Những người cửu vạn phải oằn mình vác những bao hàng nặng đến 80 kg.

Những người cửu vạn phải oằn mình vác những bao hàng nặng đến 80 kg.

(HBĐT) - Những ngày này, những người làm nghề bốc vác ở cảng Bích Hạ (xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình) vẫn oằn lưng giữa nắng bụi kiếm những đồng tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

 

Giọt mồ hôi giữa trưa hè

10 giờ 30 phút, chiếc xe tải chở hàng nông sản tới bến cảng, tổ cửu vạn xã Thái Thịnh đang ngồi nghỉ trưa í ới gọi nhau: “anh em ơi, xe tới rồi, dậy bốc nốt “con” xe  này rồi nghỉ”. Đám người đang nhễ nhại mồ hôi dưới nắng oi bức nhổm hết dậy, nhanh chóng nhảy lên thùng xe, phân công người rồi bắt tay vào bốc vác từng bao hàng.

Ông Nguyễn Văn Bảy (43 tuổi) - thành viên trong đội chia sẻ: “Nhiều tháng nay số lượng hàng đến bến rất ít, mỗi ngày cùng lắm chỉ được 2 - 3 xe hàng. Hơn 10 anh em chúng tôi cứ phân chia công việc rồi tính tiền từng xe, chia nhau. Ngày hôm nay xe này mới là xe thứ 3 thôi, không bốc được “con” này thì hôm nay coi như đói”. Người bốc, người vác, người xếp…, cả nhóm vận chuyển hàng từ xe xuống thuyền. Mỗi bao hàng nặng trung bình 80 kg được chất lên những con người chỉ từ 55- 65 kg. Những đôi vai khuỵu xuống, oằn lưng đỡ lấy sức nặng trên vai. Những đôi chân cứ thế bước qua chiếc ván mỏng manh, những đôi tay cứ thế lầm lũi làm công việc đã quen lắm rồi.

Gần 12 giờ trưa, chuyến hàng cũng được bốc xong, tổ cửu vạn thở phào nhẹ nhõm. Người đội trưởng hô to: “Đi tắm rồi đi ăn thôi anh em. Đói quặn cả ruột lại rồi”. Vắt chiếc áo ướt sũng mồ hôi lên vai, cả nhóm thất thểu bước xuống hồ nước tắm rửa trước khi lên bờ tìm cái bỏ vào bụng.

Sau lưng, con thuyền họ vừa chất hàng lên ì ạch rời bến.

“Bán sức ăn dần”                       

Những năm trước, rất đông cửu vạn từ các huyện như Lạc Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi… đến làm ở cảng Bích Hạ nhưng càng ngày thu nhập càng ít đi, không đủ trang trải cho cuộc sống và nuôi vợ con nên họ bỏ hết. Chỉ còn những người trong xã Thái Thịnh vẫn cố bám lấy cái nghề này.

Ông Vũ Phú Na (52 tuổi) - đội trưởng đội cửu vạn xã Thái Thịnh tâm sự: “Trước kia, người dân ở đây còn có ruộng để canh tác. Nhưng từ khi đắp đập làm thủy điện, ruộng, vườn đều nằm ở dưới đáy hồ cả. Bây giờ chúng tôi chỉ biết trông chờ vào nghề bốc vác này để kiếm ăn qua ngày. Làm việc cả ngày, cả đêm nhưng thu nhập cũng chẳng đáng bao nhiêu”.

Bác Lương (58 tuổi) - một cửu vạn kỳ cựu ở đây giãi bày: “Tôi làm cửu vạn ở đây từ năm 1990, đến nay đã ngót 25 năm. Trước đây, hàng nhiều, nếu may mắn một tổ cửu vạn có thể bốc được 5 - 6 xe một ngày, như vậy, mỗi người kiếm được khoảng 400- 500.000 đồng/ngày. Song số lượng cửu vạn khi đó lên đến gần 200 người thì chỉ những nhóm nào có quan hệ tốt với các chủ hàng mới giành được nhiều mối bốc hàng,  nhóm nào kém cạnh hơn thì coi như thất bát, kiếm được chừng 200- 300.000 đồng nhưng trừ tiền ăn, tiền uống, tiền ở, coi như hết, làm gì có tiền mà gửi về cho vợ con”.

Kiếm được đồng tiền đã khổ nhưng giữ được sức khỏe để kiếm tiền còn khổ hơn. Những cửu vạn ở đây luôn đùa với nhau rằng, mỗi ngày không ăn đủ một ký bụi, ăn cơm không còn biết ngon là gì. Bởi thế, bệnh ho nghiễm nhiên trở thành bệnh nghề nghiệp với họ. Chưa kể những cơn đau lưng, đau khớp… âm ỉ hành hạ những người cửu vạn nơi đây. Vất vả, khó nhọc, đau ốm, bệnh tật… là những thứ hiển hiện đó nhưng với những người phu bốc vác nơi cảng Bích Hạ, họ chỉ dằn lòng mà nhủ một câu cay chát: “Người ta bán cái này, cái kia, chúng tôi thì bán sức mà ăn dần thôi”.

Góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn

Trước kia, tình hình trật tự trên địa bàn xã Thái Thịnh rất phức tạp vì khi đó số lượng cửu vạn đến làm thuê tại cảng Bích Hạ lên đến 15 tổ, mỗi tổ có khoảng 10- 15 người. Các nhóm này liên tiếp xảy ra ẩu đả, kèm theo đó là TNXH như trộm cắp, nghiện ma túy… làm cho chính quyền ở đây gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm.

Hiện nay, số lượng cửu vạn đã giảm. Trên địa bàn hiện chỉ còn một đội cửu vạn với 20 lao động theo dạng hợp đồng với Công ty TNHH Thành Sơn, thu nhập đã tạm đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền không còn là gánh nặng, đội cửu vạn bắt đầu tham gia các hoạt động giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn – điều mà trước kia họ không bao giờ nghĩ đến, thậm chí chính họ cũng tham gia vào các cuộc ẩu đả.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Lượng, Trưởng Công an xã Thái Thịnh, với sự phối hợp của đội cửu vạn, tình hình ANTT trên địa bàn đã ổn định hơn nhiều. Những đối tượng nghiện hút đã bị đẩy lùi, không còn tình trạng tranh chấp mối hàng như trước đây. Ngoài ra, đội cửu vạn còn hỗ trợ phát hiện, theo dõi những đối tượng lạ mặt, có dấu hiệu nghi vấn xuất hiện trên địa bàn và kịp thời báo cho lực lượng công an xã. Nhiều vụ những đối tượng nghiện hút lai vãng đến địa bàn xã với ý đồ xấu đã bị công an xử lý với sự hỗ trợ của đội cửu vạn. Nhờ đó, đảm bảo được an toàn cho người dân trong khu vực.

 

                        Tiến Thao (SVTT)

 

Các tin khác

Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.
Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm.

Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.
Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh.Ảnh: Người dân xã Thanh Hối chiết bưởi để nhân giống bán.
Du thuyền của tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đưa khách du lịch thăm quan vịnh Hạ Long.

Bài 2: Những hệ lụy không chờ đến mai sau

(HBĐT) - Với thực trạng phát triển “nóng” diện tích cây ăn quả có múi như hiện nay, nhiều tổ chức, hộ gia đình đã và đang không tiếc vốn, công sức đầu tư, nhất là đầu tư cho diện tích đất trồng rừng chuyển đổi. Chúng tôi dễ dàng “mục sở thị” những đồi keo đã được trồng thay thế bằng cây bưởi, cam. Nhiều nhất vẫn là diện tích đất rừng đang rầm rộ san ủi mặt bằng chuẩn bị bước vào chu kỳ kiến thiết. Thực tế này có thể quan sát ngay địa bàn các xã dọc tuyến QL6 từ xã Thu Phong đến xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong) rồi xóm Bậy, xã Quy Hậu (Tân Lạc).

“Nóng” hiện trạng trồng cây ăn quả có múi trên... đất trồng rừng (Bài I)

(HBĐT) - Gần đây, đất trồng cây ăn quả có múi ngày càng trở nên sốt giá. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở TPHB, các huyện và nhà đầu tư ngoại tỉnh đổ xô đi tìm mua đất trồng bưởi, cam, chanh. Thời buổi người người, nhà nhà nuôi giấc mộng làm giàu từ cây có múi nên muốn kiếm 1 ha đất vườn hay đất có độ dốc vừa phải ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc... hết sức khó khăn. Không bỏ cuộc, các nhà đầu tư rầm rộ chuyển hướng đưa cây có múi lên đồi mang theo kỳ vọng sau kiến thiết, chanh, cam, bưởi cho thu hái, “tấc đất” sẽ hóa “tấc vàng”!

Xâm tiêu ngân sách xã - vấn đề đáng lưu tâm

(HBĐT) - Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng các cấp trong tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 vụ xâm tiêu ngân sách - tham ô tài sản ở cơ sở. Trong đó, riêng quý I /2015 cơ quan chức năng đã phát hiện, ra quyết định khởi tố 1 vụ tham ô tài sản, 1 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Thực trạng trên đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã.

Trường Sa, nơi giữ trọn niềm tin của đất mẹ

(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế. 

Cá sông Đà

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Thăm Nam Yết, Sinh Tồn, đến Cô Lin tưởng niệm 64 liệt sỹ trận Gạc Ma bất tử (Bài IV)

(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục