(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.
Nội dung SGK lớp 6 môn công nghệ là những bài may mặc trong gia đình, cắt, khâu một số sản phẩm, trang trí nhà ở, nấu ăn trong gia đình. SGK lớp 7 là kỹ thuật trồng trọt. SGK lớp 8 là bản vẽ các khối hình học; bản vẽ kỹ thuật; cơ khí; kỹ thuật điện. SGK lớp 9 là giới thiệu nghề điện dân dụng với: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng lưới điện trong nhà; dụng cụ trong lắp đặt mạng điện; lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà; kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà...
Để đảm bảo chương trình, Thạch Hiệu trưởng chỉ còn cách là phân cho mỗi giáo viên chịu trách nhiệm dăm, bảy tiết, bất kể đó là giáo viên tổ tự nhiên hay xã hội, yêu cầu hàng đầu là phải kín lịch, còn chất lượng giảng dạy đành “được chăng hay chớ”. Vậy là hàng tuần, từ lớp 6 - lớp 9 ở trường THCS vùng rừng xanh, núi đỏ, giáo viên vẫn đều đặn lên lớp giảng dạy môn công nghệ theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Ngồi dưới lớp mà học sinh lớp 6 cứ cười khúc khích khi thầy giáo dạy môn thể dục, tốt nghiệp trường đại học TD-TT hẳn hỏi với dáng vóc như lực sỹ, bàn tay to hơn mảnh vải mẫu kích thước 8 cm x 15 cm hướng dẫn học sinh thực hành về mũi khâu thường, mũi khâu đột, khâu vắt. Cũng tương tự, học sinh lớp 8 thì bấm bụng cười khi cô giáo dạy tiếng Anh hầu như không có những kiến thức sơ đẳng về điện dân dụng như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, sơ đồ mạch điện... giảng bài “Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà” cứ lóng nga, lóng ngóng. Đến vẽ sơ đồ mạng điện đơn giản cũng nhầm lẫn từ mạch chính sang mạch phụ, thậm chí không hiểu Aptomat (cầu dao tự động) là gì. Có lẽ vui vẻ nhất là dạy và thực hành học phần “Nấu ăn trong gia đình” vì dù đó là luộc rau, nấu cơm, nấu canh, kho cá, hấp trứng thịt, nướng thịt hay rán trứng, rang tôm... kết thúc tiết học, cả cô và trò đều được một bữa bù khú với đủ loại “sơn hào, hải vị”.
Nhiều khi cả giờ lên lớp lẫn những tiết thực hành giữa thầy, cô giáo và các em học sinh đều ngơ ngác, lúng túng nhưng đến cuối năm bảng điểm môn công nghệ đều lấp lánh những điểm 9, điểm 10, thậm chí còn góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Nhìn bảng điểm môn công nghệ mà Thạch Hiệu trưởng cứ tấm tắc “giáo viên trường mình thật đa năng”.
Phương Huyền
(HBĐT) - Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông Tây Bắc thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.
(HBĐT) - Người dân tộc Mường vẫn lưu giữ cho mình tục nhuộm răng đen. Những thiếu nữ ngay từ khi 10 tuổi đã nhuộm răng và nhai trầu.
(HBĐT) - Năm nay được mùa nhãn, cây nhãn nhà bà Lương thấp, tỏa cành trĩu quả. Những ngày tháng bảy này, bà Lương đi ra, đi vào, trong lòng bà xốn xang, bà quét dọn bàn thờ rồi nhấp nháy đôi mắt già nhìn lên di ảnh của ông. Một buổi sáng thứ bảy, bà gọi thằng cháu nội đích tôn lên 10 tuổi cùng bà ra vườn bẻ những cành nhãn, những quả nhãn tròn trĩnh, no nước. Bà bảo với cháu Thiện:
(HBĐT) - Anh Trung và anh Thành là hai anh em ruột. Anh Trung ăn học đến nơi, đến chốn, tốt nghiệp xong đại học, anh công tác ở một cơ quan trên thành phố, vợ anh công tác ở một ngành kinh tế nên hai anh chị chắt chiu xây được ngôi nhà giá trị vài tỉ đồng. Anh Thành, sau khi học xong THPT đi lính nghĩa vụ về ở nhà làm ruộng, vợ là cô giáo mầm non nên nuôi được hai con ăn học đã là điều vất vả.
Động Đá Bạc
(HBĐT) - Động Đá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đặc điểm: Ðộng Ðá Bạc là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa, là sự kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng khỏe khắn với sự duyên dáng thơ mộng.