Một cây Phay cổ thụ vừa bị lâm tặc cưa đổ.

Một cây Phay cổ thụ vừa bị lâm tặc cưa đổ.

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.

 

Đi vào “điểm nóng”

Để tận mắt chứng kiến cảnh rừng bị sẻ thịt, chúng tôi cùng anh Sùng A Ký, cán bộ Ban Quản lý khu BTTN Hang Kia - Pà Cò vào bản Thung Mặn và Thung ẳng, xã Hang Kia. Đây là “điểm  nóng” của nạn khai thác gỗ trái phép trong thời gian qua. Cả 2 bản đều nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn có nhiều cây gỗ nghiến lâu năm.

 

Con đường vào Thung Mặn, Thung ẳng  toàn đất đá, hoang vu và hiểm trở. Từ QL6 phải mất hơn một giờ đồng hồ vật lộn với con đường chỉ hơn chục km mới đến được điểm nóng này.

 

       

               Gỗ đá sẻ nằm ngổn ngang trong cánh rừng.

 

Trên đường đi, thỉnh thoảng anh Ký dừng lại chỉ cho chúng tôi xem những cây gỗ nghiến, trai bị lâm tặc đốn hạ. Rất nhiều khúc gỗ đã được xẻ vuông vắn chưa mang đi, có những thân cây to 2 người ôm không hết cũng bị cắt đổ. Anh Ký cho biết. tình hình khai thác gỗ vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt là tình trạng khai thác gỗ nghiến, gỗ trai, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm trong khu bảo tồn.

 

Người dân và lâm tặc chỉ khai thác gỗ vào ban đêm, bắt đầu từ 6 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau. Sau  đó, vận chuyển qua bản Táu Nà của xã Cun Pheo theo đường mòn vắt qua núi. Tới đó, họ chở gỗ về bán cho các xưởng cưa xẻ hay chở về xuôi, bất chấp con đường ra khỏi huyện có nhiều điểm chốt chặn của lực lượng kiểm lâm và công an.

 

Nguyên nhân do đâu?

 

Anh Ký cho biết:  Người dân và lâm tặc đua nhau khai thác gỗ; họ được “bảo hộ” bởi tờ đơn xin khai thác gỗ làm nhà. Cả hai bản Thung Mặn và Thung ẳng có tổng cộng hơn 260 hộ dân, mỗi năm có đến cả chục hộ dân xin khai thác gỗ làm nhà và để được khai thác họ phải làm đơn có xác nhận của trưởng bản, UBND xã. Lợi dụng việc này, lâm tặc đã triệt hạ cây rừng, họ lấy cớ giúp gia chủ nhưng thực chất là xẻ gỗ để mang bán kiếm lợi. Hiện nay, giá trị của gỗ nghiến khá lớn nên bọn lâm tặc trở nên liều lĩnh,  hung hãn. Để có thể khai thác, chúng trang bị từ cưa máy đến cả “hàng nóng” để chống lại những người giữ rừng. Nhiều lần, lực lượng kiểm lâm phát hiện, đến ngăn chặn liền bị chúng tấn công lại, mặc dù chưa có ai bị thương tích nhưng mức độ nguy hiểm luôn tiềm ẩn. Cụ thể vào tháng 4/2010, khi lực lượng kiểm lâm tới tịch thu số gỗ vi phạm đã bị đối tượng khai thác gỗ Khà A Chồng dùng các đoạn sắt ngắn ném và cắm chông khiến xe của các anh bị thủng săm phải quay về. Còn ông Khà A Váo, Trưởng bản Thung Mặn cho biết: Trong bản có một số đối tượng làm liều, khai thác nhưng không khai báo với chính quyền nên không thể kiểm soát được, có những trường hợp khi đã cưa đổ cây rồi mới đến khai báo. ông kể: Nửa đêm đang ngủ, bỗng nghe tiếng cây đổ ở rừng. Khi ông cùng mọi người chạy ra chỉ còn lại cây nằm trơ, người chẳng thấy đâu. Đến 2 ngày hôm sau mới có đối tượng là Hờ A Vàng đến khai báo là đã  cưa cây với lý do  để làm áo quan cho bố mẹ. Cũng theo ông Váo, tình trạng khai thác gỗ đã diễn ra từ tháng 8/2009 và thời điểm lâm tặc khai thác mạnh nhất là vào tháng 7/2010.

 

Một số người dân cho rằng,  khi được xác nhận của UBND xã, họ có thể khai thác bất kỳ cây gỗ nào thay vì phải được kiểm lâm địa bàn chỉ cho họ những cây được khai thác. Anh Ký cho biết thêm, để làm được ngôi nhà sàn gỗ 3 gian phải cần tới 10 m3 gỗ, vì vậy nếu không phát hiện, xử lý kịp thời, chỉ cần trong 5 ngày là người dân có thể khai thác đủ số gỗ họ cần, bởi họ có sự “trợ giúp” đắc lực của cưa xăng.

 

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

 

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu, trong năm 2010, đã phát hiện 67 vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện. Trong đó có 16 vụ khai thác rừng trái phép, 38 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, 11 vụ chế biến, cất giữ trái phép lâm sản; thu hồi hơn 53, 059 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Anh Ký cho biết, tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, trong năm 2010, các anh đã phát hiện, xử lý 12 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.  Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2011 đã thu giữ được hơn 2 m3 gỗ các loại. Ngày 7/3/2011, lực lượng kiểm lâm đã thu giữ được 12 thanh gỗ nghiến và xe máy  của lâm tặc. Thời điểm lâm tặc khai thác mạnh nhất vào tháng 7/2010, chỉ trong một đêm, từ 6 giờ tối đến 3 giờ sáng đã có 10 cây gỗ nghiến quý bị cưa đổ.

 

Trao đổi về thực trạng khai thác rừng trái phép, ông Hà Công Khuyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu xác nhận: Đúng là có tình trạng người dân khai thác rừng trái phép. Tuy nhiên, khai thác với diện tích bao nhiêu, không thể thống kê được vì người dân chỉ khai thác chọn lọc những cây gỗ quý, có giá trị, không triệt hạ rừng ào ạt, điều này cũng gây không ít khó khăn cho kiểm tra, quản lý. Để tăng cường công tác kiểm tra, quản lý rừng, các bản cũng đã thành lập Đội bảo vệ rừng do trưởng bản làm đội trưởng. Tuy nhiên, trong cuộc chiến không cân sức “lực bất tòng tâm” với 5 người trong đội bảo vệ, không phương tiện và không chức năng, trong khi rừng rộng lớn, lâm tặc hoạt động tinh vi nên họ đành bó tay. Việc duy nhất họ có thể làm là phát hiện và báo lại với cơ quan chức năng. Nhưng đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, khi lực lượng đến nơi, mọi thứ lại yên ắng  như chưa có chuyện gì xảy ra và khi lực lượng kiểm lâm rút đi, rừng lại bị phá.

 

Theo ông Hà Công Khuyên, để ngăn chặn tình trạng phá rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, ngoài lực lượng kiểm lâm là nòng cốt cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành cùng hệ thống chính trị ở cơ sở.

 

 

                                                                               Thanh Tuyền

 

 

Các tin khác

Cổng thành phía Tây thành cổ vẫn còn khá nguyên vẹn
Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.
Trong những năm qua lực lượng công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm vụ buôn bá, vận chuyển ma tuý.
Cọn nước suối Chiềng, xóm Bon, xã Tân Minh(Đà Bắc) phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

Chuyện về những thầy thuốc mặc áo lính

(HBĐT) - Ân cần trong từng lời nói; nhẹ nhàng, cẩn trọng và chính xác trong từng động tác; tỉ mỉ chăm chút tới từng người bệnh... Đó chính là những điều mà người ta thường thấy ở những người thầy thuốc mặc áo lính giữa đời thường.

Thân thương màu áo trắng

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân Tân Mão chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy khi đâu đó không khí Tết vẫn còn núi kéo lòng người thì nơi đây vẫn là không khí làm việc bận rộn của đội ngũ y, bác sỹ hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giữ bình yên nơi đại ngàn

(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.

Dấu ấn người lính giữa thời bình

(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.

Lên miền cao gió núi Tự Do

(HBĐT) - Ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hôm nay lại là một ngày nắng ấm áp lạ thường. Nắng vàng như mật ong đổ tràn xuống thung lũng mùa xuân. Những bóng lá bên sườn non kia xanh óng ả màu ngọc bích. ở xóm Kháy (trung tâm xã), đội văn nghệ đang tập đi, tập lại bài xắc bùa rộn ràng chuẩn bị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tiếng hát của các nam thanh, nữ tú hoà cùng tiếng cồng chiêng vang vọng bài ca ngày mới nơi vùng cao.

Mai Hịch - đêm đêm không còn tiếng “cọp trêu người”

(HBĐT) - Đến bây giờ, chúng tôi cũng chẳng hiểu và cũng chẳng thể nhớ nổi điều gì đã thôi thúc hơn chục thanh niên choai choai ở cái thời ngồi trên ghế nhà trường bậc PTTH đạp xe 80 km từ Hoà Bình lên Mai Châu trong tiết trời chớm bước vào xuân. Giờ ngẫm lại thấy mình thật ngây thơ khi cứ nghĩ lên Mai Châu mùa xuân ấy rồi về Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục