Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.

Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

 

Qua nỗi sợ đến... nỗi lo

 

“Chỉ khi đặt chân xuống đến sân bay Nội Bài, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm, biết là mình còn sống để trở về nhà”, niềm vui đoàn tụ vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt góc cạnh đen sạm nắng gió ở nơi xứ người của người đàn ông ngồi trước mặt đã làm chúng tôi tin cảm giác đó là thật. Tính ra, cuộc chạy loạn của những lao động ở Kim Bôi cùng hàng nghìn người lao động trong cả nước từ Libi về nước kéo dài trong khoảng 15 ngày. “Đó là 15 ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời, lúc nào cũng có cảm giác sợ hãi, luôn sống trong cảnh thiếu thốn khổ sở. Hàng nghìn con người phải dè sẻn thức ăn, nước uống cho từng ngày”. Anh Quách Văn Hưng, một lao động từ Libi về cho biết. Theo thông tin chúng tôi nhận được, tính đến ngày 13/3, trên địa bàn huyện Kim Bôi đã có 15 người lao động từ Libi về đến địa phương, ngoài 13 người ở xã Hợp Kim còn có 2 người ở xã Bắc Sơn và 1 người đang trên đường về bằng tàu biển.   

 

“Ở một xã nghèo, ruộng đất ít, không có ngành nghề phụ như ở Hợp Kim  nếu không đi làm ăn xa, chỉ còn cách đi xuất khẩu lao động theo diện lao động phổ thông. Tuy thu nhập thấp nhưng so với ở nhà cũng còn khá hơn. Ít nhất sau 2 năm đi xuất khẩu lao động cũng dành được tí vốn về làm ăn” Trưởng Công an xã Hợp Kim Bùi Đăng Ninh nhấn mạnh. Chung quan điểm, suy nghĩ đó nên ở thời điểm từ giữa đến cuối năm 2010, ngoài anh Hoàng Ngọc Thanh, cả xã Hợp Kim có đến 17 người tham gia đi xuất khẩu lao động ở Libi, trong đó có 3 người về nước trước khi xảy ra bất ổn chính trị. Số này tính trên địa bàn toàn huyện Kim Bôi cũng có trên dưới 20 người đi xuất khẩu lao động tại Libi. Trong đó, riêng nhà anh Thanh có đến 3 người, ngoài anh Thanh còn có anh Hoàng Đình Thiện sinh năm 1967, em trai và Hoàng Thế Đạt, sinh năm 1985, là cháu ruột. “Vì là lao động phổ thông nên qua bên đấy làm việc, so với lao động có nghề thấp hơn nhiều nên từ khi sang bên đấy đến khi phải chạy về nước do tình hình chính trị bất ổn là 7 tháng nhưng cũng chỉ gửi được tiền về nhà trả nợ được 2 - 3 lần, mỗi lần cũng chỉ được vài triệu đồng, chẳng thấm vào đâu. Về nước nửa chừng như thế này, chẳng biết làm gì để trả nợ tiền vay anh em, bè bạn để đi”. Anh Hoàng Ngọc Thiện ngán ngẩm.

 

Tay trắng gánh nợ nần

 

Đó là thực trạng chung của hầu hết số lao động trở về từ Libi của huyện Kim Bôi bởi hầu hết số lao động đi xuất khẩu lao động về nước sau khi xảy ra bất ổn chính trị tại Libi đều thuộc diện hộ nghèo như ở xã Hợp Kim trong số 14 người đã về nước thì có đến 12 người thuộc diện hộ nghèo. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng không khó nhận ra phía sau niềm vui đoàn tụ là cả một gánh lo trĩu nặng vì nợ nần chồng chất. Đó là tâm trạng chúng tôi cảm thấy rõ ở những người như anh Hoàng Ngọc Thanh, Hoàng Đình Thiện, Quách Văn Hưng. Sang Libi từ tháng 8/2010, sau 7 tháng làm việc tại công trường xây dựng những người lao động này còn chưa kịp gom góp tiền gửi về gia đình để trả nợ. Sau hơn 1 tuần về nước, đến bây giờ, những người lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi vẫn không biết làm cách nào để kiếm tiềm trả hơn 40 triệu đồng, số tiền vay để đi xuất khẩu lao động. “Giờ về được nhà rồi ruộng đất thì không có, việc làm không, chẳng biết làm gì để trả được nợ”, Anh Thiện không giấu vẻ buồn bã, lo lắng. Cùng chung hoàn cảnh là hộ gia đình nghèo với mong muốn đi xuất khẩu lao động để kiếm chút vốn về làm ăn, anh Quách Văn Thung sinh năm 1974 đã vay mượn của anh em, bạn bè số tiền 50 triệu đồng đầu tư đi xuất khẩu lao động. Nhưng số tiền trên chưa trả được bao nhiêu thì lại xảy ra bạo loạn. “Phải chạy loạn nên hầu như ai cũng như mình, bị mất hết đồ đạc, tư trang. Trên người còn độc bộ quần áo, về đến nhà, trong người còn không có nổi một xu dính túi. Bây giờ chẳng thể ở nhà mãi được, mấy hôm nữa phải kiếm việc gì làm chứ cả nhà chẳng thể trông cậy vào mảnh ruộng mãi được, với lại, món nợ vay mượn cũng đến kỳ phải trả”, Anh Thung buồn bã nói.

 

Trao đổi với chúng tôi về những chính sách hỗ trợ cho người lao động từ Libi về, ông Bùi Dũng Tiển, Phó Phòng LĐTB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Hiện nay cũng chưa thấy có chính sách hỗ trợ từ trên cho những đối tượng đi xuất khẩu lao động tại Libi về nước có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, phòng đang tổng hợp danh sách để khi có chính sách hỗ trợ sẽ căn cứ vào đó để triển khai. Trải qua bao nỗi sợ, đến giờ người lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi nói riêng đang từng ngày khắc khoải trong nỗi lo nợ nần. Đó là sự thật ở những vùng quê nghèo.

 

                                                                                    

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Một cây Phay cổ thụ vừa bị lâm tặc cưa đổ.
Cổng thành phía Tây thành cổ vẫn còn khá nguyên vẹn
Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.
Trong những năm qua lực lượng công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm vụ buôn bá, vận chuyển ma tuý.

Những chiếc cọn nước miệt mài giữa núi rừng Đà Bắc

(HBĐT) - Với lợi thế nhiều mặt trong phát triển KT-XH, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đời sống của bà con huyện vùng cao Đà Bắc đang từng ngày đổi thay . Nhưng còn một góc khác có giá trị về văn hóa, về tập quán truyền thống vẫn không hề mai một mà ngày đêm đang song hành cùng người dân nơi đây tạo nên bản sắc rất riêng của Tây Bắc, đó là những cọn nước đang rì rầm bên suối, miệt mài mang dòng nước mát cho đồng ruộng. Không chỉ là nông cụ sản xuất tiện ích, những cọn nước còn là hình ảnh vô cùng quen thuộc của bản làng, nét đặc trưng của đồng bào Dao, Tày, Mường nơi đây.

Chuyện về những thầy thuốc mặc áo lính

(HBĐT) - Ân cần trong từng lời nói; nhẹ nhàng, cẩn trọng và chính xác trong từng động tác; tỉ mỉ chăm chút tới từng người bệnh... Đó chính là những điều mà người ta thường thấy ở những người thầy thuốc mặc áo lính giữa đời thường.

Thân thương màu áo trắng

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân Tân Mão chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy khi đâu đó không khí Tết vẫn còn núi kéo lòng người thì nơi đây vẫn là không khí làm việc bận rộn của đội ngũ y, bác sỹ hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giữ bình yên nơi đại ngàn

(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.

Dấu ấn người lính giữa thời bình

(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.

Lên miền cao gió núi Tự Do

(HBĐT) - Ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hôm nay lại là một ngày nắng ấm áp lạ thường. Nắng vàng như mật ong đổ tràn xuống thung lũng mùa xuân. Những bóng lá bên sườn non kia xanh óng ả màu ngọc bích. ở xóm Kháy (trung tâm xã), đội văn nghệ đang tập đi, tập lại bài xắc bùa rộn ràng chuẩn bị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tiếng hát của các nam thanh, nữ tú hoà cùng tiếng cồng chiêng vang vọng bài ca ngày mới nơi vùng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục