Với ông Nguyễn Xuân Hiền – Trưởng Ban liên lạc Hội Hưu trí TCT Sông Đà tại Hòa Bình, những tài liệu về quá trình xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình là tài sản vô giá giúp ông nhớ lại thời gian đầy tự hào mà mình đã trải qua.
(HBĐT) - 15 năm xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, trong chừng ấy thời gian, “Công trường thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” luôn ầm vang tiếng thi công chạy đua không ngừng với tiến độ. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hàng chục ngàn người “lính” công trường hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm quên ăn, quên ngủ. Họ - những công nhân sông Đà khi xưa đã làm việc hết mình giống như những người lính đã quên mình chiến đấu vì màu cờ của Tổ quốc. Gặp lại họ ngày hôm nay vẫn thấy rạo rực trong trái tim họ niềm tự hào khi nhớ về quãng thời gian đã cống hiến tuổi thanh xuân cho một đại công trình mang tầm vóc thế kỷ: công trình thủy điện Hòa Bình.
Ông Nguyễn Xuân Hiền (phường Tân Thịnh, TPHB) thuộc lớp người đầu tiên về đây để tham gia xây dựng công trình TĐHB. Năm 1975, khi đó, ông là chàng thanh niên 23 tuổi “sức dài, vai rộng” và tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Từng tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà – đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt
Tham gia trọn vẹn quá trình xây dựng TĐHB từ những ngày đầu chuẩn bị khởi công đến những ngày cuối cùng hoàn thành công trình, ông Nguyễn Xuân Hiền cảm thấy tự hào khi được đóng góp cho một công trình vĩ đại đến thế. Ông nhớ rất rõ: Sáng ngày 6/11/1979, vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga lần thứ 62, dưới chân đồi Ông Tượng, tiếng mìn khởi công công trình thủy điện Hòa Bình vang lên, làm bùng nổ lòng nhiệt huyết của hàng chục nghìn người sẵn sàng tham gia xây dựng. Đây là nhà máy thủy điện có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, trọng trách đặt lên vai họ là rất nặng nề. Gần 3 năm sau ngày khởi công, tháng 10/1982, Chính phủ ban hành quyết định cho công trường TĐHB được mang tên “Công trường đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” (gọi tắt là công trường thanh niên cộng sản).
Công trường thanh niên cộng sản hoạt động sôi nổi ngày đêm đồng nghĩa với vô vàn khó khăn dồn lên bàn tay và khối óc của những cán bộ, công nhân xây thủy điện. Áp lực đẩy nhanh tiến độ thi công khiến ai cũng phải dồn sức để làm việc. Ông Nguyễn Văn Tiến (phường Hữu Nghị, TPHB) xúc động cho biết: “Đó là những tháng ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi, gian khó nhất nhưng cũng tự hào nhất”.
Ông Tiến vốn là bộ đội chuyển ngành sang làm công nhân xây dựng thủy điện bắt đầu từ năm 1961. Sau hơn chục năm góp sức xây dựng công trình thuỷ điện Thác Bà, năm 1975, ông về Hòa Bình tham gia xây dựng công trình TĐHB. Quê gốc ở Diễn Châu (Nghệ An) nhưng tuổi trẻ của ông, gia đình và sự nghiệp của ông đều gắn liền với mảnh đất Hoà Bình. Cơ duyên đó bắt đầu từ những ngày lên đây xây thủy điện. Vợ ông cũng là “lính” công nhân sông Đà và cũng như ông, bà luôn cảm thấy tự hào vì đã góp sức xây dựng nên một công trình vĩ đại đến thế!
Ngày 4/4/1994 có thể coi là ngày kết thúc xây dựng Nhà máy TĐHB khi tổ máy thứ 8 đi vào vận hành. 15 năm kể từ ngày nổ mìn khởi công, biết bao kỷ niệm trong suốt 4.400 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm”. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hoàn thành xuất sắc. Những người làm thủy điện có quyền tự hào về thành quả mình tạo ra. Họ xứng đáng được biết đến như những người làm nên kỳ tích với đại công trình được so sánh như một huyền thoại: xây dựng trên con sông Đà nổi tiếng là bất trị một nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp nguồn điện năng lớn nhất cho cả nước. Công trình thể hiện một cách sừng sững tinh thần “dời non, lấp biển” của thời đại. Nó bất biến, giống như niềm tự hào luôn cháy rạo rực trong trái tim những người “lính” công nhân sông Đà hôm nay.
Ông Nguyễn Xuân Hiền tâm sự: Được góp sức xây dựng một công trình vĩ đại, đó là niềm tự hào chung của hơn 3.000 công nhân sông Đà đã nghỉ hưu và đang sinh sống tại Hoà Bình. Niềm tự hào đó đã kết nối chúng tôi để cùng hình thành nên một tổ chức hưu trí ngày càng phát triển vững mạnh: Hội hưu trí Tổng công ty Sông Đà tại Hoà Bình. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, Hội đã thực sự trở thành mái nhà chung của các thế hệ cựu công nhân sông Đà đang sinh sống tại Hoà Bình. Đây là mái nhà chung của các thế hệ công nhân sông Đà góp phần củng cố tình đoàn kết giữa những người đã từng gắn bó cuộc đời mình với tên tuổi của một công trình vĩ đại.
Được biết, Hội hưu trí Tổng công ty Sông Đà tại Hoà Bình được thành lập từ năm 1999. Ngay từ khi mới thành lập đã thu hút 1.200 hội viên tham gia, sinh hoạt tại 4 chi hội, 45 tổ hưu. Đến nay, Hội thành lập được 5 chi hội, 78 tổ hưu, kết nạp 3.255 hội viên. Liên tục trong 15 năm qua, các chi hội, tổ hưu luôn sinh hoạt đều đặn, Ban liên lạc Hội duy trì giao ban với các chi hội vào ngày 25 hàng tháng để trao đổi công việc, thanh quyết toán tài chính và kịp thời giải quyết các ý kiến, kiến nghị của hội viên. Đặc biệt, xác định rõ ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác tình nghĩa, trong 15 năm qua, Hội đã thiết thực triển khai nhiều hoạt động như thăm hỏi hội viên ốm đau, giúp đỡ hội viên gặp khó khăn, hoạn nạn, mừng thọ khi hội viên đến tuổi 70, 80, 90, phúng viếng khi có hội viên qua đời… Những hoạt động mang đậm nghĩa tình đã kết nối hàng nghìn hội viên, sưởi ấm trái tim những người “lính” đi xây dựng thuỷ điện khi xưa, để họ thấy truyền thống ân tình của những người làm thủy điện vẫn được nối dài từ quá khứ đến hiện tại. Truyền thống đó sẽ mãi trường tồn với thời gian, giống như sự trường tồn của công trình mang tầm vóc thế kỷ: Công trình thủy điện Hòa Bình./.
Thu Trang
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, quần thể di tích Thác Bờ đã thực sự trở thành điểm nhấn sắc nét cho tuyến du lịch vùng lòng hồ sông Đà (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Nhưng đến thời điểm hiện tại, cụm di tích Thác Bờ vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống. Từ đó đã nảy sinh tình trạng lộn xộn, mất ANTT trong từng di tích mà nếu không trấn an kịp thời sẽ có sự tác động ngược trở lại với những giá trị lịch sử văn hóa vốn có.
(HBĐT) - Đến xã vùng hồ Tân Dân (Mai Châu) mới thấy những gian nan trong cuộc sống mưu sinh của bà con. Giao thông cách trở, thu nhập vừa thấp, vừa phập phù kéo theo những khó khăn khác khiến công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đây như một cuộc “leo núi” mà đích đến còn xa vời vợi.
(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống, làng có nghề với 3 nhóm nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, mây, tre đan và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Với mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển được các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng lợi thế, tạo thành các sản phẩm bản sắc, có giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc trong tỉnh, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Đây được xác định là hướng mở để tỉnh phát triển các ngành nghề nông thôn.
(HBĐT) - Nơi đây, không thiếu những trẻ có hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã. Em mồ côi cha, em không còn mẹ, em bị bỏ rơi... Mỗi em một số phận, một cuộc đời bất hạnh trước khi đến với Trung tâm Công tác xã hội. Để bù đắp những mất mát, thiệt thòi, cán bộ Trung tâm đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em bằng tình thương, trách nhiệm của người cha, người mẹ với mong muốn các em luôn cảm nhận nơi đây là “mái ấm gia đình”.
Bài II: Vũng Chùa - yên bình với điệu hò khoan
(HBĐT) - Giọng nói trúc trắc, sự chân tình nồng ấm của con người miền Trung - nơi cong mình “gánh” 2 đầu đất nước chẳng dễ để quên. Và càng không thể quên những huyền thoại bất tử của những người con miền “nắng lửa”...