Cán bộ, đảng viên xã Nam Phong (Cao Phong) trao đổi giải pháp xây dựng nông thôn mới

Cán bộ, đảng viên xã Nam Phong (Cao Phong) trao đổi giải pháp xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Đi trên con đường từ QL6 vào trung tâm xã Nam Phong (Cao Phong) ngập tràn hương hoa trái. Trường học, nhà dân, các công trình hạ tầng ẩn mình trong màu xanh cây lá. Thiên nhiên, khí hậu ưu ái cho đất và người Nam Phong. Người dân đang nắm lấy cơ hội để thoát nghèo và làm giàu.

 

Theo lời giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Đinh Duy Thích, tôi đến thăm xóm Ong I - một trong 3 xóm diện đặc biệt khó khăn của xã. Không như suy nghĩ ban đầu về sự khó khăn chồng chất của vùng trước nguy cơ sạt lở cao. Những năm 2007 - 2008, bất ngờ đỉnh đồi xóm Ong có vết nứt đất, sâu cỡ hơn 1m chạy dài vài km khiến mấy chục hộ dân không yên tâm sinh sống, sản xuất. Thời gian ấy, chỉ cách trung tâm xã khoảng 3 km vậy mà cuộc sống người dân nghèo khó và không ổn định. Xóm Ong xa xôi, cách trở nhất của Nam Phong đã gần lại kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi còn nhớ trong chuyến công tác phản ánh vết nứt núi địa phận xóm Ong gặp các hộ dân, hầu như nhà nào cũng nghèo xơ xác. Mía, sắn và các loại cây trồng ít mang lại hiệu quả cải thiện đời sống. Bán mía được chút ít, nhưng chẳng dám xây nhà vì sợ đất trượt, đồi núi ập xuống.

 

Dự án tái định cư, hỗ trợ sản xuất cho mấy chục hộ dân xóm Ong đã phát huy hiệu quả đầu tư. Con đường bê tông, ngầm tràn thay thế đường đất sỏi xưa kia đã vào tận trung tâm xóm. Nhà văn hóa, chi trường tiểu học, điện lưới được đầu tư đồng bộ. Trưởng xóm Bùi Văn Tới cho biết: Người dân đã cơ bản an cư, chuyên tâm sản xuất. Đất là của cải rồi đấy, bưa bãi bằng, đồi thấp đều ngập tràn màu xanh của mía, khu vực thuận lợi hơn người dân đưa cây có múi vào trồng. Diện tích cả xóm là 120 ha tới nay đã có 60 ha trồng mía các loại.  Xóm Ong nhiều nhà xây kiên cố, hai tầng, có cả hàng quán, dịch vụ... Xóm Có 57 hộ dân, thu nhập bình quân đạt 20 triệu đồng /người/năm. Dù còn hộ nghèo nhưng mức sống người dân nơi đây không còn cách xa các xóm khác.

 

Nam Phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với chăn nuôi từng bước và chắc chắn. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã trên 1.900 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.411 ha. Quỹ đất Nam Phong đang được khai thác hiệu quả để trồng mía và cây có múi là những thế mạnh của xã. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, thủy lợi đang được đầu tư. Đường giao thông vươn tới tận ruộng, thuận tiện cho sản xuất, chăm sóc cây trồng và vận chuyển. Mía Nam Phong ngọt lạ lùng, khách hàng tới tận ruộng thu mua. Giá khá ổn định, thời điểm hiện tại là 6.000 đồng /cây, có năm lên tới 8.000 đồng /cây, tính ra thu trung bình từ 100 - 150 triệu đồng /ha/năm. Mấy năm nay, diện tích cấy lúa đã cơ bản chuyển đổi sang trồng mía, hiện diện tích của toàn xã khoảng 280 ha, đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng / năm. Người dân Nam Phong có tích lũy và bắt đầu chuyển đổi sang trồng cây có múi, loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đòi hỏi đầu tư thâm canh cao. Cả xã đã phát triển được hàng chục ha cây bưởi, cam, chanh. Nhiều hộ gia đình tại Nam Thành, xóm Ong, Nam Thái có thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha từ bưởi, cam. Diện mạo NTM đang hiện hữu ở Nam Phong. Xã đã đạt 13 tiêu chí và đang phấn đấu trở thành xã NTM vào năm 2015. Dự tính năm nay, thu nhập bình quân sẽ đạt 23 triệu đồng /người, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5%. Xã có 6/10 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 3/3 trường học được công nhận đơn vị văn hóa.

 

 

                                                                                  Lê Chung

 

Các tin khác

Cán bộ, kỹ sư Công ty Thủy điện Hòa Bình thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành tổ máy phát điện an toàn. Ảnh: P.V
Từ khi đưa các tổ máy vào hoạt động, Thủy điện Hòa Bình đạt sản lượng điện trên 185 tỷ KWh điện, phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Ảnh: H.T
Chuyên gia nước bạn và các cán bộ, kỹ sư trao đổi kinh nghiệm thi công đường hầm Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: T.L
Cán bộ, chiến sỹ Đoàn 565 thi công công trình bạt xả bờ phải sông Đà  phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. (ảnh: T.L)

Ký ức về công trình thủy điện thế kỷ

(HBĐT) - Nhưng những năm tháng lăn lộn trên công trường thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình vẫn hiện hữu trong ký ức của tôi. Đó là những ký ức không thể nào quên về một công trình mang tầm vóc thế kỷ, một bản hùng ca của tinh thần lao động sáng tạo, sự hợp tác quốc tế cao cả và là mốc son sáng chói trên lộ trình CNH – HĐH đất nước. Công trình vĩ đại này mãi mãi gắn liền với tên tuổi và sự cống hiến của những người thợ sông Đà.

Ngăn chặn tình trạng các phòng khám răng không có giấy phép, hoạt động “chui”

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc răng, miệng của người dân tăng. Các phòng khám răng, nha khoa thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh cũng vì thế mà tăng đáng kể. Bên cạnh những phòng khám răng được cấp giấy chứng nhận hoạt động vẫn còn nhiều phòng khám hoạt động “chui”. Đằng sau những biển hiệu bắt mắt, lời quảng cáo hoa mỹ là hàng loạt những vấn đề cần chấn chỉnh.

Gặp những người “lính” trên công trường thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - 15 năm xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, trong chừng ấy thời gian, “Công trường thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” luôn ầm vang tiếng thi công chạy đua không ngừng với tiến độ. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hàng chục ngàn người “lính” công trường hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm quên ăn, quên ngủ. Họ - những công nhân sông Đà khi xưa đã làm việc hết mình giống như những người lính đã quên mình chiến đấu vì màu cờ của Tổ quốc. Gặp lại họ ngày hôm nay vẫn thấy rạo rực trong trái tim họ niềm tự hào khi nhớ về quãng thời gian đã cống hiến tuổi thanh xuân cho một đại công trình mang tầm vóc thế kỷ: công trình thủy điện Hòa Bình.

Nhiều cơ hội mở ra cho sản phẩm Cam Cao Phong

(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

Cam Cao Phong - Hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Cùng với thời gian, cây cam đã thể hiện được sức sống mãnh liệt trên mảnh đất Cao Phong ngọt lành. Sự gắn kết giữa cây và đất, giờ đây đã mật thiết đến độ khi nhắc đến mảnh đất Cao Phong không thể không nhắc đến sản vật đặc trưng nhất của nơi này: cây cam với vị ngọt thơm đặc biệt được kết tinh từ đất - nước - nắng - gió Cao Phong.

Chuyện kể từ rừng Phu Canh

(HBĐT) - Lâu rồi chúng tôi mới lên thăm lại Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Phu Canh. Trong cái nắng hanh hao cuối thu, những cánh rừng vẫn xanh thẫm, ôm ấp các bản làng của đồng bào Dao, Tày, Mường, che chở cho những ruộng bậc thang đang vào vụ thu hoạch. Anh Đào Hữu Lợi, Trưởng BQL đón chúng tôi với nụ cười rất tươi: Các anh lên thật đúng dịp. Những cánh rừng Phu Canh đang hồi sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục