Nhà giáo ưu tú Phùng Văn Miều trân trọng bằng danh dự do Hội Hữu nghị Xô - Việt trao tặng.
(HBĐT) - Còn nhớ, nhân kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga cách đây vài năm, khán giả VTV lần đầu được biết tới bài hát “Tiếng Nga mãi cùng ta” do 2 giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, 2 nhạc sĩ nghiệp dư: Phan Văn Bích và Lê Văn Nhân trình bày. Giai điệu thiết tha cùng ngôn từ trong sáng, dễ cảm nhận, bài hát đã được nhiều khán giả yêu thích, nhất là những người từng học, từng yêu tiếng Nga một thời.
“Kìa ai đang say sưa theo tiếng Anh, hay tiếng Pháp/ Còn tôi yêu say tiếng Nga như cuộc đời tha thiết/ Giục ta đi xây tương lai sáng ngời ước mơ/ Yêu sao câu thơ ngân nga thắm tình Puskin... Đừng nói, đừng nói từ biệt, bạn quý của ta/ Đừng nói câu từ biệt/ Mãi mãi tiếng Nga cùng ta...”.
Sau này, qua dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet, bài hát này còn được sinh viên nhiều trường đại học, nhiều cá nhân hát và tải lên mạng. Tiếng Nga... từng có một thời hoàng kim rực rỡ...Những ai có “cơ duyên” đối với tiếng Nga đều có tình yêu đặc biệt dành cho sinh ngữ này. Những năm 70-80 của thế kỷ XX, không mấy người từng khoác áo sinh viên lại không học, không biết tiếng Nga - ngôn ngữ của cách mạng Tháng Mười vĩ đại, của đất nước Lê-nin và Liên Xô (cũ) hùng cường. Tiếng Nga có một đời sống, một không gian khá đặc biệt, từ KTX sinh viên, giảng đường đại học đến hiệu sách, thư viện và được hiện hữu bằng bài học, bài hát, bài thơ, hoạ báo Liên Xô, phim ảnh. Có tuổi thơ nào không say mê với những tập phim truyện màu của Liên Xô chiếu tại các sân cỏ quê nhà. Sinh viên các trường đại học ở gần trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội thỉnh thoảng lại được gặp những nhóm sinh viên mới, theo học tiếng Nga (lưu học sinh tiếng Nga) để chuẩn bị sang Liên xô du học. Trong những cuộc liên hoan chia tay bạn cũ để lên đường đi du học, họ đã hát những bài ca của đất nước Việt
Học sinh lớp chuyên Nga (trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) ôn lại truyền thống giảng dạy, học tập của thầy, trò thế hệ đi trước.
Việt Nam và Liên xô (cũ), Hoà Bình và người Nga, tiếng Nga... là điều mà những năm 70, 80 của thế kỷ trước, mọi điều tưởng như vẫn còn như hôm qua. Nhà máy thủy điện Hoà Bình, nơi hàng ngàn lượt chuyên gia Liên Xô gắn bó suốt từ năm 1979-1994. Tổng công trình sư Bô-ga-tren-cô và những cái tên khác từng được vang lên trong những đợt lấp sông, khánh thành tổ máy thuỷ điện. Làng Nga bên sông Đà (thuộc phường Hữu Nghị) có gần 100 toà nhà đẹp, kiên cố - nơi những gia đình chuyên gia sinh sống là không gian thu nhỏ của nước Nga. Trên những con đường Thịnh Lang, chợ Phương Lâm..., hình ảnh những cô bé Na-ta-sa, Vô-va đi chợ cùng cha, mẹ mỗi sáng chủ nhật cùng những âm thanh Nga Khơ-ra-xô, đa, đa, nhét, nhe nghe đến quen tai của bao người. Ngày đó, ngôn ngữ Nga có một đời sống mạnh mẽ... Những dòng chữ Nga xen lẫn những dòng chữ Việt được thấy ở những thành xe, xưởng thợ, khu công nhân... Có thể Bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau nói về những người thợ sông Đà sát cánh cùng những người bạn Nga làm nên dòng sông ánh sáng...Cũng ở ngay phía chân đập Nhà máy thuỷ điện, từ năm 1982, lớp chuyên Nga đầu tiên của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cũng như của tỉnh Hà Sơn Bình cũ) được hình thành. Một nhân vật đặc biệt của các thế hệ chuyên Nga - thầy Phùng Văn Miều (nhà giáo ưu tú) vẫn không thể quên không khí học tiếng Nga những ngày đó. Thầy nhớ lại: Các em học sinh chuyên Nga có nhiều điều kiện để trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Nga. Những buổi giao lưu với học sinh Nga, dịp lễ kỷ niệm của 2 nước, thầy, trò chúng tôi được sống trong không gian tiếng Nga thật ấn tượng. Không chỉ là tình yêu dành cho tiếng Nga mà còn là tình cảm dành cho đất nước Lê Nin vĩ đại đã sát cánh cùng Việt
Tiếng Nga tuy không còn thời đỉnh cao rực rỡ nhưng không bao giờ vắng bóng trong cuộc sống thường ngày, ít ra là của những học sinh chuyên Nga hay của những lưu học sinh Liên Xô dạo đó bởi câu hát “Đừng nói câu từ biệt/Tiếng Nga mãi mãi cùng ta... vẫn vang mãi trong lòng...
(HBĐT) - Doanh nghiệp, doanh nhân- những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế thời bình với trách nhiệm vì cộng đồng cao cả vì mục tiêu an sinh xã hội. Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, ghi nhận và trân trọng những đóng góp sự đóng góp đắc lực của giới doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời là dịp để tôn vinh cộng động doanh nghiệp, doanh nhân phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.
(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, nghề chính của gã không phải làm nông nghiệp nhưng những người dân nghèo ở xã Phú Thành và cả huyện Lạc Thủy vẫn coi gã như một “thần nông”. Điều đó đã được minh chứng và khẳng định bởi giải thưởng “Sao Thần Nông” mà gã là một trong số rất ít người ở tỉnh được trao tặng: Gã là Nguyễn Cao Kỳ ở xóm Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Khu du lịch Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi) gắn với những huyền thoạt văn hóa đất Mường mang lại những cảm nhận tốt đẹp trong lòng du khách.
(HBĐT) - “Hôm nào cũng vậy, các em phải đi học từ lúc tờ mờ sáng. Mấy em trên một chiếc thuyền nan, thay nhau chèo lái. Nhiều hôm thời tiết xấu, đang chèo thuyền giữa hồ, gặp mưa giông, các em đành phải vào bờ trú ẩn, nên bị muộn học” - Cô giáo Ninh Thị Lý (chủ nhiệm lớp ghép 4,5 chi tiểu học xóm Vôi, xã Thái Thịnh - TPHB) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé của mình.
(HBĐT) - Bao đời nay, nhiều hộ đồng bào Mông ở những xóm xa trung tâm xã Pà Cò (Mai Châu) sống lầm lũi trên núi cao. Họ trồng ngô, sắn và dựa vào rừng mà sống. Đất trồng không lên ngô, sắn thì tìm chỗ đất khác canh tác. Mấy năm nay, cuộc sống của họ đã đổi thay. Họ đã về sống thành bản biết đến điện, tivi, xe máy, đường bê tông, nước sạch...
(HBĐT) - Đi học ngày 3 buổi, lịch học kín mít chỉ trừ giờ ăn và ngủ. Khi tới trường, những cô, cậu trò nhỏ bước đi xiêu vẹo vì phải mang trên mình chiếc cặp sách quá nặng. Đó là tình trạng phổ biến ở chốn thành thị nói chung và TPHB nói riêng, đặc biệt là bậc tiểu học và THCS.