Chị Đặng Thị Thu kiểm tra chất lượng cam Canh.
(HBĐT) - Cao Phong vào vụ cam mới ngọt ngào đầy ắp niềm vui. Suốt dọc đường thị trấn nhuộm vàng sắc cam. Nắng ấm đầu đông chan hòa, ấm áp đem lại những vườn cam trĩu quả vàng xuộm. Thương lái mua hàng rộn rã. Vùng cam hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Cam vàng nặng trĩu được mùa, được giá đang trả nghĩa mồ hôi, công sức người vun trồng.
Năm nay, cam được giá, được mùa.
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Khương Xuân Lịch chia sẻ: Mấy năm nay, người dân Cao Phong giàu lên từ trồng cam. Doanh thu từ cam góp phần nâng thu nhập của bình quân của thị trấn lên 22 triệu đồng/người/năm. Người trồng cam ở thị trấn đạt doanh thu từ 0,5- 3 tỷ đồng có hơn 20 hộ, còn từ 100-500 triệu nhiều vô số. Tính ra, từ trồng cam, người dân thị trấn mấy năm nay có hàng chục xe ô tô đời mới. Phó Chủ tịch Lịch cho biết thêm: Như gia đình tôi chỉ có 3.000 m2 , trồng 150 cây, vụ này cũng thu cỡ 10 tấn, doanh thu khoảng từ 120-125 triệu đồng, trừ chi phí cũng lãi từ 50- 70 triệu đồng. Chúng tôi thấy được sinh khí mới của vùng đất đầy năng động qua lời giới thiệu của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Khương Xuân Lịch khi đi thăm một số gia đình trồng cam. Chị Đặng Thị Thu (gia đình Thu- Luyện) ở tiểu khu 2 là một trong tốp đầu những gia đình trồng cam quy mô lớn của thị trấn. Gia đình chị có tới 7 ha cam các loại, trong đó có 2 ha đã đi vào kinh doanh, mấy năm nay, doanh thu đều đặn 1,5 tỷ đồng. Trúng cam vụ trước, chị vừa tậu một xe ô tô mới giá 32.000 USD. Chúng tôi gặp chị tại vườn cam 3.000 m2 với chủ yếu là cam Xã Đoài và cam Canh. Năm nay, quả sai trĩu sà xuống sát mặt đất. Chị Thu tíu tít điện thoại trả lời thương lái đặt hàng tại vườn. “Trồng cam vất vả. Vào vụ là phải ăn cơm đứng. Gia đình mới trồng cam từ năm 2009. Khi bắt tay vào trồng cam thì đất đã hết phải mua lại những khu vực cằn cỗi, nhiều sỏi đá rồi cải tạo. Ở vườn cam này, chị đã đổ hàng trăm xe đất màu, cao hơn so với mặt bằng ban đầu cỡ 0,3 m, rồi biết bao công sức chăm bẵm, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, phân bón, giống má. Chăm cam chẳng khác con thơ, có thời gian cao điểm lên tới hàng chục người làm, bình thường cũng tới 15 lao động. Riêng tiền phân hóa học cũng lên tới 100 triệu đồng. Tính ra, một đời cam phải đầu tư không dưới 500 triệu đồng/ha nhưng cũng thu về bạc tỷ. Trong nhà có vài chục triệu coi như đã hết. Vụ tới, chị sẽ thu hàng trăm tấn cam” - Chị Thu tâm sự.
Đúng là đối với người dân Cao Phong trồng cam như một sự cứu cánh, thoát khỏi cuộc sống bần hàn để trở thành tỷ phú. Giống chị Thu, phần lớn người trồng cam đã bươn trải đủ nghề, sau đó trụ lại với cây cam và được đền đáp xứng đáng. Đến nay, ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 5 đã có 5 ha cam, trong đó có tới 2 ha kinh doanh. Năm 2009 cho thu tới 2 tỷ đồng. Ông xây nhà cửa đàng hoàng, tiện nghi đắt tiền đủ cả và mua thêm chiếc xe Foture 1,3 tỷ đồng. Ông Tiến cũng phải mua và đầu tư cải tạo đất để trồng cam. Vườn cam của ông giáp với chân núi, nước không có phải đào giếng đưa lên đỉnh núi tưới cam. Công sức đầu tư, chăm bón mấy năm dài đằng đẵng tạo cho vườn cam của gia đình ông xanh mướt, trái cam căng tròn mọng nước, năng suất cao ở trong vùng. Trong trang phục lao động, ông Tiến cười hể hả: Nông dân Cao Phong chẳng thua thành phố. Nhìn vườn cam thẳng tắp chạy dài tới chân núi lấp lánh quả vàng, ông bảo: Chắc chắn năm nay gia đình thu 2 tỷ “đổ ngược”. Với 5 ha đưa vào khai thác, sản lượng ước khoảng 200 tấn, giá bán hiện nay thu không dưới 3 tỷ đồng, tính ra đạt từ từ 300- 400 triệu đồng/ha.
Vụ này, hàng chục gia đình ở Cao Phong thu hoạch cả trăm tấn đem về tiền tỷ như các ông: Tạ Đình Đào, Nguyễn Thế Bình, Đinh Công Bình, Phạm Văn Bình, Nguyễn Văn Sơn... Cam Cao Phong ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội so với các loại cam trên thị trường. Cam Cao Phong bị lép vế cam Vinh, người trồng cam đã thấy được tầm quan trọng của thương hiệu cam Cao Phong đang cố gắng vun trồng. Thực tế cho thấy, nếu có đất, biết đầu tư, chăm sóc chỉ 5 năm, cuộc sống khá giá và giàu có. Quỹ đất Cao Phong đang được tận dụng tối đa để trồng cam.
Lê Chung
(HBĐT) - Còn nhớ, nhân kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga cách đây vài năm, khán giả VTV lần đầu được biết tới bài hát “Tiếng Nga mãi cùng ta” do 2 giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, 2 nhạc sĩ nghiệp dư: Phan Văn Bích và Lê Văn Nhân trình bày. Giai điệu thiết tha cùng ngôn từ trong sáng, dễ cảm nhận, bài hát đã được nhiều khán giả yêu thích, nhất là những người từng học, từng yêu tiếng Nga một thời.
(HBĐT) - Chúng tôi về xóm đạo Tân Thành, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) vào buổi chiều muộn khi bà con giáo dân nơi đây đang chuẩn bị đi lễ nhà thờ. Niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt của từng người dân khi cuộc sống hôm nay đang khởi sắc từng ngày và nhớ về với những tháng ngày lênh đênh sông nước của một quá khứ chưa xa.
(HBĐT) - Chẳng biết đó là may mắn hay là một cơ duyên, khi đến thăm bến tàu không số dưới chân ngọn đồi Nghinh Phong thuộc phường Vạn Hoa, quận Đồ Sơn (Hải Phòng), chúng tôi đã được gặp, trò chuyện và được nghe những nhân chứng sống kể lại câu chuyện huyền thoại về tuyến đường vận tải quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới: đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường của niềm tin chiến thắng.
(HBĐT) - Đồng Nghê, nơi được coi là nơi “rừng thiêng, nước độc” - một trong những địa danh vùng cao, xa nhất của huyện Đà Bắc. Khi nhắc tới nơi này, nhiều người đã phải “ớn lạnh” bởi cái cảm giác xa xôi, cách trở, vất vả khi đến đây.
(HBĐT) - Từ năm 2009 trở về trước, không chỉ người dân sở tại, bất cứ ai có việc phải vào xã Cư Yên, nhất là đến các xóm Rậm, Tốt Yên, Ruộng, Phú Ngọc, Hang Đá, Hang Đồi 1, Hang Đồi 2, Ao Đa, Gò Mỡ, Ao Chúa… đều ái ngại, bởi phải vượt qua những ổ trâu, ổ voi gồ ghề, mưa lầy lội, nắng thì bụi. Hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp đã gây khó khăn lớn cho các phương tiện trong lưu thông và việc đi lại của nhân dân. Ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an toàn giao thông, đời sống của dân cư và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.
(HBĐT) - Doanh nghiệp, doanh nhân- những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế thời bình với trách nhiệm vì cộng đồng cao cả vì mục tiêu an sinh xã hội. Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, ghi nhận và trân trọng những đóng góp sự đóng góp đắc lực của giới doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời là dịp để tôn vinh cộng động doanh nghiệp, doanh nhân phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh.