Mới lập gia đình, anh Bùi Văn T., xóm Đồng Giang, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) được gia đình đầu tư mở cửa hiệu sửa chữa và bán phụ tùng xe máy nhưng anh quyết định đóng quán, cùng vợ đi lao động “chui” tại Trung Quốc.
(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) đã tiếp nhận gần 20 dự án đầu tư tại xã, trong đó, 16 dự án chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Thực hiện các dự án này, nhân dân trong xã đã nhường 196 ha đất để các DN xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Dân Hòa cũng đã được xếp vào vùng đệm của KCN Mông Hóa. Tuy nhiên, hiện nay, Dân Hòa là xã có người đi làm ăn xa đông nhất trong huyện. Nghịch lý này đang gây nhiều tác động trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an sinh xã hội trên địa bàn.
Người nghèo đi, người không nghèo cũng đi
Không phải là xóm trung tâm của xã Dân Hòa nhưng đến xóm Đồng Giang lúc nào cũng có cảm giác tất bật, nơi đây không đơn giản là một xóm thuần nông. Ngoài cây lúa, với 3 loại cây trồng phổ biến là hồng bì, mía trắng và sả, một nhà nông chịu khó ở Đồng Giang quanh năm không hết việc và cũng không thiếu nguồn thu nhập. Anh Nguyễn Văn Tiến, một nông dân ở Đồng Giang tính toán, mía và hồng bì là loại đầu tư dài ngày, còn sả là loại đầu tư ngắn ngày, lấy ngắn nuôi dài. Với gần 1.000 m2 trồng sả, mỗi ngày nhổ 60 - 70 kg, thu quanh năm, giá bán trung bình tại xóm là 3.000 đồng/kg, anh đều đều thu về 200.000 đồng/ngày. Ngoài sả còn có hồng bì và mía trắng, những năm gần đây, hai loại này đều được giá. Tận dụng những chân ruộng cấy lúa kém trồng mía, mỗi năm gia đình thu vài chục triệu đồng. Tích cóp những khoản tiền này, anh mua trâu, bò về thả đồi. Cùng với chăn nuôi thêm lợn, gà, gia đình có cuộc sống ổn định mà không phải đi làm ăn xa. Điều kiện thuận lợi này dường như cũng là mẫu số chung của nhiều xóm khác tại Dân Hòa. Đồng chí Nguyễn Văn Ơn, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Bên cạnh cây mía, sả, xã cũng đã kết nối với nhiều chương trình, dự án để triển khai các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, tại xã cũng có 2 cơ sở làm chổi chít giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ. Với cơ cấu nông nghiệp như vậy và với những dự án đầu tư trên địa bàn, người lao động tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống là không khó.
Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Dân Hòa, hiện nay, xã có 120 lao động rời quê đi làm ăn xa, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc, Thái Lan. Anh Nguyễn Mạnh Linh, Phó ban công an xã Dân Hòa cho biết: Ngoài những người do cuộc sống khó khăn còn nhiều người có cuộc sống ổn định và cũng đi làm ở các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn xã nhưng nghe nói đi làm thuê ở Trung Quốc lương cao nên họ kéo nhau đi.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn T. và chị Đinh Thị Đ. (xóm Ao Trạch) cũng là một cặp như thế. Vốn là lao động thuần nông nhưng khi dự án Nhà máy chế biến lâm sản Sơn Thủy đầu tư tại xã, hai vợ chồng quyết định xin vào làm công nhân. Với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng/người cùng với việc trồng sả, mía, cuộc sống không giàu có nhưng cũng không quá khó khăn. Đầu năm nay, nghe tin sang Trung Quốc làm việc lương cao hơn nên anh chị quyết định bỏ việc ở Sơn Thủy, gửi hai con nhỏ cho ông bà ngoại rồi sang Trung Quốc tìm cơ hội đổi đời. Cơ hội chưa thấy đâu, sau 3 tháng bị bắt giam, anh chị trở về quê với hai bàn tay trắng. Cũng may, anh đã xin được vào làm việc ở công ty Chế biến thức ăn gia súc Japfa Việt
Những hệ lụy còn lại
Một thực tế là những người đi lao động ở Trung Quốc hoặc là đi bị bắt, trở về với hai bàn tay trắng hoặc đã đi là đi mãi không về, mặc dù trước khi đi ai cũng nói đi làm ăn có vốn thì về và điều này đã để lại nhiều hệ lụy cho những người ở nhà, trực tiếp nhất là những đứa con của họ. Năm nay, vợ chồng ông Nguyễn Anh V. và bà Nguyễn Thị Th. đã bước sang tuổi 70 nhưng vừa phải làm ông, bà vừa phải làm bố, mẹ cho 4 đứa cháu cả nội lẫn ngoại. Ông sinh được 4 người con, 1 trai và 3 gái. Các con của ông đều đã có nhà riêng nhưng rồi lần lượt cả con trai lẫn con dâu, rể đều bỏ làng đi làm ăn xa, để con cho ông, bà trông nom. ông nhớ, đứa cháu nội đầu tiên đến ở với ông, bà từ lúc đang học tiểu học, giờ thì đã là thanh niên 16 - 17 tuổi, đứa cháu ngoại nhỏ nhất khi đến ở với ông, bà vừa được 17 tháng, chưa hết khát sữa mẹ vậy mà giờ cũng đã theo học lớp 2 rồi. Ông V. tâm sự: “Trước khi đi các con đều nói là sang đấy chịu khó tích cóp làm ăn, có vốn thì về nhà nhưng đến nay đã gần chục năm trời chưa đứa nào về. Bình thường không sao, lúc các cháu ốm đau, nhìn chúng mà thắt lòng. Ông bà có chăm mấy thì cũng không thể bằng hơi ấm bố mẹ được”. Không biết tích cóp của các con đến đâu nhưng hàng ngày, hai ông bà vẫn phải làm đủ việc để có tiền nuôi cháu và duy trì cuộc sống. Chỉ khi nào có các khoản đóng góp nhiều ông bà mới gọi điện cho các con gửi tiền về. Nhưng đó không phải là điều ông lo, mà lo nhất với ông là khi ông bà già yếu, sợ rằng các cháu của ông bà sẽ bơ vơ bởi xa bố mẹ từ bé, dường như các cháu không có ấn tượng gì nhiều về bố mẹ của chúng. Câu chuyện của ông V. không phải là cá biệt ở Dân Hòa. Đến đây không khó để tìm được những người đàn ông xa vợ cả chục năm một mình nuôi con, thậm chí dựng vợ, gả chồng cho con cũng một mình; không khó để tìm những đứa trẻ mà sợi dây liên lạc duy nhất với bố mẹ là những cuộc điện thoại đường dài.
Thời điểm hiện nay làn sóng lao động sang Trung Quốc vẫn chưa dừng lại. Theo số liệu của Công an xã Dân Hòa, 3 tháng gần đây, tháng nào cũng có người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc hoặc
Nông nghiệp phong phú, nhiều dự án lớn đầu tư, Dân Hòa đang rơi vào nghịch lý tuy là một trong những xã đóng góp cao nhất vào ngân sách hàng năm của huyện nhưng đời sống người dân lại rất bấp bênh. Để giải quyết nghịch lý này, thiết nghĩ, cấp ủy Đảng, chính quyền phải vào cuộc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thay đổi tư duy, nhận thức, đổi mới tác phong làm việc, tư duy nghề nghiệp để có thể phù hợp với môi trường lao động công nghiệp. Sâu xa hơn chính là tiếp cận, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thức làm ăn, tổ chức cuộc sống, tư duy tích lũy, tiết kiệm khoa học để có thể phát huy những lợi thế, phát triển bền vững.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Anh hùng Lao động Trần Văn Cường năm nào, giờ đã lên chức ông và là Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Hòa Bình. Nhắc lại thời kỳ xây dựng thủy điện Hòa Bình, những kỷ niệm gian khó nhưng đầy vinh quang khi được tham gia thi công công trình thủy điện tràn về ngập lòng, ông chia sẻ: Những người lính Đoàn 565 mang theo truyền thống bộ đội Trường Sơn chắc tay súng năm nào luôn tự hào được hy sinh, cống hiến xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, công trình mang dấu ấn, tầm vóc thời đại.
(HBĐT) - Nhưng những năm tháng lăn lộn trên công trường thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình vẫn hiện hữu trong ký ức của tôi. Đó là những ký ức không thể nào quên về một công trình mang tầm vóc thế kỷ, một bản hùng ca của tinh thần lao động sáng tạo, sự hợp tác quốc tế cao cả và là mốc son sáng chói trên lộ trình CNH – HĐH đất nước. Công trình vĩ đại này mãi mãi gắn liền với tên tuổi và sự cống hiến của những người thợ sông Đà.
(HBĐT) - Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc răng, miệng của người dân tăng. Các phòng khám răng, nha khoa thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh cũng vì thế mà tăng đáng kể. Bên cạnh những phòng khám răng được cấp giấy chứng nhận hoạt động vẫn còn nhiều phòng khám hoạt động “chui”. Đằng sau những biển hiệu bắt mắt, lời quảng cáo hoa mỹ là hàng loạt những vấn đề cần chấn chỉnh.
(HBĐT) - 15 năm xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, trong chừng ấy thời gian, “Công trường thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” luôn ầm vang tiếng thi công chạy đua không ngừng với tiến độ. Một khối lượng công việc khổng lồ đã được hàng chục ngàn người “lính” công trường hoàn thành xuất sắc sau hơn 4.400 ngày đêm quên ăn, quên ngủ. Họ - những công nhân sông Đà khi xưa đã làm việc hết mình giống như những người lính đã quên mình chiến đấu vì màu cờ của Tổ quốc. Gặp lại họ ngày hôm nay vẫn thấy rạo rực trong trái tim họ niềm tự hào khi nhớ về quãng thời gian đã cống hiến tuổi thanh xuân cho một đại công trình mang tầm vóc thế kỷ: công trình thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Cùng với thời gian, cây cam đã thể hiện được sức sống mãnh liệt trên mảnh đất Cao Phong ngọt lành. Sự gắn kết giữa cây và đất, giờ đây đã mật thiết đến độ khi nhắc đến mảnh đất Cao Phong không thể không nhắc đến sản vật đặc trưng nhất của nơi này: cây cam với vị ngọt thơm đặc biệt được kết tinh từ đất - nước - nắng - gió Cao Phong.