Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.

Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.

(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ khí metan tại lò khai thác than xóm Vọ, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) ngày 24/4/2015 vừa qua đã không còn là lời cảnh báo nguy hiểm mà đã trở thành hồi chuông báo động đối với việc khai thác than ở đây, nhất là khi tình trạng khai thác than “thổ phỉ” vẫn đang còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát...

 

“Vùng” nổ Cuối Hạ

 

Theo số liệu thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, tính từ năm 2010 đến hết tháng 5/2015, xã Cuối Hạ đã xảy ra 7 vụ TNLĐ nổ khí metan tại các hầm lò khai thác than làm 14 người chết, 5 người bị thương nặng. Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra tại vỉa 8 mỏ khai thác than xóm Vọ.

 

Điển hình như vào ngày 30/12/2010 tại vỉa khai thác than số 8 đã xảy ra vụ tai nạn nổ khí metan làm 3 người chết. Tiếp đó, ngày 5/11/2011, tại đây lại tiếp tục xảy ra 1 vụ tai nạn nổ khí làm 1 người chết. Đặc biệt, vào khoảng 10h sáng, ngày 29/10/2013 cũng tại vỉa 8, mỏ khai thác than xóm Vọ đã xảy ra một vụ tai nạn nổ khí metan kinh hoàng làm 6 người bị thương vong. Trong đó, có 2 người tử vong tại chỗ, 4 người còn lại được đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng quốc gia trong tình trạng nguy kịch. Sau đó, chỉ có 2 người may mắn sống sót. Nạn nhân vụ tai nạn gồm Bùi Văn Hoài (sinh 1992), Bùi Văn Hưng (1977), Bùi Văn Nguyên (1978), Bùi Văn Chỉnh (1986) đều là người ở xóm Thông; Bùi Văn Quỳnh (1986) ở xóm Khoang và Quách Công Phương (1991) ở xóm Pang, xã Cuối Hạ.

 

Mới đây nhất, vào hồi 15h, ngày 24/4/2015 cũng tại vỉa số 8, xóm Vọ đã xảy ra vụ nổ khí metan làm 4 người bị thương nặng. Đáng chú ý, đây là lò khai thác than trái phép do Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1971) trú tại thị trấn Mạo Khê (Quảng Ninh) làm chủ lò. Ngay sau khi xảy ra sự việc các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Theo thông tin từ cơ quan chức năng  cả 4 nạn nhân đều ở Kim Sơn (Ninh Bình). May mắn là vụ tai nạn đã không gây tử vong.  

 

“Đắng chát” đời than

 

Mỏ than xóm Vọ, xã Cuối Hạ trước đây thuộc quyền quản lý của Công ty CP khoáng sản Kim Bôi. Tuy nhiên, tính từ tháng 1/2015, do hết hạn giấy phép khai thác nên Công ty này đã thông báo tạm dừng mọi hoạt động khai thác theo quy định. Dù vậy, theo đồng chí Bùi Văn Liển, Trưởng CAX Cuối Hạ: tình trạng khai thác than lén lút của một số đối tượng là người ở trong và ngoài địa bàn vẫn còn đang tiếp diễn rất khó kiểm soát. Qua theo dõi, nắm tình hình của lực lượng CAX tính đến thời điểm trước khi xảy ra vụ tai nạn nổ khí ngày 24/4/2015, tại khu vực mỏ than có 4 nhóm khai thác than trái phép. Việc ngăn cấm, xử lý triệt để tình trạng khai thác than thổ phỉ trên địa bàn xã cũng khó khăn. Dù cho UBND xã và các ngành chức năng đã nhiều lần ra quyết định đình chỉ, tổ chức lực lượng truy quét, thu hồi máy móc, phương tiện khai thác, dùng đá lấp, đánh sập cửa hầm, lò khai thác... nhưng sau đó đâu vẫn lại hoàn đấy, thậm chí, khi thấy lực lượng tuần tra, các nhóm bỏ trốn lên rừng đến khi không có ai, quay lại tiếp tục khai thác. Việc khai thác cũng diễn ra một cách lén lút vào ban đêm. Do vậy, việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng có phần bị hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi là do đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhiều người cũng bất chấp những nguy hiểm để tham gia khai thác than trái phép trong khi không có bất kỳ sự bảo vệ hữu hiệu nào trong quá trình làm việc. Vì thế nên, khi tai nạn xảy ra, người lao động phải gánh chịu là điều đương nhiên.

 

Tuy vậy, sau những vụ tai nạn thương tâm cũng đã có nhiều người từ bỏ nghề “phu than” bạc bẽo, thậm chí như Quách Công Phương và Bùi Văn Hưng là những nạn nhân may mắn sống sót trong vụ nổ khí xảy ra ngày 29/10/2013 đã đứt hẳn đời “phu than” chấp nhận ở nhà đi làm thuê, làm mướn bởi trong tâm trí họ vẫn còn nguyên nỗi ám ảnh về những thân xác đen kịt, tứa máu tươi vừa được đưa lên từ những hầm than sâu hut hút còn nồng nặc mùi khí metan. “Cái giá để đánh đổi lấy miếng cơm, manh áo bằng mạng sống của chính bản thân mình nơi hầm than, quả không đáng. Nó quá rẻ”, Anh Bùi Văn Hưng ở xóm Thông cho biết. Còn Quách Công Phương ở xóm Pang, ngán ngẩm công việc khai thác than trong hầm lò là loại công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm bậc nhất. Tuy vậy, tính ra ngày công cũng chẳng đáng là bao, may chăng cũng chỉ đủ ăn trong khi ngày nào cũng phải “úp mặt” xuống đất, nếm trải những giọt mồ hôi đắng chát. Đời “phu than” cũng lắm bấp bênh.    

 

Trước tình trạng khai thác than lén lút đang có những diễn biến phức tạp, theo đồng chí Bùi Văn Liển để xử lý triệt để trước hết cần có sự hỗ trợ, tham gia vào cuộc một cách tích cực, hiệu quả của lực lượng chức năng huyện, bởi trên thực tế, xã cũng đã thực hiện tốt chức trách, làm hết thẩm quyền. Để giải quyết vấn đề này, một mình chúng tôi không thể làm được.

 

Đó cũng là những trăn trở của xã Cuối Hạ nhằm giải quyết triệt để những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản ở địa bàn.

 

 

                                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm.

Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.
Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh.Ảnh: Người dân xã Thanh Hối chiết bưởi để nhân giống bán.
Du thuyền của tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đưa khách du lịch thăm quan vịnh Hạ Long.
Tại xóm Bậy, 

xã Quy Hậu (Tân Lạc), hiện tượng các tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự phát san ủi, cải tạo đất trồng rừng thành đường băng diễn ra khá phức tạp, 

gây nguy cơ sạt lở  

và sự cố môi trường.

“Nóng” hiện trạng trồng cây ăn quả có múi trên... đất trồng rừng (Bài I)

(HBĐT) - Gần đây, đất trồng cây ăn quả có múi ngày càng trở nên sốt giá. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở TPHB, các huyện và nhà đầu tư ngoại tỉnh đổ xô đi tìm mua đất trồng bưởi, cam, chanh. Thời buổi người người, nhà nhà nuôi giấc mộng làm giàu từ cây có múi nên muốn kiếm 1 ha đất vườn hay đất có độ dốc vừa phải ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc... hết sức khó khăn. Không bỏ cuộc, các nhà đầu tư rầm rộ chuyển hướng đưa cây có múi lên đồi mang theo kỳ vọng sau kiến thiết, chanh, cam, bưởi cho thu hái, “tấc đất” sẽ hóa “tấc vàng”!

Xâm tiêu ngân sách xã - vấn đề đáng lưu tâm

(HBĐT) - Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng các cấp trong tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 vụ xâm tiêu ngân sách - tham ô tài sản ở cơ sở. Trong đó, riêng quý I /2015 cơ quan chức năng đã phát hiện, ra quyết định khởi tố 1 vụ tham ô tài sản, 1 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Thực trạng trên đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã.

Trường Sa, nơi giữ trọn niềm tin của đất mẹ

(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế. 

Cá sông Đà

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Thăm Nam Yết, Sinh Tồn, đến Cô Lin tưởng niệm 64 liệt sỹ trận Gạc Ma bất tử (Bài IV)

(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...

Sơn Ca vững vàng, Đá Thị “nhỏ nhưng có võ” (Bài III)

(HBĐT) - Rời đảo Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hải trình đến đảo Đá Thị và đảo Sơn Ca. Khoảng cách của hành trình này khá dài. Sóng yên, biển lặng dù phía Philippin có cơn bão lớn đang tiến vào biển Đông. Sự yên bình của biển cả chỉ là bề ngoài để chất chứa đâu đó sự ngột ngạt dữ dội và căng thẳng. Tàu HQ 996 vẫn băng băng hướng tới trên vùng biển thuộc chủ quyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục