Với hành vi tổ chức cho 25 người trốn đi nước ngoài trái phép Quách Thị Mai đã phải nhận bản án 48 tháng tù.

Với hành vi tổ chức cho 25 người trốn đi nước ngoài trái phép Quách Thị Mai đã phải nhận bản án 48 tháng tù.

(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...

 

Dù được HĐXX, thậm chí cả Luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi bị hại tại phiên tòa nhiều lần giải thích, nhưng với Quách Thị Mai (sinh năm 1974) trú tại xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vẫn khăng khăng cho rằng hành vi tổ chức đưa 25 người ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn sang Trung Quốc làm thuê là không vi phạm pháp luật. Bởi Mai cho rằng việc đưa những người lao động sang Trung Quốc lao động là do họ nhờ Mai giúp. Tuy vậy, quá trình điều tra của lực lượng chức năng đã xác định vào khoảng tháng 6/2013, Quách Thị Mai vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc. Trong thời gian này, Mai có quen với một người đàn ông người Trung Quốc. Qua trao đổi, người này nói với Mai là cần thuê lao động để cắt gỗ bạch đàn và nhờ Mai về Việt Nam tìm người đưa sang làm thuê. Sau đó, Mai đã về Việt Nam và 2 lần tổ chức đưa 25 người ở 2 huyện Kim Bôi và Lạc Sơn vượt biên sang Trung Quốc lao động trái phép. Sự việc được phát hiện sau khi những người được Mai đưa sang Trung Quốc làm việc về nước và báo cáo với cơ quan chức năng địa phương. Như vậy, với hành vi nêu trên, Quách Thị Mai đã phạm vào tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo khoản 2, điều 275 Bộ Luật hình sự.

 

Cũng giống như Quách Thị Mai, năm 2012 Trần Thị Yến (sinh năm 1971) ở xóm Lòng xã Yên Trị (Yên Thủy) đi lao động tại Trung Quốc. Tại đây, Yến đã quen với một người đàn ông người Trung Quốc tên là A Thành. Đây là người chuyên quản lý và sắp xếp công việc cho người Việt Nam ở Trung Quốc. Làm việc được một thời gian thì Yến trở về nước. Trước khi về nước, Yến đã được A Thành đề nghị tìm lao động Việt Nam đưa sang Trung Quốc để làm việc tại các xưởng điện tử, xưởng Mộc, xưởng Nhuộm với mức lương từ 7 - 12 triệu đồng/tháng. Nhận lời giúp A Thành, từ tháng 2/2014 đến tháng 4/2014, Yến đã tổ chức 2 chuyến đưa 14 người sang Trung Quốc. Trong quá trình làm việc tại Trung Quốc những người lao động Việt Nam đã bị chủ sử dụng lao động bóc lột sức lao động, ép làm việc từ 14 - 16 giờ/ngày. Ngoài ra, họ còn bị bớt xén ½ tiền công. Do công việc vất vả, mức lương ít, những người này đã xin về Việt Nam, nhưng đã bị dọa đánh. Sau khi tìm mọi cách trốn về Việt Nam, những người này đã tố cáo hành vi của Trần Thị Yến với cơ quan Công an. Tại cơ quan Công an, ban đầu Trần Thị Yến cũng cho rằng việc đưa 14 người sang Trung Quốc lao động là không vi phạm pháp luật vì những người này thỏa thuận với Yến về việc nhờ Yến đưa sang Trung Quốc. Tuy vậy, sau khi được phân tích, giải thích, Trần Thị Yến đã hiểu việc tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi phạm tội.

 

Mới đây TAND huyện Lương Sơn cũng đưa bị cáo Dương Minh Tuấn (sinh năm 1981) trú tại thôn Bến Cuối, xã Trung Sơn (Lương Sơn) ra xét xử  về tội “Tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Theo đó,  trong khoảng thời gian tháng 2/2013, Dương Minh Tuấn đã tổ chức đưa 11 người từ Việt Nam vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm việc. Quá trình làm việc, do bị bóc lột sức lao động với mức lương rẻ mạt nên những người được Tuấn đưa sang Trung Quốc đã bỏ về Việt Nam. Sau khi hành vi tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép của Tuấn bị phát giác, trước tòa, Dương Minh Tuấn đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Và phải nhận mức án 36 tháng tù do TAND huyện Lương Sơn tuyên phạt. Quá trình kháng án, HĐXX TAND tỉnh đã xem xét lại toàn bộ quá trình, hành vi phạm tội của Dương Minh Tuấn đã chỉnh sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên phạt Dương Minh Tuấn mức án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Tâm sự tại phiên tòa, Dương Minh Tuấn chia sẻ: cũng do hoàn cảnh gia đình khó khăn và do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên khi tổ chức đưa lao động từ Việt Nam sang Trung Quốc là vi phạm pháp luật. Chỉ đến khi các anh Công an có giấy triệu tập và sau khi ra đứng trước vành móng ngựa thì em mới hiểu rõ đây là một hành vi phạm tội nghiêm trọng.

 

Xung quanh vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thị Dụ, Chánh toà hình sự - TAND tỉnh cho rằng: trên thực tế, hầu hết các bị cáo phải ra tòa về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” đều là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở địa bàn nông thôn, nhận thức, hiểu biết pháp luật của họ cũng còn hạn chế. Sang Trung Quốc làm việc, cũng chỉ đơn thuần là rủ thêm anh em bạn bè đồng hương sang làm việc cùng để có thêm thu nhập. Tuy vậy, đây là hành vi vi phạm pháp luật nên họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Cũng mong rằng, qua các vụ án về tội danh “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” được đưa ra xét xử sẽ góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, không để ai phải đi tù vì thiếu hiểu biết một cách đáng tiếc như các bị cáo đã được TAND các cấp đưa ra xét xử.

 

 

 

 

                                                                               Mạnh Hùng     

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục