Ngôi nhà xây kiên cố 3 tầng của gia đình ông Bùi Văn Tám, xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) được xây dựng trên đất hành lang giao thông với diện tích vi phạm 525 m2.

Ngôi nhà xây kiên cố 3 tầng của gia đình ông Bùi Văn Tám, xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) được xây dựng trên đất hành lang giao thông với diện tích vi phạm 525 m2.

(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.

 

Ngay cổng trụ sở UBND  xã cũng bị lấn chiếm  

Đồng chí Bùi Thanh Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: Thực trạng người dân lấn chiếm đất đai đã xảy ra hơn 20 năm qua, ban đầu, chỉ có một vài hộ dân vi phạm thế nhưng càng về sau, tình trạng này diễn ra càng phức tạp. Đặc biệt, từ năm 2008 - 2011 có hơn 60 trường hợp vi phạm mới, nhiều nhất là năm 2011 với 33 hộ. Trong số 82 hộ vi phạm, tập trung nhiều nhất ở xóm Thượng (42 hộ), tiếp đến là xóm Thông (15 hộ), xóm Vọ (13 hộ), xóm Khoang (9 hộ), xóm Cuối (2 hộ) và xóm Lựng (1 hộ). Sở dĩ, Thượng, Thông, Vọ là 3 xóm có số hộ vi phạm nhiều nhất là bởi những xóm này đều có đường 12C chạy qua, trong khi tình trạng người dân đua nhau lấn chiếm đất hành lang giao thông (HLGT) diễn ra phổ biến trong vài năm lại đây.  

Trong tổng số hơn 44 nghìn m2 đất vi phạm ở xã Cuối Hạ, đất HLGT chiếm khoảng 30% (trên 13 nghìn m2), đất chăn thả (trên 11 nghìn m2), đất 1 vụ lúa (trên 8 nghìn m2), còn lại là đất trụ sở văn phòng, đất 5% của xã, thậm chí đất xây dựng trường mầm non cũng bị lấn chiếm. Trên diện tích đất vi phạm, hình thức lấn chiếm chủ yếu của các hộ dân là xây dựng nhà tạm, hàng quán, đặc biệt có 32 hộ đã xây dựng nhà kiên cố. Đi dọc theo đường 12C có thể dễ dàng nhận thấy nhiều ngôi nhà 2-3 tầng khang trang được xây dựng trên diện tích đất HLGT, điển hình như ngôi nhà 3 tầng của hộ ông Bùi Văn Tám (xóm Thượng) xây dựng trên diện tích đất vi phạm 525 m2 

Trong số những loại đất bị vi phạm, oái ăm nhất là đất ngay trước cổng trụ sở UBND xã Cuối Hạ cũng bị 3 hộ dân gồm: hộ bà Phạm Thị Cải, hộ ông Bùi Văn Tịnh và hộ ông Bùi Văn Thắng (đều trú tại xóm Thông) lấn chiếm. Các hộ này cho xây dựng hàng quán, xây nhà cấp 4, chính quyền phải mất nhiều lần tuyên truyền, vận động, các hộ này mới dỡ bỏ, trả lại đất. Ngoài ra, trường hợp hộ ông Bùi Văn Tệu (xóm Lựng) xây dựng móng nhà trên diện tích đất của trường mầm non, đến nay, sau nhiều lần chính quyền vào cuộc đã trả lại đất cũng là một biểu hiện cho thấy sự phức tạp của vấn đề lấn chiếm, vi phạm đất đai ở xã Cuối Hạ.   

Đồng chí Bùi Thanh Toán lo lắng: Từ năm 2011 trở về đây, chúng tôi kiên quyết xử lý những hộ có hành vi lấn chiếm đất nên không có trường hợp vi phạm mới, thế nhưng, nếu không được giải quyết dứt điểm tình trạng có thể phát sinh, phức tạp hơn, cần có phương án giải quyết quyết liệt, triệt để.  

Và những lý giải cho vấn đề...  

Trao đổi về những nguyên nhân của thực trạng trên, đồng chí Bùi Thanh Toán cho biết: Ngay từ những hộ vi phạm đầu tiên, sự can thiệp, giải quyết chưa dứt điểm của chính quyền  và các cơ quan chức năng đã khiến cho tình trạng ngày càng phức tạp hơn. Các hình thức xử lý chủ yếu là tuyên truyền, vận động, trong khi người dân lại bất hợp tác. Trong các cuộc họp, nhiều hộ vi phạm đồng ý tháo dỡ nhưng sau đó lại không thực hiện. Thấy hộ này không bị xử lý, các hộ khác cũng làm theo nên sô lượng vi phạm không ngừng tăng lên. Hơn nữa, dân số tăng thêm mỗi năm, quỹ đất  có hạn nên nhu cầu về đất ở của người dân cũng rất cấp thiết.  

Theo đồng chí Bùi Thanh Toán, UBND xã Cuối Hạ rất quan tâm đến việc giải quyết tình trạng trên, điều này thể hiện qua các cuộc họp, vấn đề này đều được đưa ra trao đổi và xã đều đặn báo cáo lên huyện để chờ phương án chỉ đạo, giải quyết, thế nhưng, đến giờ vẫn chưa nhận được sự hồi âm của cơ quan cấp trên nên chưa có hướng giải quyết thỏa đáng. Do vậy, trong thời gian chờ sự chỉ đạo của cấp trên,  phương án  mà UBND xã Cuối Hạ thực hiện là kiên quyết ngăn chặn, không để phát sinh thêm các trường hợp vi phạm mới. Đồng thời, trước nhu cầu về đất ở rất cấp thiết, xã tiếp tục đề xuất lên UBND huyện Kim Bôi xem xét việc thực hiện giãn dân, quy hoạch lại đất đai.  

Trao đổi về vấn đề trên, đồng chí Bạch Công Ban, Phó Trưởng phòng TN &MT huyện Kim Bôi xác nhận, vấn đề vi phạm đất đai ở xã Cuối Hạ là rất phức tạp và tồn tại nhiều năm nay đồng thời thừa nhận sự thiếu quyết liệt của cơ quan chuyên môn là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng trên chưa được xử lý dứt điểm. Về phương án xử lý, đồng chí Bạch Công Ban cho biết, đã báo cáo thực trạng, đề xuất lên UBND huyện hướng giải quyết và đang chờ sự chỉ đạo từ UBND huyện.  

                                                            

                                                                              Viết Đào

 

 

 

Các tin khác

CB,CS LLVT tỉnh và huyện Lương Sơn tổ chức sơ tán nhân dân trong vùng ngập lụt tại xóm Năm Lu,  xã Hòa Sơn vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/9.
“Quầy thuốc đa không” ngay trước cổng chợ xã Tân Pheo (Đà Bắc).
Với hành vi tổ chức cho 25 người trốn đi nước ngoài trái phép Quách Thị Mai đã phải nhận bản án 48 tháng tù.
Đường bê tông trải dài khắp xóm, tạo điều kiện để người dân dần ổn định cuộc sống.

Đêm nghe sóng hát Hạ Long

(HBĐT) - Không phải lần đầu đến với Hạ Long (Quảng Ninh) mà sao chuyến đi lần này vẫn có điều gì đó háo hức, mới mẻ. Không chỉ vì dư âm câu hát “Tôi về đây nghe sóng / Sóng hát từ bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về vùng biển Hạ Long tuyệt vời mà còn vì những dấu ấn, kỷ niệm từng qua trên vùng đất, vùng biển này. Một sự tình cờ mà đã có đêm nghỉ ở khu vườn Đào (Bãi Cháy). Chợt bừng thức nhớ tới lần đầu tới nơi này vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước...

Yên Thuỷ kiên cường chống hạn

(HBĐT) - Có những thời điểm, khi mà “ba bề, bốn bên” trời đổ mưa giông thì đồng ruộng, đất đai huyện Yên Thuỷ vẫn khát khô, nứt nẻ. Bà con nông dân nơi đây dường như đã quen với những khắc nghiệt của thời tiết, không năm nào mà không phải hứng chịu hạn hán thiên tai. Cách họ làm là gồng mình, vượt lên những thử thách ngặt nghèo để cây lúa, cây màu vẫn chuyển mình sinh sôi trên miền đất khó.

Ấn tượng vùng chè Tân Cương

(HBĐT) - Về Thái Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng với những đồi chè, những xưởng chế biến chè của "Thủ đô gió ngàn" một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của đất chè Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

Khám phá trải nghiệm thiên nhiên văn hóa Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc không chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mà gần đây bắt đầu thu hút các giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sỹ đam mê khám phá, sáng tác cảnh quan, văn hóa và con người nơi đây. Đại ngàn rừng nguyên sinh Pu Canh thuộc địa phận xã Đồng Ruộng- Đoàn Kết- Đồng Chum thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đan xen các cánh rừng xanh ẩm, xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, đinh, lim, nghiến….

“Đánh thức “ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong Quyết định số 201 của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định hồ Hòa Bình là 1/12 điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể để khai thác bền vững tài nguyên du lịch hồ Hòa Bình.

Mùa hè không nghỉ của trẻ em làng chài Tân Thịnh

(HBĐT) - Không được vui chơi thỏa thích, không có những chuyến du lịch cùng gia đình như những bạn bè đồng trang lứa, những em nhỏ của làng chài Tân Thịnh (phường Tân Thịnh-TP. Hòa Bình) ngày nào cũng rong ruổi trên những chiếc thuyền đánh cá với ước mơ có đủ tiền mua sách, vở cho năm học mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục