Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên giới thiệu về ông bà nhà tư sản Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền.

Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên giới thiệu về ông bà nhà tư sản Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền.

(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.

 

Đi dưới tán là xanh rì của hàng long não nhiều năm tuổi, chúng tôi lên khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở trung tâm khu di tích vừa được khai trương. Gần 200 tài liệu, hiện vật được Bảo tàng cách mạng Việt Nam chuyển giao cho khu di tích phần nào tái hiện lại những sự kiện quan trọng đã diễn ra tại đây: hình ảnh những tờ giấy bạc đầu tiên của chính quyền cách mạng, chiếc giường đơn sơ lưu dấu ấn của Bác. Chúng tôi được nhân viên khu di tích cho biết: Tối ngày 19/2/1947, trên đường đi Thanh Hóa công tác, Bác Hồ đã nghỉ lại ở Chi Nê trong chính căn hầm ở ngôi nhà này. Sau đó, Bác đi thăm nhà ở của công nhân và một số gia đình người Mường ở xóm Đồng Thung.

 

Nửa đầu thế kỷ trước, khu đồn điền có diện tích 12.000 ha này thuộc sở hữu của một dòng họ nổi tiếng người Pháp trong lĩnh vực kinh doanh đồn điền ở Đông Dương: chú cháu nhà Borel. Năm 1943, vợ chồng nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền mua lại đồn điền này với giá 1 triệu đồng Đông Dương. Trong khoảng hơn một năm từ tháng 3/1946 đến tháng 4/1947, đồn điền Chi Nê trở thành nơi in tiền của chính quyền cách mạng Việt Nam và là nơi trú ẩn an toàn cho nhiều cán bộ Đảng như Nguyễn Tạo, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Hiến... Sự ra đời nhà máy in đầu tiên của cách mạng nước ta là vũ khí sắc bén trên mặt trận tài chính, là đòn tâm lý đánh vào kẻ thù.

 

Trong chuyến thăm nhà máy, Bác Hồ đã dặn dò: "Hiện nay, kẻ thù của chúng ta đang tìm các cơ sở kháng chiến như nhà máy này để đánh phá. Các chú phải giữ gìn bí mật".  Không ngoài dự đoán của Bác, vào ngày 22/2/1947, thực dân Pháp đã thả 8 quả bom xuống đồn điền Chi Nê, 2 quả trúng nhà của ông bà Đỗ Đình Thiện. Cơ quan ấn loát bị trúng đạn, kho cà phê và kho vật liệu bị cháy. Nói về sự kiện này, nhật ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến xúc động ghi: "8 giờ đến Chi Nê. Một cảnh tượng mới hiện ra. Một phần nhà cửa đổ nát, khói lửa đương còn nguyên. Ngày 22 hồi 3 giờ 30, 8 chiếc khu trục Pháp tấn công tại khu vực đây, 4 chiếc bắn phá tại Đồng Lãng, 4 chiếc oanh tạc và bắn phá tại cơ quan ấn loát. Tại đây thả tất cả 8 quả bom, 2 quả trúng đích làm hư hỏng nhà ở của vợ chồng anh Đỗ Đình Thiện. Chúng bắn đạn lửa rất nhiều vào cơ quan ấn loát làm cháy kho cà phê và kho vật liệu, thiệt hại khá lớn... Trong cuộc kháng chiến này, sự hy sinh của gia đình Đỗ Đình Thiện đối với quốc gia rất lớn, một sự nghiệp to tiêu tan không mấy chốc".

 

Sau khi nhà máy in tiền bị bắn phá, Bộ trưởng Lê Văn Hiến đã quyết định chuyển nhà máy lên Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tiếp tục in tiền  phục vụ cuộc kháng chiến và kiến quốc. Cả gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện cũng dắt nhau lên Việt Bắc, hy sinh cả sự nghiệp hàng ngàn cây vàng để đi theo kháng chiến, điều mà không mấy nhà tư sản nào làm được. Những ngày tháng sống tại Chi Nê vẫn còn để lại dấu ấn đậm nét trong ký ức của nhà toán học, tiến sĩ Đỗ Long Vân, con trai út của ông Đỗ Đình Thiện: Tôi vẫn nhớ rõ buổi sáng chia tay với đồn điền Chi Nê để lên Việt Bắc năm 1947. Hôm đó - tinh mơ, thật đẹp và đượm buồn, dù tôi còn bé tí, lòng không khỏi nao nao, khi sắp phải rời xa (có thể nói là vĩnh viễn) với một nơi gắn bó với những kỷ niệm ấu thơ của mình. Thực sự, đồn điền Chi Nê rất đẹp. Tôi đã về thăm lại sau 52 năm xa cách. Tôi có gặp lại 4 người giúp việc cho gia đình khi xưa. Họ đã già, gặp lại người cũ, họ rất quyến luyến. Tôi còn gặp một người dân đã từng đặt tên con theo tên cha tôi vì kính trọng quý mến nhà tư sản Đỗ Đình Thiện. Tôi vẫn coi Chi Nê là một kỷ niệm thiêng liêng của gia đình một thời đã qua. Tên tuổi của nhà tư sản cách mạng Đỗ Đình Thiện gắn liền với di tích Nhà máy in tiền ở Chi Nê.

 

Để đảm bảo an toàn, các loại tiền sau khi in, cắt, đóng, đếm tại khu đồn điền Chi Nê được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa cất giữ, rồi từ đó mới tỏa đi khắp nơi. Ngôi nhà của gia đình ông Bùi Văn Tình trong xóm được trưng dụng làm kho bạc và toàn bộ việc vận chuyển do tự vệ xã thực hiện, một hoặc hai ngày/lần. Nhân dân xóm Đồng Thung đã nhường nhà, chia sẻ từng bát gạo, bắp ngô cho cán bộ, công nhân Nhà in, tổ chức lực lượng tự vệ cùng Nhà máy canh gác, tuần tra bảo vệ Kho bạc. Từ đây, tháng 8/1946, đồng bạc Việt Nam đầu tiên chính thức phát hành ở bắc Trung bộ. ông Bùi Văn Xin, con trai cụ Bùi Thanh Tình, người đã nhường ngôi nhà xây cho Nhà máy làm kho bạc, vẫn giữ nguyên nếp nhà xây 3 gian. ông cho biết: Ngày đó, đây là ngôi nhà được xây dựng chắc chắn nhất ở khu vực này nên tiền sau khi được in ở nông trường sông Bôi được chuyển lên cất giữ ở đây. Ngôi nhà là kỷ vật thiêng liêng nhất của gia đình.

 

Với những ý nghĩa đó, khu di tích đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia. UBND tỉnh đã có các quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, phục hồi khu di tích. Bà Đinh Thị Bình, PGĐ Khu di tích cho biết: Tổng diện tích toàn khu 15,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng trên 270 tỷ đồng, tiến hành trong 2 giai đoạn. Năm 2010, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Tài chính Việt Nam, công trình được khởi công xây dựng. Đến nay, cơ bản hoàn thành giai đoạn I khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng. Giai đoạn II sẽ tiếp tục hoàn thiện tôn tạo khu vực nhà máy in tiền và kho bạc. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2011, khu di tích đã đón gần 2.000 lượt khách tham quan. Trong thời gian tới, khu di tích sẽ phối hợp để đưa vào liên kết, phối hợp xây dựng với các tour du lịch trong vùng như: thắng cảnh chùa Tiên, Vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, thắng cảnh chùa Hương, suối khoáng Kim Bôi và chùa Hang, Yên Thủy. Không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, Khu di tích nhà máy in tiền đầu tiên tại Lạc Thủy còn là điểm đến hấp dẫn với khách tham quan.

 

 

                                                                            Hoàng Toản

                                                                                 (T.T.V)

 

Các tin khác

Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.
Một cây Phay cổ thụ vừa bị lâm tặc cưa đổ.
Cổng thành phía Tây thành cổ vẫn còn khá nguyên vẹn
Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.

Phòng, chống ma tuý - quyết liệt từ cơ sở

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 932 người nghiện có hồ sơ quản lý ở 105/210 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Những chiếc cọn nước miệt mài giữa núi rừng Đà Bắc

(HBĐT) - Với lợi thế nhiều mặt trong phát triển KT-XH, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đời sống của bà con huyện vùng cao Đà Bắc đang từng ngày đổi thay . Nhưng còn một góc khác có giá trị về văn hóa, về tập quán truyền thống vẫn không hề mai một mà ngày đêm đang song hành cùng người dân nơi đây tạo nên bản sắc rất riêng của Tây Bắc, đó là những cọn nước đang rì rầm bên suối, miệt mài mang dòng nước mát cho đồng ruộng. Không chỉ là nông cụ sản xuất tiện ích, những cọn nước còn là hình ảnh vô cùng quen thuộc của bản làng, nét đặc trưng của đồng bào Dao, Tày, Mường nơi đây.

Chuyện về những thầy thuốc mặc áo lính

(HBĐT) - Ân cần trong từng lời nói; nhẹ nhàng, cẩn trọng và chính xác trong từng động tác; tỉ mỉ chăm chút tới từng người bệnh... Đó chính là những điều mà người ta thường thấy ở những người thầy thuốc mặc áo lính giữa đời thường.

Thân thương màu áo trắng

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân Tân Mão chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy khi đâu đó không khí Tết vẫn còn núi kéo lòng người thì nơi đây vẫn là không khí làm việc bận rộn của đội ngũ y, bác sỹ hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giữ bình yên nơi đại ngàn

(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.

Dấu ấn người lính giữa thời bình

(HBĐT - Thời gian qua với tinh thần luôn gần dân, sát dân, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, những người lính LLVT tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, trở thành một trong những lực lượng đi đầu tích cực tham gia giúp đỡ người dân ở những vùng khó khăn phát triển kinh tế, từng bước xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới. Họ đã đẻ lại những ấn tượng sâu đậm và rõ nét trong lòng dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục