Km số 0 đoàn tàu “không số” Bến K15 hiện chỉ còn lại những cột bê tông hiên ngang đón gió nơi cửa biển như những nốt nhạc của bài ca chiến thắng.
(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm bến tàu không số dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường của niềm tin chiến thắng.
Huyền thoại một con đường
“Trong lịch sử chiến tranh thế giới từ cổ chí kim, con đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường duy nhất, có một không hai mà chỉ có chỉ đạo chiến tranh ở Việt Nam mới làm được điều đó” - bằng chất giọng sang sảng, chắc nịch của người dân miền biển, ông Tô Hải Nam, nguyên đại tá, Tổng Biên tập Báo Hải quân, nguyên chiến sỹ đoàn tàu “không số” đã mở đầu câu chuyện về tuyến đường huyền thoại và những con tàu “không số” mà cách đây gần 40 năm ông và những đồng chí, đồng đội trực tiếp tham gia. Lịch sử của con đường huyền thoại ấy đã trở thành một thiên anh hùng ca bất tử của dân tộc Việt Nam: “Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng với những con tàu không số là kỳ tích huyền thoại, thiên anh hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi, biểu tượng ngời sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ, sự hy sinh, lòng dũng cảm, ý chí độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của toàn thể nhân dân Việt Nam”. (Lời ghi trên Đài tưởng niệm ở km số 0 đoàn tàu “không số”).
Tại km số không dưới chân đồi Nghinh Phong - bến K15 vào ngày 10/4/1962, chiếc tàu trinh sát đầu tiên rời khỏi bến, sau 4 ngày đêm vượt qua muôn vàn khó khăn, đến ngày 14/4/1962, tàu đã tới được Cà Mau. Như vậy tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã chính thức được thông ngay trước tai mắt của địch để rồi vào đêm ngày 11/10/1962, chiếc tàu vỏ gỗ không số đầu tiên chở 30 tấn vũ khí của đồng bào miền Bắc chi viện cho đồng bào miền Nam đánh Mỹ rời cảng. Giữa rừng cây thâm u ngút ngàn, các đồng chí: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Trần Văn Trà cùng nhiều đồng chí khác đến tận đây giao nhiệm vụ và tiễn tàu đi làm nhiệm vụ. Sau 6 ngày đêm vượt muôn nghìn sóng gió trùng khơi của biển Đông và sự canh gác của kẻ thù ở biển phía Nam, ngày 16/10/1962, tàu đã cập vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn và 30 tấn vũ khí đầu tiên của đồng bào miền Bắc chi viện cho đồng bào miền Nam đánh Mỹ đã tới được nơi mà con đường bộ chưa tới được. Sau chuyến đi thành công đó, tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã chính thức được khai mở nối hai miền Bắc -
Con đường của niềm tin chiến thắng
Dấu tích của bến cảng K15 hiện chỉ còn lại những cột bê tông hiên ngang đón gió nơi cửa biển như những nốt nhạc của bài ca chiến thắng. Năm 1972 mới bắt đầu tham gia phục vụ đoàn tàu không số tại bến K15, dù đã gần 40 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tháng tham gia phục vụ đoàn tàu “không số”, ký ức về một niềm tin chiến thắng vẫn như vẹn nguyên trong ký ức của những người lính năm xưa. “Trong cuộc đời, chúng tôi có một may mắn là được tham gia phục vụ những con tàu “không số” trên tuyến đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển” - ông Hoàng Văn Thiềng, nguyên là chiến sỹ đoàn tàu “không số” cởi mở.
Bến cảng K15 là một trong những bến cảng cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 15 của T.ư Đảng. Do vậy, tại đây, những người lính như ông Tô Hải Nam, Hoàng Văn Thiềng và hàng nghìn, hàng vạn người lính, đồng đội của họ cũng đã trở thành một phần của lịch sử và cũng chính họ là người làm nên lịch sử, viết nên câu chuyện về một con đường huyền thoại, con đường vận tải biển mà chỉ duy nhất có ở Việt Nam - con đường của niềm tin chiến thắng. “Chỉ mất có 6 ngày, hàng chục, hàng trăm tấn vũ khí từ bến K15 đã được đưa đến tay đồng bào, chiến sỹ ở những nơi rừng biếc, đầm lầy, những nơi xa xôi chưa có đường bộ. Thế mới thấy được vai trò và ý nghĩa của con đường vận tải biển” - ông Hoàng Văn Thiềng nhấn mạnh. Như để minh chứng rõ hơn, ông Tô Hải Nam so sánh: Bản thân tôi cũng đã từng hành quân đường bộ ở đường Trường Sơn. Chúng tôi đeo 2 viên đạn B40 vào được đến chiến trường Quảng Trị mất 3 tháng, vào chiến trường Quân khu 5 mất 4 tháng và vào chiến trường Lộc Ninh (Tây Ninh) mất 6 tháng. Nhưng trên con đường đó đã phải ăn mất bao nhiêu balô gạo, bao nhiêu trạm giao liên phục vụ, phải hứng bao nhiêu trận bom đạn của kẻ thù mới mang được 2 viên đạn vào đến chiến trường miền
Với vai trò, vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước nhưng tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển luôn vô hình trước sự sục sạo của kẻ thù. Năm 1972, khi giặc Mỹ cho máy bay leo thang ném bom miền Bắc, chúng còn đưa cả máy bay B52 thực hiện các chiến dịch “rải thảm” bom đạn. Trong đó, Hải Phòng là một trong những trọng điểm bắn phá, là “túi bom” của địch. Nhưng từ bến K15, những chuyến tàu không số vẫn lặng lẽ rời bến chở vũ khí vào
Cùng với con đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành những huyền thoại trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Đó cũng là con đường của niềm tin chiến thắng.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Khu du lịch Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi) gắn với những huyền thoạt văn hóa đất Mường mang lại những cảm nhận tốt đẹp trong lòng du khách.
(HBĐT) - “Hôm nào cũng vậy, các em phải đi học từ lúc tờ mờ sáng. Mấy em trên một chiếc thuyền nan, thay nhau chèo lái. Nhiều hôm thời tiết xấu, đang chèo thuyền giữa hồ, gặp mưa giông, các em đành phải vào bờ trú ẩn, nên bị muộn học” - Cô giáo Ninh Thị Lý (chủ nhiệm lớp ghép 4,5 chi tiểu học xóm Vôi, xã Thái Thịnh - TPHB) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé của mình.
(HBĐT) - Bao đời nay, nhiều hộ đồng bào Mông ở những xóm xa trung tâm xã Pà Cò (Mai Châu) sống lầm lũi trên núi cao. Họ trồng ngô, sắn và dựa vào rừng mà sống. Đất trồng không lên ngô, sắn thì tìm chỗ đất khác canh tác. Mấy năm nay, cuộc sống của họ đã đổi thay. Họ đã về sống thành bản biết đến điện, tivi, xe máy, đường bê tông, nước sạch...
(HBĐT) - Đi học ngày 3 buổi, lịch học kín mít chỉ trừ giờ ăn và ngủ. Khi tới trường, những cô, cậu trò nhỏ bước đi xiêu vẹo vì phải mang trên mình chiếc cặp sách quá nặng. Đó là tình trạng phổ biến ở chốn thành thị nói chung và TPHB nói riêng, đặc biệt là bậc tiểu học và THCS.
(HBĐT) - Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình là doanh nghiệp đến khá sớm theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh Vũ Duy Bổng - người chèo lái con thuyền An Thịnh mang lại cảm giác thân thiện, nồng ấm đậm chất doanh nhân đã quy tụ được sức mạnh của tập thể triển khai bước đi bài bản và quyết liệt vì mục tiêu kinh doanh hiệu quả và thiết thực đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, việc này đã trở thành cái nghề của nhiều người dân trên các làng quê nghèo, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu qua đi, những búp măng bương đã bắt đầu chuyển thành cây, mọc ra những cành lá to, dài, ở nhiều làng quê, những người dân lại tất tưởi chuẩn bị đồ nghề để bắt đầu với công việc mới, nghề lấy lá bương.