Gia đình ông Bùi Văn Hiện có tới 3 đời chăm sóc chùa Khánh và Khu di tích cách mạng

Gia đình ông Bùi Văn Hiện có tới 3 đời chăm sóc chùa Khánh và Khu di tích cách mạng

(HBĐT) - Một ngày đầu tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Thạch Yên - Cao Phong. Bên ấm trà xanh vừa mới hái trong vườn mời khách, ông Bùi Văn Hiện, người trông coi Khu di tích kể cho chúng tôi nghe về khu căn cứ cách mạng và những đổi thay trên quê hương ông.

 

Thạch Yên là một địa danh của vùng đất Cao Phong xưa, theo các Cụ già ở xã Yên Thượng kể lại thì tại nơi này núi rừng vô cùng hiểm trở, chỉ có một con đường độc đạo nhỏ xuyên rừng mới có thể tới được Thạch Yên. Để thâm nhập vào được vùng này phải trèo đèo lội suối, băng rừng gần 20km từ đường 12 cũ (nay là Quốc lộ 6) mất gần cả một ngày đường mới tới được. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, vùng rừng núi này đã biến thành căn cứ địa của các chiến sỹ cách mạng, họ đã dựa vào thế núi rừng hiểm trở và lòng dân nơi đây để xây dựng căn cứ địa cách mạng - một trong bốn khu căn cứ địa của tỉnh Hòa Bình. Không phải ngẫu nhiên mà  những chiến sỹ cách mạng chọn Thạch Yên làm căn cứ địa, ngoài địa hình rừng núi hiểm trở thì Thạch Yên còn có thuận lợi là gần đường số 6, gần dốc Cun vì vậy có thể khống chế được các khu vực này và uy hiếp trực tiếp quân đầu não của địch tại tỉnh lỵ Hòa Bình.

 

Cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc Kỳ phân công đồng chí Vũ Thơ đến tuyên truyền giác ngộ cách mạng đồng bào các dân tộc ở các xã trong vùng, mở đầu cho việc thành lập khu căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên. Đến tháng 7 năm 1945, đồng chí Vũ Thơ – nguyên Bí thư ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái ở Thị xã vào vùng Cao phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại Xóm Ngái, xã Thạch Yên cũ (bây giờ thuộc xã Yên Lập), do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi Chùa Khánh, xã Thạch Yên cũ (nay là xã Yên Thượng). Cùng phụ trách lớp huấn luyện, ngoài đồng chí Vũ Thơ còn có các đồng chí Nguyễn Hòa, Hà Tư Bình trong Ban cán sự Đảng tỉnh. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn, gian kh, nhưng lực lượng cách mạng đi đến đâu cũng được nhân dân đùm bọc chở che. Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng như gia đình Ông Bùi Văn Y ở xóm Đai, ông Bùi văn Hoảnh ở xóm Trang, ông Đặng Chí Viễn ở phố Cun... Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945, đoàn khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần to lớn vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước.

   

Ngày nay khu căn cứ địa Thạch Yên - Cao Phong đã trở thành Khu di tích cách mạng cấp Quốc gia, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận từ năm 1996. Được sự quan tâm của Nhà nước, ngày nay, đời sống của bà con các dân tộc vùng chiến khu xưa đã thay đổi rất nhiều. Chúng tôi đi trên con đường hai bên vàng mượt một màu no ấm của những trái cam trĩu chịt trên cành, những cánh đồng ngô đang vào mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang mơn mởn đang thì con gái, cạnh những nếp nhà sàn truyền thống khang trang là những ngôi nhà xây kiên cố, trường học, trạm xá, trạm viễn thông ngoài Dũng phong khang trang và hiện đại. Chỉ tiếc một điều là do có địa hình hiểm trở dốc đèo, con đường mở bắt đầu từ Yên Lập lên Yên Thượng không trụ nổi với những trận mưa rừng, nên vào mùa mưa khó khăn cho việc đi lại rất nhiều, hiện có hai cây cầu bê tông đang được hoàn thiện trên tuyến đường vào Yên Thượng.

 

Tại chiến khu xưa, sau ngày cách mạng thành công, nhân dân đã xây dựng một ngôi chùa mái lá dưới gốc thông già trăm tuổi, nơi ngày xưa là thao trường huấn luyện của đội du kích, để tưởng niệm những chiến công hào hùng ngày trước mà các bậc tiền bối cách mạng đã xả thân vì nước. Sau khi được Nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử cách mạng, thể theo nguyện vọng của nhân dân, đầu năm 2000, tỉnh đã đầu tư kinh phí xây dựng lại Khu di tích trên ví trí của ngôi chùa lá ngày xưa. Quần thể khu di tích được thiết kế theo kiểu những ngôi chùa đồng bằng mái cong đầu đao, được xây dựng kiên cố, có tường bao xung quanh, nền sân lát gạch đỏ. Toàn bộ khu di tích có ba công trình chính là ngôi chùa lễ  (Tam bảo) được xây cao nhất dưới gốc thông già, phía dưới bậc thang lên chùa chính bên phải là nhà truyền thống, nơi trưng bày những hình ảnh hoạt động của chiến khu xưa, bên trái là nhà bia tưởng niệm, tấm bia được tạc bằng đá liền khối và nhiều cây xanh do các đồng chí lãnh đạo tỉnh trồng trong những dịp về thăm và dâng hương lên chùa. Tổng thể khu di tích khang trang, thoáng đãng, tọa lạc ở một vị trí rất đẹp, được gọi là chùa xóm Khánh hay chùa Khánh. Ông Bùi Văn Hiện là người được xã cử trông coi Khu di tích, trước ông có bố đẻ và ông nội của ông đã từng trông coi nhang khói cho chùa Khánh. Hàng năm có nhiều đoàn khách vẫn về đây dâng hương và nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu về lịch sử của khu di tích cũng vào tận nơi thăm và sưu tầm tài liệu.

    

Chia tay vùng đất lịch sử này, chúng tôi những thế hệ trẻ ngày hôm nay và những thế hệ mai sau mãi mãi trân trọng và biết ơn những chiến sỹ cách mạng, đồng bào các dân tộc Thạch Yên - Cao Phong đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam anh hùng.

 

 

                                                                                    Đức Toàn

 

Các tin khác

Thương binh Nguyễn Văn Tún chăm sóc đàn ngỗng
Chiều buông trên Sông Đà
Ông Tô Hải Nam hướng dẫn với các hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình về nơi những con
Anh Nguyễn Trung Kiên, khu 6, thị trấn Cao Phong đã đoạn tuyệt với ma túy và xây dựng cuộc sống mới trong vong tay yêu thương của cộng đồng

Hạnh phúc khi trở về là chính mình!

(HBĐT) - “Dòng chảy đen” rồi “cơn lốc trắng” quét qua những vùng quê nghèo lam lũ ở huyện Lạc Sơn đã để lại sau nó nỗi đau tột cùng cho nhiều gia đình nông thôn. Giờ đây, những người một thời lầm đường lạc lối đang tìm lại cuộc sống mới của mình trong tình yêu thương của gia đình và cộng đồng.

Ngư phủ bến Lanh

(HBĐT) - Mới bước vào tuổi 25, thế nhưng suốt dải từ bến Lanh thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đến những nơi dân cư trù phú, đông đúc ai cũng biết đến Xa Văn Đức, một ngư phủ có cái “đầu” và cái “tâm” với sông nước trên hồ Hòa Bình.

Phục dựng các lễ hội truyền thống ở Hoà Bình

(HBĐT) - Lễ hội là biểu hiện sinh động, đầy đủ nhất của một nền văn hoá bởi sự hội tụ các nét đặc trưng như: lễ cúng, ẩm thực, trang phục, trò chơi dân gian, ca múa… . Với 38 lễ hội dân gian truyền thống, tỉnh ta được biết là mảnh đất phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Làng "thuốc nam" Quèn Thị

(HBĐT) - Nghề thuốc nam ở Quèn Thị, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn có từ bao giờ, không ai nhớ nổi, chỉ biết rằng khi người dân gắn với đất, với núi rừng Quèn Thị này thì hầu như ai ai cũng có thể phân biệt được đâu là cây thuốc lẫn trong bạt ngàn cây lá của rừng xanh. Từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, cứ như vậy, nghề thuốc nam ở Quèn Thị được duy trì đến bây giờ.

Học chữ để thoát nghèo

(HBĐT) - “Nếu đặt mình vào chỗ của Hà Thị Thắm thì chưa chắc tôi đã có đủ bản lĩnh, nghị lực để vươn lên theo đuổi ước mơ con chữ như em”, cô giáo Lưu Thị Thu Hương, Chủ nhiệm lớp 10A1 trường PTTH Đà Bắc, huyện Đà Bắc đã không ít lần đã dành thái độ cảm phục, trìu mến cho cô học trò nhỏ có khuôn mặt sáng với đôi mắt trong veo đang ngồi ở phía đối diện...

Rừng phòng hộ ở Hiền Lương bị "xẻ thịt"

(HBĐT) - Tiếng chặt, tiếng cưa máy rền rít, tiếng cây đổ rào rạo đã làm cho cánh rừng già Phục Trâu, Nước Mọc thuộc xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc trở thành công trường khai thác gỗ. Lần theo những móng trâu hằn sâu trên con đường mòn độc đạo, chúng tôi xâm nhập rừng già sau một ngày mưa tầm tã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục