Kể từ khi chuyển đổi, đưa cây "ngô bộ đội" vào sản xuất, người dân xã Bắc Sơn ( Tân Lạc) đã không còn bị đói trong mùa giáp hạt.
(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.
Góp sức sưởi ấm lòng dân nghèo
Tết Nguyên đán Tân Mão vừa qua, đối với hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục là một cái Tết đầm ấm. Bởi ngay trước thềm năm mới, cán bộ chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh đã trích hơn 215 triệu đồng từ nguồn quỹ “Hòm tiết kiệm ủng hộ người nghèo Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mua hơn 1.000kg gạo tặng các gia đình nghèo ở 11 huyện, thành phố. Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh cũng đã tổ chức xây dựng và bàn giao trước Tết 7 nhà tình nghĩa và 1 nhà đồng đội từ sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng và sự đóng góp, ủng hộ của CBCS LLVT tỉnh. Ngoài ra, trong dịp Tết, Ban CHQS các huyện, thành phố đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng hàng trăm suất quà cho người nghèo. Nói về những hành động, việc làm của LLVT tỉnh trong thời gian qua, Thiếu tướng Bùi Đình Phái chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh nhấn mạnh: Đó là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần tương thân tương ái tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây cũng là việc làm thường niên, là bước cụ thể hoá việc “làm theo” CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của CBCS LLVT tỉnh. Bằng những việc làm đó, CBCS LLVT tỉnh đã chung tay góp sức cùng cộng đồng sưởi ấm lòng dân nghèo để có một mùa xuân mới đầm ấm vui tươi. Ông Hà Văn Tăm, Chủ tịch UBND xã Tân Minh (Đà Bắc) phấn khởi cho biết: Trong dịp Tết vừa rồi, Ban CHQS huyện đã tổ chức đến thăm hỏi tặng quà và động viên một số hộ gia đình nghèo trong xã. Sự giúp đỡ, động viên thiết thực và kịp thời đó đã trở thành nguồn lực tinh thần to lớn cho người dân trong xã nói chung và các hộ nghèo nói riêng vươn lên từng bước ổn định cuộc sống. Ngoài tặng quà cho các hộ gia đình nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, thời gian qua bóng áo xanh của những người lính ở Ban CHQS huyện Đà Bắc đã tạo được những dấu ấn sâu đậm và trở nên thân quen và gần gũi đối với người dân ở xã vùng cao còn nhiều khó khăn này. Bởi cho đến nay, Ban CHQS huyện Đà Bắc vẫn đang là đơn vị tổ chức đỡ đầu cháu Hà Thị Thắm là học sinh nghèo hiếu học ở xóm Ênh, xã Tân Minh này từ gần 1 năm nay.
Trên trận tuyến xoá nghèo
Song song với việc thực hiện các hoạt động tình nghĩa, thời gian qua CBCS LLVT tỉnh còn phát huy tinh thần xung kích chung tay xây dựng cuộc sống mới ở những vùng quê nghèo. Bây giờ và có lẽ cho đến sau này nữa người dân ở xã Bắc Sơn (Tân Lạc) vẫn sẽ gọi giống ngô lai năng suất cao mà họ đưa vào canh tác, sản xuất trong vài năm trở lại đây là “ngô bộ đội”. Bởi đây là giống ngô được những người lính mang lên vùng đất khô cằn và khó khăn này trồng thử nghiệm để dần thay thế cây ngô giống thuần cũ và các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Cây “ngô bộ đội” đã dần thay thế các loại cây trồng bản địa và trở thành loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân xã Bắc Sơn. Không chỉ vậy, cây ngô lai cũng đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó khăn này. Từ cây ngô lai, đã có nhiều hộ gia đình trong xã từ nghèo đói vươn lên đủ ăn và có cuộc sống ổn định. Nói về sự đổi thay này, ông Bùi Văn Soan, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn khẳng định: Nếu không có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt là cây ngô lai thì đến nay chưa chắc đời sống người dân xã đã có sự đổi thay như ngày hôm nay. So sánh giữa cây ngô lai với các loại cây trồng bản địa trước đây thì giá trị thu nhập của cây ngô cao gấp 4 - 5 lần, năng suất bình quân đạt 45 - 50 tạ/ha, cá biệt trong quá trình thực hiện mô hình trình diễn có diện tích đã đạt 70 - 80 tạ/ha. Từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cộng với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm bộ mặt nông thôn ở xã vùng cao khó khăn này đã có bước chuyển mạnh mẽ. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong thời gian qua.
Bên cạnh việc giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh đã triển khai một cách có hiệu quả “Đề án xây dựng làng văn hoá Quốc phòng” đã tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới ở những làng bản khó khăn trong toàn tỉnh. Có thể nói đây là một trong những dấu ấn đậm nét nhất của CBCS LLVT tỉnh trong thời gian qua. Đề án này đã tạo được sự đồng thuận nhất trí cao từ cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp và người dân địa phương. Qua gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên, QP - AN được củng cố, giữ vững ổn định. Đồng thời, đã huy động được hàng vạn ngày công lao động của các đơn vị và nhân dân tham gia. Đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tác động tích cực đến đời sống KT - VH - XH, QPAN ở cơ sở. Ngoài ra, phải kể đến việc CBCS LLVT tỉnh phát huy vai trò xng kích làm nòng cốt trong tuyên truyền vận động và trực tiếp giúp đỡ, di chuyển 130 hộ dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) thuộc vùng lòng hồ sông Đà có nguy cơ bị sạt lở về nơi ở mới. Bộ CHQS tỉnh đã huy động lực lượng thường trực, DQTV, DBĐV, cùng với 1 số đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn giúp dân tháo dỡ nhà, bốc xếp, vận chuyển và dựng nhà ở tại khu tái định cư 2 huyện Yên Thuỷ và huyện Lạc Sơn. Trong quá trình di dời đã tặng mỗi hộ 10 kg gạo, quần áo, sách vở cho các em học sinh, huy động toàn bộ nhà bạt làm lều lán cho các hộ ở tạm và 1 số loại phương tiện tham gia vận chuyển, khám chữa bệnh và hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất nhanh chóng ổn định đời sống nơi ở mới. Những việc làm trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân. Đáng chú ý trong năm qua Trung tâm dạy nghề & GTVL (Bộ CHQS tỉnh) đã phối hợp với các ngành và các cấp hội trong tỉnh, tổ chức bồi dưỡng kiến thức KNKL cho 1.450 lượt người là con em các dân tộc, bộ đội xuất ngũ về địa phương; đào tạo nghề cho 4.100 người trong đó có 3.200 bộ đội xuất ngũ; dạy nghề cho con em vùng 135 cho 278 lượt người gồm các ngành học gò rèn, làm chổi chít, chẻ tăm mành…tư vấn xuất khẩu lao động cho 448 bộ đội xuất ngũ; liên kết đào tạo nghề; tư vấn giới thiệu việc làm cho 13 nghìn lượt người trong đó 3.400 người đã tìm được việc làm có thu nhập ổn định trong đó đại đa số là con em các dân tộc thiểu số.
Không thể kể hết nơi các anh đến, việc các anh làm cho những người dân nghèo. Chỉ biết rằng, ở những nơi các anh đến cuộc sống đang từng ngày khởi sắc; trên những vùng sỏi đá khô cằn khi xưa giờ đã xanh mướt một màu “ngô bộ đội” cũng giống như màu xanh áo lính thân quen.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - “Tôi nghĩ, xứ Mường Hoà Bình đã từng có một không gian văn hoá cồng chiêng đậm đà bản sắc. Dù không phải là người Mường nhưng tôi sẽ cảm thấy xót xa nếu đến lúc nào đó, chúng ta tự đánh mất đi cái gọi là không gian văn hoá cồng chiêng Hoà Bình” - Tâm sự của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Bùi Chí Thanh dường như đã “chạm” vào trái tim của những người đang hướng về nguồn cội với một khát vọng lớn lao và chính đáng: “Đánh thức” cồng chiêng để thứ âm thanh linh thiêng của dân tộc có thể ngân vang giữa cuộc sống đương đại của người Mường Hoà Bình.
(HBĐT) - Cách đây vài năm về trước, trên bản đồ du lịch, Hoà Bình chỉ là một điểm đến chưa tạo được sức hút bởi sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng đầu tư cho ngành công nghiệp “không khói” này còn chưa thoả đáng, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế đã tạo ra tâm lý nhàm chán, có người dù mới chỉ lần đầu đặt chân đến đã ngao ngán: Sẽ không trở lại Hoà Bình lần thứ hai! ấy vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, diện mạo du lịch Hoà Bình đã có sự thay đổi đáng kể. Giờ đây, Hoà Bình đang trở thành một điểm đến đầy mê hoặc và cuốn hút.
(HBĐT) - Xuân đã về trên vùng cao Đà Bắc, nhưng dường như mùa đông vẫn ẩn nấp đâu đó trên những cánh đào phai ướt sẫm sương đêm. Khác hẳn với nỗi bâng khuâng của thời tiết lúc giao mùa, phiên chợ vùng cao đã ngập tràn không khí Tết. Khi trời còn tối khiến con gà lười chưa kịp cất tiếng gáy, đồng bào nơi đây đã châm đuốc, í ới gọi nhau đi họp chợ phiên.
(HBĐT) - Chúng tôi cũng không thể ngờ rằng khoảnh đất mà cách đây chưa lâu còn hoang vu, um tùm lau lách, chỉ lưa thưa vài nóc nhà mái gianh mủn mục, bạc phếch vì mưa nắng nay đã trở thành khu dân cư đông vui, trù phú với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đó là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến khu tái định cư mới Mai Sơn ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Về thăm lại Mai Châu trong những giáp Tết, niềm vui lớn nhất đối với chúng tôi là được chứng kiến đời sống đồng bào vùng cao này đang ngày càng khởi sắc.
(HBĐT) - Tháng chạp, nước sông Đà xanh màu ngọc bích. Đứng giữa cây cầu bắc qua dòng sông khỏa tầm mắt, làng chài như một dải lụa nằm nép mình bên bờ kè phía tả ngạn thuộc tổ 4, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình.