Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm.

Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.

Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm. Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.

(HBĐT) - Những ngày gần đây, Hòa Bình là một trong những tỉnh nắng nóng nhất khu vực miền Bắc, cao điểm lên đến 41 độ C. Oi bức, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà, bể bơi tắm giải nhiệt. Điều đáng nói là không ít người đi tắm khi mặt trời còn chói chang và không mặc áo phao, nguy cơ đuối nước, sốc nhiệt hoàn toàn có thể ập đến, chưa kể những ẩn họa khó lường khác dưới lòng sông.

 

Bờ sông Đà nhộn nhịp như… bãi biển

Khoảng 1 tuần nay, dọc hai bên bờ sông Đà khu vực TPHB có nhiều điểm người tắm đông nghịt như bãi biển. Có mặt tại khu vực dưới chân cầu Hòa Bình lúc 15h30’ ngày 31/5, giữa cái nắng còn rát mặt đã có hơn 20 người tắm. Chừng 30 phút sau, từng tốp người đổ về, nơi đây như một bãi biển với vài trăm người tắm. Từ người lớn, người già đến thanh-thiếu niên, trẻ nhỏ cùng vùng vẫy dưới nước, trong đó nhiều người không mặc áo phao. Đáng chú ý theo quan sát của chúng tôi, có những người vừa đi tập thể dục dọc bờ kè sông Đà còn nhễ nhại mồ hôi cũng xuống sông tắm. Có cả trường hợp những người vừa đi lao động mặt mũi còn đỏ gay hay thậm chí những ông vừa uống rượu, bia, đi nhậu về nóng bức cũng xuống sông tắm luôn. Lo ngại nhất là những nhóm học sinh khoảng 8 - 12 tuổi, không mang theo áo phao, tự đạp xe ra sông tắm mà không có người lớn đi kèm.

 

Tại cảng Nghiêng, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh (TPHB), mùa hè năm 2014 đã có trường hợp thanh niên 23 tuổi bị chết đuối nhưng điều này vẫn không hề làm giảm số người đến địa điểm này tắm. Đây là khu vực nước trong xanh nhưng mực nước sâu, chảy mạnh nên chủ yếu là thanh niên đến tắm. Song, số người có phao chỉ đếm trên đầu ngón tay dù có người bơi ra xa gần giữa dòng nước chảy mạnh. Ở bãi cát Thịnh Minh, phường Thịnh Lang cũng có đông người tắm dù khu vực này nguy cơ sụt lún cao do các doanh nghiệp hút cát dưới lòng sông. Rõ ràng là nhiều người đang đùa giỡn với chính tính mạng của mình mà không lường hết những ẩn họa luôn rình rập.

 

Còn tại bể bơi V’star và bể do Sở VH-TT&DL quản lý, những ngày nắng nóng cao điểm luôn trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có trên 200 người đến tắm. Đông nghịt người nhưng không thấy ai khởi động hay tắm tráng trước khi xuống bể mà cứ vô tư nhảy ùm xuống luôn.

 

Không nên đùa giỡn với tính mạng

 

Tắm sông, bể bơi là cách giải nhiệt được nhiều người ưa thích khi thời tiết nắng nóng. So với tắm bể, nhiều người thích tắm sông hơn vì nước sông Đà sạch, lại không mất tiền vé. Tuy nhiên, tắm sông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi sông có nhiều bùn, rêu, đất, đá ngầm, dị vật và khu vực sụt lún, hố sâu, dòng chảy khó kiểm soát, lại không có cứu hộ nên nguy cơ đuối nước cao. Hai bên bờ kè sông Đà nhiều khu vực vương vãi bơm kim tiêm do các đối tượng chích hút để lại, mất an toàn. Hơn nữa, nhiều người không có sự chuẩn bị kỹ trước khi xuống tắm dễ bị chuột rút hay sốc nhiệt, nguy hiểm tính mạng. Mới đây vào ngày 27/5, sau khi kết thúc lễ tổng kết năm học, giữa thời điểm nắng nóng buổi trưa, nam học sinh 15 tuổi đã bị chết đuối tại một bể bơi tư nhân xã Trung Minh. Nguyên do được xác định là khi xuống bể bơi giữa thời điểm nắng gắt, thân nhiệt cao đột ngột gặp nước lạnh dẫn đến bị sốc nhiệt và đuối nước, khiến nạn nhân bị bại não và tử vong.  

 

Cuối tháng 5, tại tỉnh ta, nắng nóng lên đến đỉnh điểm ở mức 410C. Dự báo trong thời gian tới, nắng nóng sẽ quay trở lại. Tắm sông, bể bơi là cách giải nhiệt được nhiều người ưa thích. Bơi cũng là môn thể thao có ích nhưng tắm thế nào cho an toàn, đảm bảo sức khỏe là vấn đề cần được quan tâm. Trước những ẩn họa khôn lường có thể xảy ra, mỗi người dân, gia đình cần đề cao cảnh giác, nâng cao hiểu biết. Để tránh những tai họa, theo Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Mai Đức Sỡi, không nên nhảy xuống nước ngay khi mới đi ngoài nắng về hoặc người có nhiều mồ hôi để tránh sốc nhiệt. Không nên đi tắm quá sớm lúc trời còn nắng gắt và khi trời sắp mưa. Cần khởi động kỹ trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút; không ăn uống khi đang bơi để tránh bị sặc. Sơ cứu đúng cách tại chỗ nếu gặp trường hợp đuối nước theo 3 bước: khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Không dốc ngược vì thường có rất ít nước trong phổi và có thể gây sặc nước vào phổi, dẫn đến tử vong. Nếu sơ cứu thành công vẫn nên đưa người bị đuối nước vào bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ, nhỏ dung dịch Natri Clorit 0,9% khi tắm xong để phòng bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, đau mắt… Song, điều quan trọng là cần trang bị kỹ năng sống, ý thức tự bảo vệ của mỗi người như: Khi đi tắm nên có áo phao; đối với trẻ em cần có sự quản lý của người lớn. Đồng thời cần sự vào cuộc của chính quyền và cơ quan chức năng trong quản lý, cảnh báo nguy hiểm cũng như có biện pháp giảm thiểu rủi ro và cứu nạn kịp thời.

 

                                                                                                 

                                                                         Cẩm Lệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh.Ảnh: Người dân xã Thanh Hối chiết bưởi để nhân giống bán.
Du thuyền của tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đưa khách du lịch thăm quan vịnh Hạ Long.
Tại xóm Bậy, 

xã Quy Hậu (Tân Lạc), hiện tượng các tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự phát san ủi, cải tạo đất trồng rừng thành đường băng diễn ra khá phức tạp, 

gây nguy cơ sạt lở  

và sự cố môi trường.
Nhiều diện tích đất lâm nghiệp địa phận xóm Nếp - xã Tây Phong (Cao Phong), xóm Bậy - xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã sang nhượng cho các nhà đầu tư chuyển đổi trồng cây ăn quả nhưng chưa có xác nhận của cấp có thẩm quyền.

Xâm tiêu ngân sách xã - vấn đề đáng lưu tâm

(HBĐT) - Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng các cấp trong tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 vụ xâm tiêu ngân sách - tham ô tài sản ở cơ sở. Trong đó, riêng quý I /2015 cơ quan chức năng đã phát hiện, ra quyết định khởi tố 1 vụ tham ô tài sản, 1 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Thực trạng trên đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã.

Trường Sa, nơi giữ trọn niềm tin của đất mẹ

(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế. 

Cá sông Đà

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Thăm Nam Yết, Sinh Tồn, đến Cô Lin tưởng niệm 64 liệt sỹ trận Gạc Ma bất tử (Bài IV)

(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...

Sơn Ca vững vàng, Đá Thị “nhỏ nhưng có võ” (Bài III)

(HBĐT) - Rời đảo Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hải trình đến đảo Đá Thị và đảo Sơn Ca. Khoảng cách của hành trình này khá dài. Sóng yên, biển lặng dù phía Philippin có cơn bão lớn đang tiến vào biển Đông. Sự yên bình của biển cả chỉ là bề ngoài để chất chứa đâu đó sự ngột ngạt dữ dội và căng thẳng. Tàu HQ 996 vẫn băng băng hướng tới trên vùng biển thuộc chủ quyền.

Cảm nhận Song Tử Tây (Bài II)

(HBĐT) - Sau hải trình gần 3 ngày, chúng tôi đã đến được đảo Song Tử Tây. Theo thuyền trưởng, thiếu tá Lê Minh Phúc, chiếc tàu HQ 996 do ta đóng được đưa vào sử dụng đã hơn 20 năm nhưng chất lượng còn rất tốt. Tàu đi trên biển với vận tốc hơn 10 hải lý/giờ nhưng chúng tôi rất yên tâm dù đây là lần đầu ra biển lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục