Lương nuôi nhím, lợn rừng cho thu nhập cao.

Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Lương nuôi nhím, lợn rừng cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Từ một xã nhiều năm đứng cuối cùng trong bảng xếp loại thi đua, nội bộ mất đoàn kết, lúng túng trong lãnh đạo chỉ đạo, nhân dân thiếu lòng tin vào tổ chức Đảng, xã Bắc Sơn đã vươn lên thành một điểm sáng, liên tục dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Kim Bôi.

 

Khi đến tìm hiểu thực tế tại xã Bắc Sơn huyện Kim Bôi và được biết câu chuyện khá thú vị. Có những cụ già sinh sống lâu năm tại bản người Dao Đằng Lâm biết tin xã tổ chức lấy ý kiến công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã chống gậy xuống xã bày tỏ mong muốn được giữ nguyên bộ máy lãnh đạo của xã. Ông Triệu Văn Phây, già làng bản người Dao Đằng Long tâm sự: Dân tin cán bộ lãnh đạo xã vì họ đã giúp người dân vượt qua nghèo đói, giúp người dân no ấm, con cái được học hành.  Cứ làm theo cán bộ xã là chắc ăn mươi phần.

 

Trước đây, Đằng Long là xóm người Dao duy nhất và nghèo nhất Bắc Sơn. Người dân vắt vả quanh năm lê rừng đốn củi, bắt thú mà chẳng đủ ăn. Mấy năm nay, Đằng Long có cuộc sống khả giả từ trồng ngô, trồng rừng, chăn nuôi với nhiều mô hình kinh tế mới có hiệu quả cao xuất hiện. Có những gia đình trồng khoai lang xuất khẩu thu nhập tính ra cả trăm triệu đồng/ha. Cả bản có 49 hộ, trước thiếu đói triền miền, giờ chỉ có 3 hộ nghèo. Đường giao thông được thảm bê tông xi măng rải cấp phối lên tận trung tận trung tâm bản. Xe máy nhạc đài âm thanh hạnh phúc trong mỗi nếp nhà, từng bừng xóm núi. Con em được học trường mới khang trang.

 

Tìm hiểu chúng tôi còn được biết: Không chỉ dân Đăng Long mà ở tất cả các xóm Cầu Khả, Hồi, Trám mà người dân đều tin tưởng ở cán bộ xã. Họ nói đời sống nhân dân được cải thiện cơ sở vật chất khang trang tất cả là nhờ những sự lãnh đạo có hiệu quả của xã. Ông Bùi Huy Hưng trưởng xóm cho biết: Cuộc sống thực sự đổi thay từ khi Đảng xây dựng được lòng tin với người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trồng các mô hình dưa lê, dưa chuột, nuôi nhím, lợm rừng mà cuộc sống dần đi lên. Cánh đồng Bái - xóm Cầu thu nhập cao từ 1 lúa, 2 màu đều đặn.

 

Đồng chí Bạch Công Nhi tâm sự: Tất cả là yếu tố con người. Dân tin Đảng, tin cán bộ, vì Đảng có đổi mới, giữ được chữ tín với dân và có trách nhiệm trước dân! Nói tưởng đơn giản nhưng đối với Bắc Sơn đã được trải nghiệm hơn 10 năm kiện toàn củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ xã Bắc Sơn.

 

Bắc Sơn là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên 2420 ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm tới 3/4, trong đó canh tác chỉ có vài trăm ha. Hơn 10 năm về trước Bắc Sơn khó khăn trăm bề cả về điều kiện tự nhiên, đời sống nhân dân, nội bộ xã không đoàn kết thống nhất, lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân. Khi ấy, Bắc Sơn thường xuyên có tới 70% số hộ thiếu đói, kỳ giáp hạt 100% hộ phải ăn đong, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 800.000 đồng người/năm. Liên tục nhiều năm xã bị xếp thứ 37/37 xã thị trấn (Kim Bôi chưa chuyển 7 xã về Lương Sơn) trong mọi phong trào. Chủ tịch UBND xã Bạch Công Nhi kể lại: Nhiệm kỳ 1996 - 2000 liên tiếp phải thay 3 Chủ tịch UBND xã, 2 Bí thư Đảng ủy và 2 PCT UBND xã và một số cán bộ xã có nhiều vi phạm trong quản lý điều hành. Nhân dân mất lòng tin với Đảng.

 

Để vực dậy một Bắc Sơn yếu kém, Chủ tịch UBND xã Bạch Công Nhi cho rằng: Vấn đề cốt tử là yếu tố con người. Cán bộ, đảng viên phải năng động, đoàn kết, thực hiện đúng pháp luật chủ chương của Đảng và Nhà nước. Tranh thủ sự lãnh đạo của các ban, ngành, xã đã tập trung kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực của TCCĐ và đảng viên, kịp thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH. Trong đó đã rà soát đánh giá chất lượng cán bộ, lấy những nhân tố điển hiện để nhân diện. Không ít cán bộ đảng viên là người thân của lãnh đạo xã đã bị kiểm điểm, kỷ luật khiển trách. Đảng bộ xã xác định yếu tố then chốt để gây dựng lòng tin của dân với Đảng với cán bộ, đảng viên là chuyển biến trong đời sống người dân. Bắc Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp năng động và mang tính quyết định và đã thành công thực hiện 8 chữ là “đổi mới - hợp tác - hiệu quả - bền vững”. Đổi mới trong công tác cán bộ, công tác lãnh đạo, điều hành. Hợp tác với chặt chẽ với các ban ngành, doanh nghiệp,nhà khoa học sản xuất nông lâm nghiệp vì hiệu quả và phát triển bền vững. Xã tranh thủ moi điều kiện để cán bộ, người dân học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi ở trên toàn quốc về thử nghiệm và triển khai ở địa phương. Cán bộ xã Bắc Sơn đi du lịch nhiều nhất và đem về nhiều nhất là thế - Chủ tịch xã UBND xã Bạch Công Nhi nói vui. Khi triển khai mô hình, cán bộ và đảng viên, trưỏng thôn, bí thư chi bộ là người tiên phong đi trước nếu thành công mới nhân ra diện rộng.  Cán bộ, đảng viên được dân tin vì nói gì làm đấy và làm hiệu quả. Và hầu hết cán bộ xã đều là những người có kinh tế khá giả từ trồng các cây màu thu nhập cao, nuôi nhím, lợn rừng như đồng các đồng chí Bạch Công Nhi, Bùi Văn Thiềng, Bùi Văn Lương, Triệu Văn Toàn... 10 năm qua, Bắc Sơn đã làm được “cuộc cách mạng” trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thâm canh tăng vụ, nâng cao mức sống người dân. Năm 1999, xã thành công từ mô hình liên kết bốn nhà với mô hình cánh đồng cho thu nhập cao bằng trồng các giống cây lấy hạt, mức đầu tư 20-25 triệu đồng/vụ, các loại rau cũng cho thu nhập từ 45-50 triệu đồng/vụ, cao gấp 4-5 lần trồng lúa. Bắc Sơn đã cơ bản chuyển đổi các diện tích bấp bênh sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao. Nhiều cảnh đồng đã triển khai trồng ba vụ/năm cho hiệu quả. Năng suất lúa đạt trên 55 tạ/ha. Giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha (2006) lên 85 triệu đồng/ha, cá biệt có nơi trên 100 triệu đồng/ha. Đàn gia súc gia cầm tăng từ 5-7%, riêng đàn lợn, dê tăng từ 10-20%/năm. Xã đã thành lập được hội chăn nuôi động vật hoang dã phát triển đàn nhím từ 14 con lên trên 100 con, đàn lợn 12 con lên 500 con với 200 hộ tham gia. sản phẩm chăn nuôi đã thực sự trở thành hàng hóa. Rừng được phủ kín và đem lại hiệu quả cao. Đời sống người dân thực sự đổi thay, 4/5 xóm có điện lưới Quốc gia, 90% hộ được dùng điện. 100% trường học được cứng hóa, trường Tiểu học được đạt chuẩn Quốc gia, Trạm y tế được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010... Những kết quả này đã củng cố thêm lòng tin của người dân với cán bộ, đảng viên. Hoạt động các tổ chức đoàn thể sôi nổi. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện rõ nét và tổ chức đảng không ngừng được củng cố tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo. Từ chỗ chỉ có 37 đảng viên ở 3 chi bộ (năm 1996) đến nay, Đảng bộ xã đã xóa được xóm, bản, nhà trường không có đảng viên với 120 đảng viên sinh hoạt ở 10 chi bộ. Ông chí Bạch Công Nhi, Chủ tịch UBND xã cho biết: xã tiếp tục tiến hành một thử nghiệm mới - dự tính làm 4 vụ/năm, thu nhập 120 triệu đồng/ha, triển khai ở xóm Cầu rồi mở rộng ra vụ đông và vụ xuân 2011. Đối với công tác xóa đói giảm nghèo xã chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, giúp người dân biết hạch toán và quản lý kinh tế phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới phấn đấu giảm hộ nghèo còn 10% vào cuối năm.

 

 

                                                                                              Lê Chung

                                                                                                                             

Các tin khác

Cụ Nguyễn Văn Hậu, lão thành cách mạng, nguyên Chủ tịch UBHC tỉnh giở trang hồi kí, ôn lại kỷ niệm về những ngày khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Gia đình ông Bùi Văn Hiện có tới 3 đời chăm sóc chùa Khánh và Khu di tích cách mạng
Thương binh Nguyễn Văn Tún chăm sóc đàn ngỗng
Chiều buông trên Sông Đà

Nơi cột mốc đầu tiên của đường Hồ Chí Minh trên biển

(HBĐT) - Qua cuộc trao đổi học tập kinh nghiệm hoạt động của BCH Hội Nhà Báo tỉnh ta với Hội Nhà Báo Hải Phòng mà chúng tôi được hiểu thêm về một địa danh mà tiếng tăm đã vượt qua biên giới quốc gia: Cảng quân sự bí mật K15- nơi xuất phát của những con “Tàu không số” thời chống Mỹ.

Mở lối cho những nẻo đường thiện

(HBĐT) - Thị trấn Cao Phong chỉ nhỏ hẹp qua vài khúc cua trên quốc lộ 6. Nhưng có thời điểm, số người nghiện ở đây lên đến 25 người. “Người nghiện gia tăng đột biến đã làm cho tình hình ANTT, TTATXH của địa phương trở nên phức tạp...”, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ phòng chống TNXH thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong Dương Đức Định cho biết.

Hạnh phúc khi trở về là chính mình!

(HBĐT) - “Dòng chảy đen” rồi “cơn lốc trắng” quét qua những vùng quê nghèo lam lũ ở huyện Lạc Sơn đã để lại sau nó nỗi đau tột cùng cho nhiều gia đình nông thôn. Giờ đây, những người một thời lầm đường lạc lối đang tìm lại cuộc sống mới của mình trong tình yêu thương của gia đình và cộng đồng.

Ngư phủ bến Lanh

(HBĐT) - Mới bước vào tuổi 25, thế nhưng suốt dải từ bến Lanh thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đến những nơi dân cư trù phú, đông đúc ai cũng biết đến Xa Văn Đức, một ngư phủ có cái “đầu” và cái “tâm” với sông nước trên hồ Hòa Bình.

Phục dựng các lễ hội truyền thống ở Hoà Bình

(HBĐT) - Lễ hội là biểu hiện sinh động, đầy đủ nhất của một nền văn hoá bởi sự hội tụ các nét đặc trưng như: lễ cúng, ẩm thực, trang phục, trò chơi dân gian, ca múa… . Với 38 lễ hội dân gian truyền thống, tỉnh ta được biết là mảnh đất phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Làng "thuốc nam" Quèn Thị

(HBĐT) - Nghề thuốc nam ở Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn có từ bao giờ, không ai nhớ nổi, chỉ biết rằng khi người dân gắn với đất, với núi rừng Quèn Thị này thì hầu như ai ai cũng có thể phân biệt được đâu là cây thuốc lẫn trong bạt ngàn cây lá của rừng xanh. Từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, cứ như vậy, nghề thuốc nam ở Quèn Thị được duy trì đến bây giờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục