CB,CS LLVT tỉnh và huyện Lương Sơn tổ chức sơ tán nhân dân trong vùng ngập lụt tại xóm Năm Lu,  xã Hòa Sơn vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/9.

CB,CS LLVT tỉnh và huyện Lương Sơn tổ chức sơ tán nhân dân trong vùng ngập lụt tại xóm Năm Lu, xã Hòa Sơn vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/9.

(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

 

Điểm tựa của dân trong dòng lũ dữ

Như ở Lương Sơn, nước sông Bùi dâng cao gây ngập lụt tại 5 xã, thị trấn gồm: Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, Cao Răm, thị trấn Lương Sơn. Hậu quả lũ cuốn trôi làm chết và mất tích 2 người tại xã Trường Sơn và xã Tân Vinh. Ngoài ra, nước lũ đã làm ảnh hưởng đến gần 1.000 người ở trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng; nhiều nhà dân đã bị ngập sâu trong nước; một số hộ ven sông, suối bị lũ cuốn trôi toàn bộ tài sản, hoa màu. Giao thông bị chia cắt, thông tin liên lạc bị gián đoạn. Theo thống kê của UBND huyện Lương Sơn, trận lũ lịch sử giữa tháng 9  đã gây thiệt hại về kinh tế ước khoảng 100 tỷ đồng. 

Thượng tá Nguyễn Văn Năm, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lương Sơn chia sẻ: Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Ban CHQS huyện đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, huy động lực lượng tổ chức cứu hộ, cứu nạn sơ tán khoảng 200 người dân ở khu vực xóm Năm Lu, xã Hòa Sơn ra khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm. Tuy vậy, còn có một số người dân do chủ quan với mưa lũ nên còn mắc kẹt ở các khu vực nước lũ dâng cao, nhanh và nguy hiểm như ở xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn; xóm Cời, xóm Nước Vải, xã Tân Vinh; xóm Năm Lu, xã Hòa Sơn... Trước tình hình đó, Ban CHQS huyện Lương Sơn đã đề nghị Bộ CHQS tỉnh đưa phương tiện, lực lượng đến ứng cứu. Ngay trong đêm, Bộ CHQS tỉnh đã đưa 2 xuồng cứu hộ của đơn vị cùng 1 xuồng cứu hộ tăng cường từ Kỳ Sơn, 1 xuồng cứu hộ của Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp và 40 CB,CS xuống làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại những điểm “nóng”. Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao, các lực lượng cứu hộ của Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với lực lượng cứu hộ tại chỗ gồm CB,CS Cơ quan Ban CHQS huyện, Công an huyện, lực lượng dân quân xã Tân Vinh, thị trấn Lương Sơn và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa cứu hộ, sơ tán được 207 hộ với 1.200 người dân cùng nhiều tài sản của nhân dân đến địa điểm an toàn.  

Đối với huyện Lạc Thủy, theo thượng tá Nguyễn Tuấn Anh, Chính trị viên Ban CHQS huyện thì: Vượt qua những khó khăn, bất lợi về thời tiết, nước lũ về nhanh và xiết nhưng với tinh thần trách nhiệm cao nhất CB,CS Ban CHQS huyện Lạc Thủy đã huy động 35 CB,CS và lực lượng  dân quân cơ động của 6 xã khu vực dọc sông Bôi phối hợp với lực lượng cứu hộ, cứu nạn của huyện tổ chức cứu hộ thành công 7 người, trong đó có 2 người bị trôi sông; 4 người bị cô lập và 1 người mắc kẹt trên ngọn cây trong nhiều giờ liền. Không riêng “ở tâm lũ” Lương Sơn và Lạc Thủy mà ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, CB,CS LLVT đã trở thành điểm tựa vững chắc nhất cho người dân trong dòng lũ dữ.  

 

Xung kích trong khắc phục hậu quả mưa, lũ  

Không chỉ là điểm tựa cho người dân trong lũ dữ, CB,CS các đơn vị LLVT trong toàn tỉnh còn luôn đóng vai trò xung kích giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả lũ bão, ổn định cuộc sống. Thượng tá Nguyễn Văn Năm, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lương Sơn chia sẻ: Ngay sau khi nước rút, Ban CHQS huyện đã chỉ đạo lực lượng dân quân các xã tích cực tham gia khắc phục hậu quả bằng tinh thần nước rút đến đâu, khắc phục hậu quả đến đó với sự hỗ trợ về nguồn nhân lực, khả năng cao nhất...  

Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm ngay trong lũ bão, tuyến đê Thanh Lương (xã Thanh Lương) đã được lực lượng dân quân cơ động địa phương khắc phục, gia cố xong các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở. Khi  hết mưa, nước lũ bắt đầu rút cũng là lúc có nhiều tuyến đường được thông, nhiều ngôi nhà đổ sập được dựng lại; nhiều cánh đồng được thu dọn để chuẩn bị cho việc gieo trồng lại. Trong đó, những CB,CS cơ quan Quân sự các cấp tiếp tục phát huy vai trò xung kích tham gia khắc phục hậu quả, giúp dân ổn định cuộc sống, sản xuất như Ban CHQS thành phố Hòa Bình đã huy động 15 CB,CS và trung đội dân quân cơ động xã Hòa Bình tổ chức di dời 4 hộ dân ở các điểm có nguy cơ sạt lở về nơi an toàn. Ban CHQS huyện Yên Thủy huy động 15 CB,CS và trung đội Dân quân cơ động các xã Ngọc Lương, Đoàn Kết, Bảo Hiệu giúp 17 hộ dân và 15 người di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Ban CHQS huyện Kim Bôi huy động 16 CB,CS, phương tiện và trung đội dân quân cơ động các xã Trung Bì, Đú Sáng, Kim Tiến, Hùng Tiến, Nật Sơn, Kim Bôi, Đông Bắc, Vĩnh Đồng tổ chức phân luồng giao thông, giúp nhân dân di dời về nơi an toàn, khai thông các tuyến đường bị đất đá sạt lở. Ban CHQS huyện Kỳ Sơn huy động 20 CB,CS và trung đội dân quân cơ động xã Mông Hóa tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất...

 

                                                                                 Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác

“Quầy thuốc đa không” ngay trước cổng chợ xã Tân Pheo (Đà Bắc).
Với hành vi tổ chức cho 25 người trốn đi nước ngoài trái phép Quách Thị Mai đã phải nhận bản án 48 tháng tù.
Đường bê tông trải dài khắp xóm, tạo điều kiện để người dân dần ổn định cuộc sống.

Yên Thuỷ kiên cường chống hạn

(HBĐT) - Có những thời điểm, khi mà “ba bề, bốn bên” trời đổ mưa giông thì đồng ruộng, đất đai huyện Yên Thuỷ vẫn khát khô, nứt nẻ. Bà con nông dân nơi đây dường như đã quen với những khắc nghiệt của thời tiết, không năm nào mà không phải hứng chịu hạn hán thiên tai. Cách họ làm là gồng mình, vượt lên những thử thách ngặt nghèo để cây lúa, cây màu vẫn chuyển mình sinh sôi trên miền đất khó.

Ấn tượng vùng chè Tân Cương

(HBĐT) - Về Thái Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng với những đồi chè, những xưởng chế biến chè của "Thủ đô gió ngàn" một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của đất chè Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

Khám phá trải nghiệm thiên nhiên văn hóa Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc không chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mà gần đây bắt đầu thu hút các giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sỹ đam mê khám phá, sáng tác cảnh quan, văn hóa và con người nơi đây. Đại ngàn rừng nguyên sinh Pu Canh thuộc địa phận xã Đồng Ruộng- Đoàn Kết- Đồng Chum thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đan xen các cánh rừng xanh ẩm, xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, đinh, lim, nghiến….

“Đánh thức “ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong Quyết định số 201 của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định hồ Hòa Bình là 1/12 điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể để khai thác bền vững tài nguyên du lịch hồ Hòa Bình.

Mùa hè không nghỉ của trẻ em làng chài Tân Thịnh

(HBĐT) - Không được vui chơi thỏa thích, không có những chuyến du lịch cùng gia đình như những bạn bè đồng trang lứa, những em nhỏ của làng chài Tân Thịnh (phường Tân Thịnh-TP. Hòa Bình) ngày nào cũng rong ruổi trên những chiếc thuyền đánh cá với ước mơ có đủ tiền mua sách, vở cho năm học mới.

Nhọc nhằn đời cửu vạn

(HBĐT) - Những ngày này, những người làm nghề bốc vác ở cảng Bích Hạ (xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình) vẫn oằn lưng giữa nắng bụi kiếm những đồng tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục