Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình tham gia trồng ngô với nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc)

Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình tham gia trồng ngô với nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc)

(HBĐT) - Vầy Nưa đã thay đổi quá nhiều so với thời điểm tôi đến cách đây hơn 1 năm trước. Khi ấy, chặng đường từ thị trấn Đà Bắc vào trung tâm xã chỉ khoảng hơn chục km nhưng lại là một thử thách đầy ái ngại cho những người mới đặt chân đến và cả những người bản địa dù đã thuộc lòng con đường cheo leo dốc núi. Chúng tôi, những người làm báo Hoà Bình vẫn thường xuyên có mặt ở miền đá núi ấy để xây đắp nghĩa tình từ Hiền Lương cho đến Vầy Nưa.

 

Nghĩa tình xây ở miền đá

 

Cung đường cheo leo dốc núi, sát bên mép nước lòng hồ Hoà Bình qua Hiền Lương vào đến Vầy Nưa là một cung đường khó nhưng đó lại là một cung đường quen thuộc của chúng tôi từ gần chục năm nay. Thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ về việc giúp đỡ các xã ĐBKK phát triển KT-XH giai đoạn 2005 - 2009, cơ quan Báo Hoà Bình (BHB) đã nhận nhiệm vụ giúp đỡ xã Hiền Lương. Khi ấy, Hiền Lương vẫn còn là một xã thuộc vùng lòng hồ ĐBKK của huyện Đà Bắc. Là xã vùng hồ nên trước đây, người dân Hiền Lương luôn phải chuyển nhà theo mực nước ngày càng dâng cao. Những ngọn núi quanh bản xưa kia cao chót vót như chạm tới chân mây, người khoẻ chân phải đi cả buổi mới lên tới đỉnh. Thế nhưng chỉ sau vài lần vén dân chuyển nhà người Hiền Lương đã vượt qua giới hạn ấy và càng lên cao hơn. Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương Xa Văn Chính hồi tưởng: Xưa, người dân Hiền Lương ở dọc theo sông Đà với những doi đất trù phú, màu mỡ. Nhưng thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng bào đã nhường lại nhà cửa, ruộng vườn cho lòng hồ thuỷ điện. Bây giờ, tất cả đã ở sâu dưới hàng trăm m nước. Sau những lần chuyển nhà hầu hết các hộ dân đều trắng tay. Khó khăn chồng lên khó khăn, chỗ ở không ổn định, cái ăn bấp bênh do chưa khai phá được đất canh tác. Nhớ lại khó khăn thời ấy, cụ Hà Viết Sâm ở xóm Ké bảo: Chúng tôi khổ đến nỗi cả cái nghèo, cái đói còn được đong đếm, định hình, định lượng trong từng bữa ăn và trong cả giấc ngủ. Bữa ăn chỉ toàn củ nâu, củ vớn đắng nghẹn mà vẫn phải căn cơ từng bữa. Khi núi rừng còn âm u, đặc quánh màn sương buốt lạnh người dân lại khoác gùi, châm đuốc lầm lũi đi về hướng rừng sâu. Khó khăn ấy cứ đeo đẳng, đồng hành với cuộc sống người dân Hiền Lương cho đến mãi tận những năm 2000. Tính đến thời điểm được BHB tiếp nhận đỡ đầu, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn chiếm đến hơn 60%, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt hơn 1 triệu đồng/năm. Tư duy, nhận thức về phương thức sản xuất mới của người dân vẫn còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế nghèo nàn với phương thức sản xuất tự cấp, tự túc. Đời sống người dân bấp bênh, nhiều hộ còn đứt bữa trong mùa giáp hạt...” - Bí thư Đảng uỷ xã Xa Văn Chính nhớ lại.

 

Trước tình hình đó, ngay khi tiếp nhận đỡ đầu, BBT BHB đã chủ động cử cán bộ về tìm hiểu tình hình thực tế, xác định rõ những khó khăn trước mắt cũng như về lâu dài. Qua những chuyến công tác thực tế, BBT BHB đã xác định khó khăn lớn nhất của Hiền Lương chính là ở khâu cán bộ. Từ thực tế trên, BHB đã cùng với xã từng bước tháo gỡ khó khăn, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của đội ngũ CB, ĐV, về các thôn, xóm vận động nhân dân tích cực chuyển đổỉ cơ cấu cây trồng - vật nuôi; chuyển đổi tư duy từ phương thức sản xuất tự cấp, tự túc sang SXHH với đưa các giống cây, con mới, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Đồng thời, BHB cũng đã huy động thêm các nguồn lực xã hội chung tay giúp đỡ xã Hiền Lương bằng những việc làm hiệu quả, thiết thực như tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KH-KT, hỗ trợ giống cây, con mới xây dựng mô hình điểm, trình diễn để người dân học tập như mô hình trồng tre Bát Độ, mô hình trồng ngô, nuôi cá lồng... Từ đó đã góp phần từng bước làm chuyển đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người dân. Gặp lại chúng tôi, ông Bùi Văn Hương ở xóm Lương Phong xúc động: Cũng nhờ có sự giúp đỡ đầy nghĩa tình các anh, đến bây giờ, cuộc sống của chúng tôi đã đổi thay nhiều rồi. Bây giờ không còn lo đói nữa, chỉ yên tâm phát triển kinh tế gia đình thôi.

 

Quả thực, đến nay, đời sống người dân, bộ mặt nông thôn của Hiền Lương đã có những tiến bộ vượt bậc. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 8 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển đổi đa dạng theo hướng hàng hoá với các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, năm 2009, Hiền Lương là một trong những xã đầu tiên của huyện Đà Bắc thoát khỏi xã ĐBKK.           

 

Nghĩa tình tiếp nối những nghĩa tình

 

Hoàn thành giúp đỡ xã Hiền Lương, thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ giai đoạn tiếp theo, cơ quan BHB lại tiếp tục cuộc hành trình trên cung đường quen thuộc ấy. Từ Hiền Lương, giờ đến Vầy Nưa. Cũng như Hiền Lương, Vầy Nưa là một trong những xã vùng hồ ĐBKK còn lại của huyện Đà Bắc. Theo ông Bàn Văn Xuôi, Bí thư Đảng uỷ xã Vầy Nưa, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã theo tiêu chí mới là 65%, tính theo tiêu chí cũ vẫn còn 37%. Do điều kiện tự nhiên của xã chủ yếu là đồi núi, đất canh tác ít nên đời sống người dân vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.

 

Ngay từ khi tiếp nhận, triển khai chương trình giúp đỡ xã ĐBKK, cũng giống như ở Hiền Lương trước đây, BBT BHB đã cử cán bộ trực tiếp đến với Vầy Nưa cùng trao đổi, bàn bạc nắm tình hình những khó khăn, vướng mắc để cùng phối hợp, tháo gỡ, giải quyết. Những chuyến đi con thoi, những luồng thông tin 2 chiều thường xuyên được trao đổi đã từng bước hình thành những định hướng, xây dựng chương trình hành động, việc làm cụ thể để BHB giúp đỡ xã Vầy Nưa tích cực, hiệu quả nhất, góp phần tạo bước chuyển biến mới trong nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền trong phát triển KT-XH  - Đồng chí Đinh Văn ổn, TBT BHB nhấn mạnh. Có thể nói, bằng mọi nguồn lực sẵn có và trở thành cầu nối, Báo Hoà Bình đã huy động hiệu quả sự giúp đỡ của các ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến với người dân Vầy Nưa. Từ năm 2009 đến nay, ngoài những chuyến thăm, tặng quà cho người nghèo, học sinh nghèo, BHB đã phối hợp với Trung tâm KN-KL tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hàng trăm lượt người dân. Đặc biệt, mới đây, BHB đã hỗ trợ gần 3 tạ ngô giống chất lượng cao giúp hộ nghèo trong xã. Ngoài ra, Báo Hoà Bình còn tặng 10 bộ bóng chuyền cho thanh niên 10 chi đoàn của xã. Với tổng trị giá gần 20 triệu đồng, số tiền này được trích từ quỹ phúc lợi và đóng góp ủng hộ của CBCNVC - LĐ BHB. Xúc động trước những việc làm đó, già làng Bùi Văn Mạnh ở xóm Trà Ang cho biết: Chúng tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả và thiết thực của cơ quan BHB. Tôi tin rằng, sự giúp đỡ này sẽ là nguồn động viên để người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo.

 

Nói về hiệu quả của chương trình giúp đỡ các xã ĐBKK trên địa bàn huyện trong những năm qua, Bí thư Huyện uỷ Đà Bắc Nguyễn Tiến Sinh cho rằng: BHB là một trong những đơn vị thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh uỷ. Sự giúp đỡ đó đã trở thành tiền đề vững chắc để người dân từng bước vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới ở những xã ĐBKK.

 

Về phần mình, đồng chí Đinh Văn ổn, TBT BHB khẳng định: Đến với những vùng đất nghèo, anh em CB-CNVC BHB chỉ có nghĩa tình và mong muốn xây dựng, vun đắp nghĩa tình. Đó là cái nghĩa tình của những người anh em trên tinh thần lá lành đùm lá rách. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm xã hội của BHB với người nghèo trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                               Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên giới thiệu về ông bà nhà tư sản Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền.
Trở về từ Libi, anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) tiếp tục mưu sinh với nghề bán hàng rong.
Một cây Phay cổ thụ vừa bị lâm tặc cưa đổ.
Cổng thành phía Tây thành cổ vẫn còn khá nguyên vẹn

Lao động trở về từ Ly-bi: Mừng - lo ngày đoàn tụ

(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.

Phòng, chống ma tuý - quyết liệt từ cơ sở

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 932 người nghiện có hồ sơ quản lý ở 105/210 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Những chiếc cọn nước miệt mài giữa núi rừng Đà Bắc

(HBĐT) - Với lợi thế nhiều mặt trong phát triển KT-XH, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đời sống của bà con huyện vùng cao Đà Bắc đang từng ngày đổi thay . Nhưng còn một góc khác có giá trị về văn hóa, về tập quán truyền thống vẫn không hề mai một mà ngày đêm đang song hành cùng người dân nơi đây tạo nên bản sắc rất riêng của Tây Bắc, đó là những cọn nước đang rì rầm bên suối, miệt mài mang dòng nước mát cho đồng ruộng. Không chỉ là nông cụ sản xuất tiện ích, những cọn nước còn là hình ảnh vô cùng quen thuộc của bản làng, nét đặc trưng của đồng bào Dao, Tày, Mường nơi đây.

Chuyện về những thầy thuốc mặc áo lính

(HBĐT) - Ân cần trong từng lời nói; nhẹ nhàng, cẩn trọng và chính xác trong từng động tác; tỉ mỉ chăm chút tới từng người bệnh... Đó chính là những điều mà người ta thường thấy ở những người thầy thuốc mặc áo lính giữa đời thường.

Thân thương màu áo trắng

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân Tân Mão chúng tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy khi đâu đó không khí Tết vẫn còn núi kéo lòng người thì nơi đây vẫn là không khí làm việc bận rộn của đội ngũ y, bác sỹ hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Giữ bình yên nơi đại ngàn

(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục