Vui đánh yến.

Vui đánh yến.

(HBĐT) - Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông Tây Bắc thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.

 

Ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái ngày xuân bầu bạn, trải qua nhiều thế hệ, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu không thể thiếu tại cuộc thi thể thao của đồng bào dân tộc.

Trò đánh yến cũng gần giống đánh cầu lông. Quả yến được làm bằng tre mai, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm từ ba đến bốn, năm chiếc lông gà.

Vợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút. Người chơi sẽ phải sử dụng sự khéo léo của cổ tay và sự di chuyển hợp lý để đánh cầu sang phần lưới của đối phương.

Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ một chàng trai mường trời, trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái, và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu.

Vậy là những thế hệ sau này, những cặp uyên ương thường rủ nhau "đánh yến, giã rượu". Ban đầu là bằng tay, sau đó là dùng những miếng gỗ mềm tự chế.

Tại các lễ hội, trước lúc diễn ra trò chơi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én, với tiếng đàn tính thánh thót và giọng hát mượt mà "dẫn dắt" mọi người trong hội theo cánh én mùa xuân lên thăm mường trời, nơi có những cảnh vật thần tiên mà con người hằng mong ước đến cuộc sống no ấm, tươi đẹp…

Sau đó, các Pú mo lấy những trái yến từ mâm cúng phân phát cho mọi người trong hội.

Thường thì chơi yến ngày xuân không hạn chế về số lượng người chơi, có lúc có tới hàng trăm đôi trai tài gái sắc đứng quây thành một vòng tròn rộng để cho những trái yến cùng bay một lúc.

Cái bay cao, cái bay xa, bay gần, tầng tầng, lớp lớp đan xen với nhau đầy màu sắc, vi vút tựa như một đàn chim én đang chao liệng trên bầu trời mùa xuân…

Giải thưởng thì đơn giản lắm, người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo làm ra với một lời nhắn về một mái ấm hạnh phúc gia đình.

Từ năm 2000, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu tại đại hội thi thể thao người dân tộc. Hằng năm, trong lễ hội mùa xuân thì ngoài vô số trò vui thì trò đánh yến không bao giờ là thiếu được.

 

 

                                                                  HBĐT tổng hợp

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Động Đá Bạc

(HBĐT) - Động Đá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đặc điểm: Ðộng Ðá Bạc là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa, là sự kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng khỏe khắn với sự duyên dáng thơ mộng.

Xuất toán

(HBĐT) - Sau một loạt những vụ bê bối của của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Phò mã Thạch chức Quan Thú y ở vùng rừng xanh, núi đỏ.

“Mất khách”

(HBĐT) - Từ ngày Thạch Sanh bị buộc thôi việc, trở về vùng rừng xanh, núi đỏ, gia cảnh ngày càng trở nên túng bấn, cả nhà lúc nào cũng rối như tơ vò.

Thiệt cả đôi đường

(HBĐT) - Sau khi bán hết gánh rau cho mấy bà buôn ngoài chợ, trở về nhà đã 8h sáng, chị Lan thấy cô con gái vẫn chưa đi học. Chị hỏi Ly (cô con gái lớn đang học năm cuối trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình).

Bạn của bố

(HBĐT) - Tình cờ gặp lại người bạn đồng ngũ năm xưa, ông Thảo mừng quýnh hỏi han ríu rít: - ôi, ông Thân đấy à, đã mấy năm không gặp, trông ông vẫn khỏe đấy chứ? - Thôi vào nhà tôi chơi đi, thăm hỏi uống với nhau chén nước. Nhà tôi ở gần đây mà. ông Thân vui vẻ nói.

Năm mới quên chuyện cũ

(HBĐT) - Ông Chiến chỉnh tề trong bộ quân phục cấp tá, ngực lấp lánh huân chương, ông chuẩn bị đi chúc Tết ngày mồng một đầu năm. Thấy chồng định đi chúc Tết hàng xóm, bà vợ ông giọng đay nghiến:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục