(HBĐT) - Vừa vào nhà, vứt cái túi đồ xuống nền gạch hoa, ông N. rót cốc nước lấy đầy đá uống một hơi mới cất tiếng: "Nóng nắng, đi đâu gặp chuyện chướng mắt đều thấy bực”. Bà vợ tủm tỉm: "Dấu hiệu tuổi già đấy. Tôi bảo này, ra ngoài đường thấy chuyện nghịch mắt nên bỏ qua. Không dễ bị tim mạch lắm. Kệ đi…”. Kệ làm sao được...


Ra khỏi nhà mấy ngày mà thấy mệt, cũng có thể do nhiều ngày nắng nóng trên dưới 40 độ. Chịu sao nổi. Ông đi công chuyện cùng bạn bè mấy ngày giải quyết cả việc cho tổ dân phố và cả chút việc riêng (lấy thuốc uống cho bà). Đấy, sáng hôm đi, mới mở mắt mà mặt trời đã chói chang, nhức cả mắt. Vào quán bún, bà chủ chưa đến mức xử sự kiểu "phở mắng, bún chửi” nhưng mồm năm miệng mười quát tháo nhân viên chạy bàn cũng khiến không gian đặc quánh, trộn lẫn (mùi vị mắm muối, mùi thịt nướng, hành tỏi… và cả mùi mồ hôi). Mấy người vừa ngồi vào bàn thì ngay bàn bên cạnh, một bác gái tuổi sồn sồn, mặt bự phấn son (dù mồ hôi chảy làm be bét mắt) vừa ăn vừa thưởng lãm tik-tok trên điện thoại di động thông minh… Hình như một đoạn về đám cưới bạc, đồng gì đó của bác ấy, rồi chuyến píc níc cùng nhóm dưỡng sinh đi điểm du lịch sinh thái gì đó. Vấn đề là, bác mở bác xem, kệ bác; bác cười rúc rích một mình không sao, nhưng cái chính là bác lại mở loa ngoài to quá. Vì thế lọt ra ngoài tiếng đàn, tiếng hát, tiếng cười nói của người trong tik-tok, chưa kể tiếng cười hồn nhiên, vô tư của bác nữa. Mấy người ngồi xung quanh nhìn nhau lẩm bẩm: "Sao có người hồn nhiên thái quá vậy nhỉ… Đây là nơi đông người chứ có phải nhà riêng của bà ấy đâu”. Chỉ khi ăn hết bán bún bác gái rời đi, mọi người mới có cảm giác ăn ngon miệng. Bác ra đến cổng rồi mà vẫn còn nghe tiếng nhạc, tiếng cười rộn ràng vọng lại, vui thế cơ mà…
Vừa lên xe buýt, ông và nhóm bạn khoan khoái ngả lưng sau ghế. Với những thuận lợi như thế này, việc đến điểm X cũng chẳng mấy nữa. Mua được thuốc cho bà ấy và xử lý công việc kia chắc cũng ổn luôn trong ngày. À mà trên xe cũng có nhóm học sinh, sinh viên về nghỉ hè. Các cháu chuyện trò rôm rả đủ các thứ chuyện trên đời, nhiều chuyện khá thú vị khiến các bác ngồi gần cũng bật cười. Chuyện như thế thì chẳng có gì để nói. Giữa lúc đó, ở mé trái, một cậu có mái tóc cắt ngắn, bên gáy "thiết kế” hình một quả bóng đá, cánh tay phải vẽ hình cung tên… Nhìn cũng có vẻ cá tính. Mắt cậu lim dim khi bản nhạc cất lên. Phải nói là điện thoại xịn nên âm thanh không chê vào đâu được. Nhưng các bác già có vẻ không ưng. Có bác cau mặt. "Bình minh ơi dậy chưa? Cafe sáng với tôi được không! Chơi vơi qua ngày đông. Sao thấy cô đơn và lạc lõng. Đêm ơi đã ngủ chưa?”… Vừa qua đoạn này do Tùng Dương hát đạt có độ phiêu thì ông không chịu nổi nữa:
- Cháu ơi, cháu có thể tắt     nhạc điện thoại được không? Ông khẽ khàng.
- Ô hay, cháu mở bình thường mà. Mọi khi cháu vẫn mở như    vậy, ai nói gì đâu. Cậu thanh niên thản nhiên.
- Họ không nhắc không phải không khó chịu mà vì họ không tiện nhắc. Cháu xem, cả phía này có ai mở oang oang như cháu không? Nghe nhạc là sở thích riêng, không ai cấm, nhưng mở cho mình nghe thôi. Không nên ảnh hưởng đến người xung quanh… Bực quá ông diễn thuyết một hồi.
- Ôi trời, các bác cứ "nâng cao quan điểm”… Nhạc hay thế cơ mà…
Dù mặt cau có cậu ta vẫn     phải tắt nhạc điện thoại, nhất là khi cậu ngồi cạnh "bồi thêm”: Về nhà cậu muốn mở cái thể loại nhạc gì cũng được. Còn trên xe, có cả    các bác cao niên mình không nên làm phiền… Mà cái cáp nghe tai đâu. Cắm vào lỗ nhĩ mà tự     thưởng thức…
Đấy, bà thấy chưa, chịu sao nổi. Mà ông là người cũng biết kìm nén và khá trầm tính đấy. Chứ mấy ông nóng tính, thấy chướng là "quặc” thì ối chuyện xảy ra. Bà vợ cầm thang thuốc do ông mang về dịu dàng hơn mọi khi: "Ông ơi, tuổi này ra đường thấy chuyện nghịch mắt thì bỏ qua đi. Rước cái bực vào người làm gì. Mà ông đang bị tim mạch đấy. Mùa nóng này đừng cáu gắt”. Ừ, biết đâu bà nói đúng!?

Bùi Huy

Các tin khác


Thạch Sanh tân truyện: Lạm thu

(HBĐT) - Mặc dù chẳng có bằng cấp gì nhưng nhờ "vía” của phụ vương mà trước khi bước vào năm học mới chàng tiều phu được bổ nhiệm là hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.     

Thạch Sanh tân truyện: “Nông sản sạch”

(HBĐT) - Trong xu thế phát triển, người tiêu dùng không chỉ có nhu cầu về việc ăn no hay ăn đủ mà còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng. Đặc biệt trong thời điểm thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng, việc sử dụng sản phẩm sạch lại càng quan trọng. Nắm bắt được xu thế đó, Thạch Sanh quyết định đầu tư mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

“Chủ thầu”

(HBĐT) - Quanh đi quẩn lại, cuối cùng Thạch Sanh quyết định vay vốn thành lập riêng một công ty TNHH của mình, nhằm "mượn vía” phụ vương để kiếm chác ít nhiều khi xây dựng các công trình từ nguồn vốn của cung đình ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Thạch Sanh tân truyện: Không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Vì thương con gái yêu và bày cháu lít nhít, cân nhắc mãi, cuối cùng Vua cha cũng quyết định can thiệp với thuộc cấp bố trí cho chàng rể đầy tai tiếng giữ chức Đội trưởng Đội kiểm tra trật tự đô thị (KTTTĐT) ở vùng "rừng xanh núi đỏ”.

Điểm số của con

(HBĐT) - Vừa vào nhà, anh D. thấy vợ tóc tai rối bù, đi đi lại lại trong phòng ra chiều sốt ruột, còn con cún - con gái rượu đang thút thít khóc ở chân cầu thang. Tiếng bà vợ trầm bổng:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục