Những đứa trẻ xóm chài đùa nghịch sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Những đứa trẻ xóm chài đùa nghịch sau một ngày làm việc mệt mỏi.

(HBĐT) - Không được vui chơi thỏa thích, không có những chuyến du lịch cùng gia đình như những bạn bè đồng trang lứa, những em nhỏ của làng chài Tân Thịnh (phường Tân Thịnh-TP. Hòa Bình) ngày nào cũng rong ruổi trên những chiếc thuyền đánh cá với ước mơ có đủ tiền mua sách, vở cho năm học mới.

 

Nghỉ hè nhưng vẫn không được nghỉ 

Tầm 4-5 giờ chiều, những đứa trẻ ở làng chài Tân Thịnh (TP. Hòa Bình) mới có thời gian lên bờ để vui đùa sau một ngày dài lao động mệt mỏi. Trò chơi của chúng cũng chỉ xoay quanh công việc thường nhật, thi xem ai lặn mò được nhiều ốc hơn, ai kéo lưới giỏi hơn hay ai nặn cám tôm nhanh hơn. 

Huy Cường, 13 tuổi, vừa học xong lớp 7 kể: “Hàng ngày, em cùng bố đi đánh cá từ sáng sớm đến tận chiều mới về, lên bờ chơi với bạn một lúc rồi về thuyền chuẩn bị cho công việc ngày mai. Nhà nghèo nên em cố dành thời gian phụ giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập và để dành tiền mua sách cho năm học mới. Nói xong, Cường đứng dậy gọi Oanh - em gái ra phụ mình cho kịp bữa cơm tối. 

Không riêng Cường, hầu hết những đứa trẻ ở xóm vạn chài Tân Thịnh đều theo gia đình vất vả mưu sinh. 

Quốc Thắng mới 11 tuổi nhưng những ngày tháng bươn chải cùng gia đình khiến Thắng có dáng vẻ lớn hơn so với tuổi của em. Nhìn Thắng, không ai nghĩ cậu bé này đã có 3 năm kinh nghiệm trong nghề chài lưới. 

Thắng tâm sự: “ Lúc còn đi học, có những hôm em phải đi cùng bố đánh bắt ở xa, đến gần 3 giờ sáng mới về nhà. Sáng hôm sau em vẫn phải dậy sớm để đến lớp học. Dịp hè này, buổi tối đi thả lưới về, em được nghỉ ngơi một lúc rồi cùng bố đi thu lưới tới gần trưa. Ăn cơm xong lại chuẩn bị cho công việc buổi tối. Nói là nghỉ hè nhưng chúng em đâu được nghỉ”. 

Hướng đến một mùa hè bổ ích 

Sớm mhận thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Thắng luôn cố gắng  để tiếp tục sự học. Em tâm sự: Vì điều kiện nhà em không đủ để mua sách, vở mới cho mỗi năm học nên em thường dùng lại sách vở của những anh chị lớn hơn. Có những cuốn sách nào cũ quá, không sử dụng được nữa em mới xin tiền mua mới. 

Vất vả là vậy nhưng Thắng vẫn tích cực tham gia các hoạt động hè do phường tổ chức để mùa hè không trôi qua lãng phí. Mỗi khi nghe thông báo đi sinh hoạt hè trên loa phường em đều xin phép bố mẹ tham gia. Từ trước đến nay, em chưa bao giờ bỏ lỡ buổi sinh hoạt nào. Em thấy khi được tham gia sinh hoạt hè cùng các bạn và biết thêm nhiều điều bổ ích. 

Đồng chí Lê Thanh Nghị, Bí thư Đoàn phường Tân Thịnh cho biết: Để giúp các em nhỏ trong xóm vạn chài có một mùa hè bổ ích, Đoàn thanh niên phường đã tổ chức một nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi cho các em nhỏ trong địa bàn phường. Hè năm nay, Đoàn phường phối hợp với Đoàn thanh niên Công ty thủy điện Hòa Bình tổ chức sinh hoạt cho các em nhỏ trong địa bàn phường và các em nhỏ xóm vạn chài. Sau các buổi sinh hoạt tập trung, em nhỏ tham gia các hoạt động 3 buổi/ tuần. Tuy nhiên, theo đồng chí Nghị, việc tổ chức sinh hoạt hè cho những em nhỏ xóm vạn chài còn gặp một số khó khăn vì các em thường theo bố mẹ đi đánh cá vào ban đêm. Đoàn phường đã cố gắng phối hợp tuyên truyền, vận động các em tham gia sinh hoạt đầy đủ. Đến nay, trong tổng số 61 em nhỏ tại xóm vạn chài, chỉ còn một vài em không tham gia sinh hoạt đầy đủ. 

Ông Ngô Văn Thông, Trưởng xóm Vạn chài cho biết: Tuy cuộc sống của các hộ dân xóm Vạn chài vẫn còn nhiều khó khăn nhưng được sự vận động, khuyên nhủ của chính quyền và các đoàn thể trong KDC, các gia đình trong xóm vạn chài đã không nên để con em mình bỏ học nữa. Không những thế, một số hộ gia đình còn khuyến khích con em tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể tại địa bàn phường hay tại Trung tâm hoạt động TTN của tỉnh để giúp các em có một mùa hè bổ ích.

 

Tiến Thao

(SV Khoa báo chí - trường ĐH KH-XH&NV)

 

Các tin khác

Những người cửu vạn phải oằn mình vác những bao hàng nặng đến 80 kg.
Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.
Nắng nóng, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà tắm.

Ảnh chụp tại chân cầu Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến (TPHB) ngày 31/5.
Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh.Ảnh: Người dân xã Thanh Hối chiết bưởi để nhân giống bán.

Ấn tượng Tuần Châu

(HBĐT) - Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi cho cảnh quan tuyệt mỹ, một bảo tàng địa chất học ngoài trời với hệ thống các đảo đá vôi phong phú, các bãi triều, ngấn biển, hang động…đan xen trong đó là giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc và hệ sinh học phong phú, vịnh Hạ Long, hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế du lịch theo hướng phát triển kinh tế xanh.

Bài 2: Những hệ lụy không chờ đến mai sau

(HBĐT) - Với thực trạng phát triển “nóng” diện tích cây ăn quả có múi như hiện nay, nhiều tổ chức, hộ gia đình đã và đang không tiếc vốn, công sức đầu tư, nhất là đầu tư cho diện tích đất trồng rừng chuyển đổi. Chúng tôi dễ dàng “mục sở thị” những đồi keo đã được trồng thay thế bằng cây bưởi, cam. Nhiều nhất vẫn là diện tích đất rừng đang rầm rộ san ủi mặt bằng chuẩn bị bước vào chu kỳ kiến thiết. Thực tế này có thể quan sát ngay địa bàn các xã dọc tuyến QL6 từ xã Thu Phong đến xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong) rồi xóm Bậy, xã Quy Hậu (Tân Lạc).

“Nóng” hiện trạng trồng cây ăn quả có múi trên... đất trồng rừng (Bài I)

(HBĐT) - Gần đây, đất trồng cây ăn quả có múi ngày càng trở nên sốt giá. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở TPHB, các huyện và nhà đầu tư ngoại tỉnh đổ xô đi tìm mua đất trồng bưởi, cam, chanh. Thời buổi người người, nhà nhà nuôi giấc mộng làm giàu từ cây có múi nên muốn kiếm 1 ha đất vườn hay đất có độ dốc vừa phải ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc... hết sức khó khăn. Không bỏ cuộc, các nhà đầu tư rầm rộ chuyển hướng đưa cây có múi lên đồi mang theo kỳ vọng sau kiến thiết, chanh, cam, bưởi cho thu hái, “tấc đất” sẽ hóa “tấc vàng”!

Xâm tiêu ngân sách xã - vấn đề đáng lưu tâm

(HBĐT) - Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng các cấp trong tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 vụ xâm tiêu ngân sách - tham ô tài sản ở cơ sở. Trong đó, riêng quý I /2015 cơ quan chức năng đã phát hiện, ra quyết định khởi tố 1 vụ tham ô tài sản, 1 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Thực trạng trên đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã.

Trường Sa, nơi giữ trọn niềm tin của đất mẹ

(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế. 

Cá sông Đà

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục