Túi khót của thầy mo Mường có nhiều thứ, nếu phân loại thuần tuý theo dạng vật liệu, cơ bản có các loại: Đồ vật làm bằng kim khí, đồ bằng đá, loại đá được chế tác và đá thô chưa được chế tác, đồ bằng răng, xương, móng vuốt động vật, đồ bằng quả thực vật, số loại quặng và một số loại củ họ nghệ. Cách phân loại này cho thấy, nhìn nhận về mặt hình thù, chất liệu đồ vật đem lại nhiều sự hiểu biết về bản chất và giá trị sử dụng của các đồ vật, song chưa đem lại sự hiểu biết về các giá trị tinh thần là vật hiện thân.
Nếu phân loại theo hình dạng đồ vật, tác dụng sử dụng thì phức tạp hơn nhưng chính xác hơn, qua đó giúp hiểu được bản chất của đồ vật và hiểu được giá trị sử dụng cũng như các tín hiệu văn hoá giờ đã thành thuộc tính của các đồ vật đó bao gồm các công cụ của người tiền sử, xương và sừng, răng… của các loại động vật. Trong đó, đồ bằng kim khí, bằng đá chế tác chiếm vị trí quan trọng trong túi khót. Nếu tính về tỷ lệ số lượng chiếm trên dưới 50% số lượng các đồ có trong túi khót của các ông mo.
Đồ kim khí có trong túi khót của các ông mo chủ yếu được làm bằng kim loại đồng, đó là các cổ vật thời văn hoá Đông Sơn, chúng được người Mường gọi chung là các đoòng hoặc là chầm khét - lưỡi thuổng, tầm sét nhà trời… sau đó căn cứ vào hình dạng của từng loại đặt tên cho nó.
Đoòng trong tiếng Mường là từ đa nghĩa, trong đó có chỉ loại vũ khí thô sơ bằng thân cây tre, vầu vót nhọn dùng để tấn công trong săn bắn, đó là cây lao.
Chầm khét - lưỡi tầm sét nhà trời: Đây là tên gọi xuất phát từ hiện tượng khi sét đánh xuống làm xới tung mặt đất. Tại đó, người ta thường nhặt được những lưỡi rìu bằng đồng thời Đông Sơn hoặc các vật bằng kim loại. Dân gian giải thích rằng đó là lưỡi rìu thiên lôi giáng xuống và bỏ lại. Những đồ kim loại tìm được tại nơi sét đánh rất được các thầy mo - clượng ưa chuộng cho là đồ rất thiêng dùng trong túi khót.
Thầy mo dùng những chiếc đoòng này tượng trưng cho uy lực của thiên lôi được sử dụng hành nghề để trấn áp, đánh ma quỷ.
Đồ bằng đá trong túi khót của ông mo cơ bản có hai loại chính, đó là các công cụ và đồ trang sức của người tiền sử được chế tác bằng đá. Loại nữa là các hòn đá quý, đá có chất liệu và hình thù lạ tự nhiên được nhặt gom từ trong thiên nhiên.
Công cụ bằng đá chủ yếu là các loại rìu đá của thời đồ đá mới kéo dài đến sơ kỳ thời Đông Sơn có trong các túi khót của ông mo, clượng được gọi chung là: Kẹw lẹt ma ươi - kẹo lẹt là từ trong tiếng Mường cổ, hiện nay rất ít dùng trong đời sống, nghĩa của nó hiện mỗi ông mo nói một kiểu, xin dịch là: Đồ của ma ươi. Đồ trang sức bằng đá đó là các vòng đeo tai, đeo tay được chế tác bằng đá, chủ yếu là bằng đá gran - nít và đá can-xít thạch anh loại trong suốt cũng có, loại mờ đục cũng có. Người Mường gọi chung đó là những cái lẹl- Đây là tiếng Mường cổ vẫn chưa rõ nghĩa của danh từ này. Các ông mo cũng chỉ biết nó dùng để trấn trị ma sáng trăng, một loại ma được cho là rất độc ác, chuyên đi hại các sản phụ trong khi sinh nở.
Ngoài ra, các túi khót ông mo có nhiều thứ như: Quả dọi của người xưa, các đồ vật bằng đá (đá mài, dùi đá đập vỏ cây hay các vật cứng)…
Các đồ răng, xương động vật như: nanh hổ, nanh gấu, răng voi, ngà voi, sừng tê giác, sừng hoãng, bò tót... có nhiều trong túi khót các thầy mo Mường. Mỗi một đồ vật thể hiện cho hồn vía, uy lực của loài đó được thầy mo sử dụng để trấn trị ma quỷ.
Ngoài ra, các loại củ họ nghệ được sử dụng trong bùa, nèm, mằn hà... nói chung là dùng trong thần chú để sử dụng trong các loại bùa ngải khác nhau như: Bùa yêu, bùa trấn trị ma quỷ.
Qua việc sử dụng các công cụ kể trên của ông mo, có thể thấy rõ thái độ tôn sùng, tâm linh hoá các công cụ, vũ khí của người xưa thành vũ khí tâm linh được các ông mo dùng hộ thân, diệt trừ ma quỷ. Nhìn sơ qua có thể cho rằng nhuốm màu sắc tâm linh, mê tín huyền hoặc. Song nhìn vào thực chất mối liên hệ này thể hiện rất rõ tính duy vật ở chính bản thân các đồ việc. Có thể thấy rõ mục đích ban đầu của chúng được người xưa sử dụng làm công cụ lao động, vũ khí săn bắn, đồ trang sức bình thường, sau đó lâu dần lớp bụi thời gian phủ mờ quá khứ, lịch sử, các vật dụng này được dân gian Mường linh thiêng hoá trở thành công cụ, vũ khí diệt trừ ma quỷ.
Môi trường diễn xướng
Bất cứ một di sản hay một loại hình văn hóa nào đều gắn với môi trường tồn tại. Mo Mường cũng không ngoại lệ chỉ tồn tại trong đời sống người Mường góp phần quan trọng tạo nên nền tảng, cơ sở của văn hóa Mường.
Do đặc trưng diễn xướng mo mang tính thiêng, do đó, môi trường diễn xướng mo chủ yếu được sử dụng trong tang lễ, nhất là tang lễ cổ truyền trong các gia đình quý tộc xưa khi có người chết, họ tổ chức tang lễ và mo suốt trong 12 đêm.
Ngoài ra còn được diễn xướng trong các các nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời, các nghi lễ đuổi tà, cầu mạnh khỏe, các lễ hội dân gian... Tuy nhiên, các nghi lễ này chỉ sử dụng hạn hẹp một số chương Mo có chức năng phù hợp với mục đích của từng nghi lễ.
Trong Mo Mường có gì ?
Như trước đã nói, mo Mường như bộ bách khoa thư về người Mường. Trong mo chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường.
Ngữ văn dân gian: Trong các câu bài văn vần, thơ mo chứa nhiều câu truyện cổ, truyền thuyết dân gian, thần thoại, sử thi. Các câu chuyện phản ánh lịch sử, giải thích sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thời xa xưa. Đặc biệt, hệ thống tiếng Mường cổ được lưu giữ khá trọn vẹn trong mo Mường. Đây là tài sản, là di sản phi vật thể vô giá của người Mường nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.
Địa chí dân gian địa vực người Mường sinh sống. Các địa danh, tên các loài thực vật, sông, suối... Trừ một số địa danh thần thoại ở trên trời, trong mường ma, dưới mường pươ tín (mường người tí hon dưới lòng đất) ra... Tất cả được nói đến trong mo Mường phần đa đều có thật trên thực địa vùng người Mường sinh sống. Mo Mường lưu giữ hệ thống địa danh cổ ngày nay nhiều nơi không sử dụng nữa. Điều này rất có ích trong việc nghiên cứu địa chí vùng người Mường sinh sống.
Trong mo Mường phản ánh nhân sinh quan, phản ánh mọi góc cạnh các các quan niệm về cuộc sống của người Mường. Thế giới quan, quan niệm về vũ trụ 3 tầng, 5 thế giới, vạn vật xung quanh... Tri thức dân gian, kinh nghiệm sản xuất, lịch pháp, phân loại thực vật, kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên... Hệ thống biểu tượng, đồ túi khót, các biểu tượng trong tang lễ, đồ mã... Phong tục, tập quán, lịch sử cổ đại về người Mường
Môi trường diễn xướng mo Mường trong tang lễ cổ truyền Mường và hệ thống các nghi lễ, biểu tượng văn hóa, nhà táng, mộ mường... có trong tang lễ phục vụ cho diễn xướng mo. Chứa đựng và phản ánh trang phục dân gian, âm nhạc dân gian: Giai điệu các bài mo, nhạc lễ trong mo, lễ hội dân gian, kiến trúc dân gian... Các hiện tượng thiêng chưa giải thích được như các thuật bùa chú, mằn hà của các thầy mo.
Mo Mường cũng chứa đựng tín ngưỡng dân gian bao gồm các tục thờ: Thờ tổ tiên, thờ tổ nghề, tục thờ cây, tục hiến sinh: mo trâu, bò, gà....
Ngày nay, mo vẫn được người Mường trân trọng, về việc tổ chức tang lễ theo nếp sống mới hiện chỉ còn khoảng 48 tiếng đồng hồ, người Mường vẫn tổ chức mo cho người đã khuất. Số lượng các roóng mo được cắt giảm tối thiểu, chỉ mo những roóng cơ bản, rất cần thiết trong thực hiện các nghi lễ. Các giá trị của mo mãi còn đồng hành cùng người Mường đi tới tương lai với tư cách là một di sản văn hóa, một yếu tố nền tảng cấu thành văn hóa Mường.
Bùi Huy Vọng
(Xóm Bưng, xã Hương Nhượng - Lạc Sơn)
(HBĐT) - “Đây là chiến thắng đầu tiên của quân đội ta đánh địch trong công sự vững chắc. Với chiến thắng Tu Vũ, chúng ta đã phá tan được phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, góp phần mở rộng vùng giải phóng” - đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng ở Tu Vũ (12/1951), nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của T.ư Đảng và Bác Hồ về việc mở Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), khi đó, cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên từ vùng thấp lên vùng cao nô nức, tích cực cùng toàn dân tham gia chiến đấu, đánh địch giữ đất, giữ làng.
(HBĐT) - “Đây là chiến thắng đầu tiên của quân đội ta đánh địch trong công sự vững chắc. Với chiến thắng Tu Vũ, chúng ta đã phá tan được phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, góp phần mở rộng vùng giải phóng” - đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng ở Tu Vũ (12/1951), nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
(HBĐT) - Ngày 18/11/1951, Tổng quân ủy quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình trên cơ sở phân tích: Địch tập trung lực lượng đánh lên Hòa Bình là thời cơ để ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của chúng. Vì lực lượng của chúng phải trải ra trên một địa bàn rộng, công sự chưa được củng cố, địa hình không thuận lợi cho sự tác chiến của địch. Đồng thời tập trung quân cơ động cho mặt trận Hòa Bình, lực lượng của chúng ở đồng bằng sẽ bị dàn mỏng và có nhiều sơ hở, là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng.
(HBĐT) - Để bảo vệ khu vực đã đánh chiếm, địch giải quân chốt giữ trên 50 vị trí và điểm canh ở dọc đường 6, triền sông Đà, TX Hòa Bình. Nhiều vị trí địch bố trí lực lượng từ một đại đội trở lên trang bị hỏa lực rất mạnh, có cả đại bác. Từ Gò Bùi đến Đồng Bến, địch đã đóng 2 tiểu đoàn ở nhiều điểm: Ao Trạch, đồi Dốc Mận, xóm Đồng Giang, xóm Đễnh, Hang Nước… ở khu vực thị xã, địch bố trí GM3 là đơn vị từng chiếm đóng Hòa Bình trước đây và 2 tiểu đoàn lính Mường.
(HBĐT) - Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, quãng thời gian thực chất đã trải qua 3 thế kỷ, từ thế kỷ XIX – XX bước vào thế kỷ XXI. Từ đó đến nay người Mường Hòa Bình vẫn lưu giữ khá trọn vẹn nếp ăn, nếp ở, bản sắc văn hóa của mình. Thể hiện dễ nhận biết nhất đó là ngôi nhà sàn vẫn còn đa số người Mường yêu mến, sử dụng trong lựa chọn nhà ở cho gia đình mình. Tuy nhiên cuộc sống luôn biến đổi, nhà sàn của người Mường cùng chung trong dòng chảy đó đã có những biến đổi nhất định