Phòng khám răng Nha Khoa Việt Nam trên đại lộ Thịnh Lang, tổ 13, phường Tân Thịnh (TPHB) không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Ảnh chụp lúc 17 giờ ngày 25/11.
(HBĐT) - Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc răng, miệng của người dân tăng. Các phòng khám răng, nha khoa thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh cũng vì thế mà tăng đáng kể. Bên cạnh những phòng khám răng được cấp giấy chứng nhận hoạt động vẫn còn nhiều phòng khám hoạt động “chui”. Đằng sau những biển hiệu bắt mắt, lời quảng cáo hoa mỹ là hàng loạt những vấn đề cần chấn chỉnh.
Trong chuyến kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân của Sở Y tế tại huyện Đà Bắc vào ngày 24/11 đã hé lộ những trở ngại trong công tác quản lý. Nơi đầu tiên đoàn đến là cơ sở Nha khoa Hà Nội tại thị trấn Đà Bắc. Biển hiệu quảng cáo rất hoành tráng nhưng trên biển không hề có thông tin về giấy phép. Đây là phòng khám răng chưa được cấp giấy phép hoạt động. Điều lạ là hàng ngày, kể cả ngày lễ, cơ sở này vẫn mở cửa nhưng khi đoàn kiểm tra đến lại đóng. Một người trong đoàn gọi điện hỏi muốn chữa răng, chủ cơ sở cũng không bắt máy. Đến lúc xe của đoàn về đến Sở Y tế, người này mới gọi lại. Biết rõ ràng cơ sở hoạt động “chui” nhưng vấn đề kiểm tra và xử lý không hề dễ dàng. Có cơ sở dù đã bị kiểm tra, xử phạt hàng chục triệu đồng và yêu cầu hạ biển dừng hoạt động nhưng khi đoàn về đâu lại vào đó. Chủ cơ sở sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục hoạt động bởi lợi nhuận của dịch vụ này mang lại. Điển hình là cơ sở nha khoa Việt
Theo quy định, phòng khám răng phải có bác sĩ chuyên khoa, được cấp chứng chỉ hành nghề, có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tính đến nay, Sở Y tế đã cấp giấy phép hoạt động cho 12 phòng khám răng (TPHB 10 phòng, huyện Lạc Thủy, Đà Bắc mỗi nơi 1 phòng). Trong khi đó, tất cả các huyện trong tỉnh đều xuất hiện phòng khám răng. Theo nắm bắt sơ bộ của Sở Y tế, tại mỗi huyện, thành phố hiện vẫn còn từ 1 – 2 phòng khám răng chưa được cấp phép, hoạt động “chui”. Trước tình trạng xuất hiện những cơ sở KCB tư nhân không có giấy phép, đặc biệt là trong lĩnh vực KCB răng hàm mặt, Sở Y tế đã có Công văn gửi Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quan tâm, chỉ đạo phòng Y tế phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra hành nghề, đặc biệt tập trung vào các cơ sở hoạt động trái phép. Kiên quyết yêu cầu hạ biển, đóng cửa, xử lý nghiêm khắc và dừng hoạt động những cơ sở hành nghề “chui”. Thông tin tuyên truyền để nhân dân không đến các cơ sở trái phép khám - chữa bệnh nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
Bà Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế) cho rằng, để khắc phục tình trạng phòng khám răng hoạt động trái phép cần có sự phối hợp giữa địa phương, người dân với Sở Y tế. Hiện nay, Thanh tra Sở và phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân chỉ có 4 người không thể thường xuyên đi kiểm tra tại tất cả các huyện mà có kiểm tra, xử phạt xong đi rồi, cơ sở vẫn ngang nhiên hoạt động trên địa bàn. Những cơ sở đã bị xử phạt, Sở đều thông báo đến các phòng Y tế biết. Vì vậy, vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đặt cơ sở cực kỳ quan trọng. Người dân cũng cần sáng suốt, thông thái lựa chọn những cơ sở đủ điều kiện được cấp phép mới đến khám, chữa răng. Những rủi ro trong quá trình nhổ răng, làm răng giả… có thể xảy ra. Nếu gặp người không có chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Cách nhận biết phòng khám răng đủ điều kiện hoạt động không khó. Đó là những phòng khám có ghi số giấy phép do Sở Y tế cấp trên biển hiệu. Trong phòng khám dán công khai tên người hành nghề; văn bằng chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và các nhân viên đăng ký hành nghề tại cơ sở; danh mục kỹ thuật đã được Sở Y tế phê duyệt, giá dịch vụ; tên và địa chỉ cơ quan QLNN trực tiếp; thời gian hoạt động.
Cẩm Lệ
Bài 2: Cần sớm được nâng tầm để phát huy giá trị
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, quần thể di tích Thác Bờ đã thực sự trở thành điểm nhấn sắc nét cho tuyến du lịch vùng lòng hồ sông Đà (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định là điểm du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Nhưng đến thời điểm hiện tại, cụm di tích Thác Bờ vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống. Từ đó đã nảy sinh tình trạng lộn xộn, mất ANTT trong từng di tích mà nếu không trấn an kịp thời sẽ có sự tác động ngược trở lại với những giá trị lịch sử văn hóa vốn có.
(HBĐT) - Đến xã vùng hồ Tân Dân (Mai Châu) mới thấy những gian nan trong cuộc sống mưu sinh của bà con. Giao thông cách trở, thu nhập vừa thấp, vừa phập phù kéo theo những khó khăn khác khiến công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đây như một cuộc “leo núi” mà đích đến còn xa vời vợi.
(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống, làng có nghề với 3 nhóm nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, mây, tre đan và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Với mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển được các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng lợi thế, tạo thành các sản phẩm bản sắc, có giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc trong tỉnh, mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Đây được xác định là hướng mở để tỉnh phát triển các ngành nghề nông thôn.
(HBĐT) - Nơi đây, không thiếu những trẻ có hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã. Em mồ côi cha, em không còn mẹ, em bị bỏ rơi... Mỗi em một số phận, một cuộc đời bất hạnh trước khi đến với Trung tâm Công tác xã hội. Để bù đắp những mất mát, thiệt thòi, cán bộ Trung tâm đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em bằng tình thương, trách nhiệm của người cha, người mẹ với mong muốn các em luôn cảm nhận nơi đây là “mái ấm gia đình”.
Bài II: Vũng Chùa - yên bình với điệu hò khoan