Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.
(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.
Tuy vậy, theo thông tin chúng tôi có được, hiện nay, trên địa bàn TPHB đã có 3 lao động trở về từ Li-bi. Cả 3 người đều là công nhân Công ty cổ phần lắp máy 10 (LILAMA10) làm việc tại Ly-bi. Sau hơn 1 tuần về đến nhà, câu chuyện của họ đọng lại là những khoảnh khắc hãi hùng những ngày còn ở bên xứ người trong tình trạng bất ổn gia tăng.
Chuyện kể từ... Li-bi
May mắn hơn nhiều người còn đang mắc kẹt lại ở Li-bi và các nước thứ 3 trong nỗi lo lắng, hoang mang, về đến Việt Nam từ ngày 26/2 nhưng cho đến nay anh Nguyễn Văn Đại, ở tổ 11, phường Thịnh Lang (TPHB) vẫn chưa hết bàng hoàng. Không ai ngờ tình hình bạo loạn lại lan nhanh đến như vậy. Mới ngày hôm trước chúng tôi nghe các cuộc biểu tình trở thành bạo loạn ở Thủ đô Tripoli với hàng chục người chết thì hôm sau đã lan sang các thành phố lân cận và cả thành phố Missuzata nơi chúng tôi làm việc cách thủ đô Tripoli hơn 250km. Để trấn áp các cuộc biểu tình, nhiều trạm kiểm soát quân sự, chướng ngại vật trên đường phố. Tình hình an ninh bất ổn nên chúng tôi chẳng dám ra đường”, anh Đại bần thần nhớ lại. Anh Đại Là một trong 3 công nhân có gia đình sinh sống tại thành phố Hoà Bình trước đó đã có khoảng thời gian hơn 10 tháng làm việc sửa chữa tại nhà máy nhiệt điện Lisco thuộc thành phố Missuzata (Li-Bi). Anh Nguyễn Văn Đại cũng với anh Lương Văn Hà cũng chỉ mới trở lại Li-bi đầu tháng 12/2010. “Ngay sau khi tình trạng biểu tình, bạo loạn làm mất an ninh nghiêm trọng tại các thành phố lớn của Li-bi chúng tôi đã được di tản khỏi công trường từ ngày 22/2 sau đó được chuyển đến sân bay
Mừng - lo ngày đoàn tụ
“Những ngày anh ấy còn ở bên đấy không liên lạc được thường xuyên trong khi đó tình hình bất ổn tại Li-bi liên tục được đưa tin trên tivi làm mình đứng ngồi không yên, ruột gan lúc nào cũng nóng như lửa đốt. Có ngày nghe anh thông báo đang bị kẹt ở sân bay mà không liên lạc được thì lại càng sốt ruột. Đúng là khi nhìn thấy anh ấy đứng ngoài cửa thì mọi người trong nhà mới thở phào nhẹ nhõm”, chị Nguyễn Thị Lơ, vợ anh Nguyễn Văn Đại chia sẻ. Cảm thông với nỗi lo lắng của những người thân trong gia đình, anh Đại bảo: Trong những ngày ăn chực nằm chờ ở sân bay Tripoli cùng với cả vạn người trong tình trạng thiếu thốn đủ bề cùng sự hỗn loạn, bất ổn về an ninh, điện thoại cũng phải dùng dè sẻn vì không có chỗ sạc pin thì ai mà không lo lắng chứ. Còn anh Lương Văn Hà cho rằng: Nếu không có sự quan tâm phối hợp kịp thời giữa Công ty và phía đối tác thì có lẽ đến bây giờ chúng tôi cũng chẳng biết sẽ như thế nào nữa. Chưa biết là đã về được đến Việt
Quả thực, so với hàng nghìn người lao động Việt Nam còn đang bị mắc kẹt ở Li-bi và các nước lân cận thì anh Đại, anh Hà, anh Đạt còn may mắn hơn nhiều. Bởi họ đã được bình yên trở về nhà. Những giây phút hoang mang, âu lo giờ đã ở lại phía sau. Với họ điều quan trọng là cuộc sống trước mắt. Chị Nguyễn Thị Thân, vợ anh Lương Văn Hà chia sẻ: Tôi về nghỉ mất sức từ hơn chục năm nay, cuộc sống của gia đình chỉ trông vào ông ấy. Thời gian ông ấy đi xuất khẩu lao động ở Li-bi về cuộc sống cũng cơ bản ổn định. Bây giờ về nước như thế này chưa biết sẽ như thế nào. Nếu Công ty không bố trí công việc mới ngay và có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì cuộc sống gia đình cũng không thể mãi dựa vào gánh hàng rau của tôi được.
Trở về từ vùng chiến sự, những người lao động như anh Đại, anh Hà và hơn 40 người lao động của tỉnh sang làm việc tại Li-bi theo các công ty xuất khẩu lao động lại đứng trước nỗi lo mưu sinh. Với những người như anh Đại, anh Hà thì có lẽ cuộc sống trước mắt không có nhiều điều phải lo. Nhưng với những người lao động nghèo trở về từ Li-bi thì trước mắt họ là những món nợ không nhỏ cho chuyến đi xuất ngoại. Thế nên, ngày về cũng là mừng đoàn tụ cùng với nỗi lo nợ nần.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.
(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.
(HBĐT) - Ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hôm nay lại là một ngày nắng ấm áp lạ thường. Nắng vàng như mật ong đổ tràn xuống thung lũng mùa xuân. Những bóng lá bên sườn non kia xanh óng ả màu ngọc bích. ở xóm Kháy (trung tâm xã), đội văn nghệ đang tập đi, tập lại bài xắc bùa rộn ràng chuẩn bị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tiếng hát của các nam thanh, nữ tú hoà cùng tiếng cồng chiêng vang vọng bài ca ngày mới nơi vùng cao.
(HBĐT) - Đến bây giờ, chúng tôi cũng chẳng hiểu và cũng chẳng thể nhớ nổi điều gì đã thôi thúc hơn chục thanh niên choai choai ở cái thời ngồi trên ghế nhà trường bậc PTTH đạp xe 80 km từ Hoà Bình lên Mai Châu trong tiết trời chớm bước vào xuân. Giờ ngẫm lại thấy mình thật ngây thơ khi cứ nghĩ lên Mai Châu mùa xuân ấy rồi về Mường.
(HBĐT) - Mỗi khi có dịp đi qua Kỳ Sơn, chúng tôi đều ghé thăm Trung tâm Bảo trợ xã hội. Mùa xuân đang đến trong từng nhà, mùa xuân hiển hiện ở những nhịp phách của đời sống và mùa xuân rạng ngời trên nét mặt của những em thơ ở Trung tâm BTXH tỉnh.
(HBĐT) - Một buổi tối tràn ngập trăng, sao (năm 2007), tôi được một người bạn trong giới hoạ sỹ mời đến Vũ Gia Sử Quán - một quán cà phê nằm sâu trong ngõ nhỏ thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) với lời giới thiệu: Đây là quán cà phê của Hiếu “Mường”, tên thật là Vũ Đức Hiếu, dân tộc Kinh, một hoạ sỹ có những đam mê cháy bỏng đối với nền văn hoá Mường.