(HBĐT) - Được cán bộ thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lợn của gia đình anh Đinh Quang Tuyên ở phố Đoàn Kết. Không phải hỏi thăm nhiều, chúng tôi đã gặp chị Kiều, vợ anh Tuyên bán thịt lợn ở ngay đường gần trung tâm thị trấn.


Anh Đinh Quang Tuyên, phố Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) chăm sóc đàn lợn.

Ngôi nhà 2 tầng, 1 tum xây khang trang là kết quả của sự cần cù, chịu khó của anh chị từ nuôi lợn hơn 20 năm nay. Đón tiếp chúng tôi là anh Tuyên. Đưa chúng tôi thăm khu máy xay xát, chuồng trại chăn nuôi, anh Tuyên chia sẻ: "Sáng sớm, cả 2 vợ chồng đi bán thịt lợn, giờ mới có thời gian cho lợn ăn. Đàn lợn thấy người đến kêu inh tai. Nhanh tay quấy cám nấu theo kiểu truyền thống cám ngô, cám gạo với rau rồi pha với bỗng rượu trong 1 cái thùng lớn to gấp mấy lần người. Một loáng là cả dãy chuồng với hàng chục ô lợn các loại đã có đầy đủ thức ăn.

Lúc này, anh Tuyên mới có thời gian trò chuyện với chúng tôi: Là người gốc Hà Nam, năm 1989, 2 vợ chồng anh lên đây lập nghiệp. Từ hai bàn tay trắng, mới đầu, anh chị phải vay vốn Ngân hàng NN&PTNT huyện 500.000 đồng đầu tư nuôi 2 ô với đàn lợn thịt 12 con. Hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng, không phụ công chăm sóc của anh chị, đàn lợn lớn nhanh cho thu nhập khá. Từ đàn lợn ban đầu, gia đình anh phát triển mở rộng quy mô. Cùng với việc đầu tư hệ thống chuồng trại phát triển đàn lợn lên 70- 80 con, anh Tuyên mua thêm máy xay xát, nấu rượu lấy bỗng, chủ động được nguồn thức ăn cho đàn lợn. Tuy vậy, trong quá trình chăn nuôi có thời điểm giá lợn xuống thấp kỷ lục, từ 45.000 - 50.000 đồng/kg xuống còn 20.000 - 30.000 đồng/kg. Đã vậy lại không có thương lái đến mua. Nhiều đêm suy nghĩa, cái khó ló cái khôn, anh chị tìm cách thuê người thịt lợn mang ra chợ bán. Tiếng lành đồn xa, gia đình anh chị Tuyên - Kiều ở phố Đoàn Kết nuôi lợn dân dã, thịt ngon, khách ngày một đông hơn. Đến nay, mỗi tuần, gia đình anh chị mổ 3 con phục vụ nhân dân trên địa bàn và khách đặt. Theo anh Tuyên, để có lợn mổ bán thường xuyên, gia đình không nuôi lợn theo đàn mà gối nhau.

Không hạch toán được cụ thể mỗi năm thu nhập được bao nhiêu nhưng nhờ phát triển chăn nuôi lợn, từ 400 m2 đất ban đầu lập nghiệp, gia đình anh Tuyên đã mua được thêm 400 m2 đất xây dựng ngôi nhà kiên cố, có điều kiện cho 2 con học hành, giờ các cháu đều đã trưởng thành. Ngôi nhà cũ lợp ngói ban đầu lập nghiệp đã trở thành khu chăn nuôi với hàng chục ô được đầu tư hệ thống cho ăn tiện lợi. Với cách làm năng động của mình từ chủ động nguồn thức ăn, chăn nuôi theo phương pháp truyền thống đến đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm đã giúp gia đình anh Tuyên vượt qua khó khăn, làm giàu chính đáng.


                                                                              Linh Đan

Các tin khác


Người chỉ huy trưởng gương mẫu

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Văn Ninh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Độc Lập (Kỳ Sơn). Nhờ những đóng góp quan trọng của anh trong công tác quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) trên địa bàn, xã Độc Lập nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bùi Văn An - nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Sinh ra trên mảnh đất nghèo tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, anh Bùi Văn An, xóm Rò, xã Yên Trị (Yên Thủy) luôn trăn trở tìm hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế gia đình, giúp nông dân địa phương cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Với suy nghĩ đó, anh đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi trở về quê hương gây dựng mô hình khởi nghiệp.

Khắc tinh của tội phạm

Hơn 10 năm gắn bó với nghề "đánh án ma túy”, những chuyến công tác đột xuất, làm việc bất kể ngày đêm, lắm lúc "ăn bờ, ngủ bụi” đã trở thành "chuyện như cơm bữa" với Đại úy Lê Thăng Bằng (SN 1983), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Đống Đa. Không chỉ đấu tranh, triệt phá nhiều trọng án về ma túy, anh còn đánh thức lương tri cho nhiều tội phạm cộm cán trẻ tuổi trên địa bàn.

Người thầy thuốc tận tâm với nghề

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề thuốc nam, ông Bùi Văn Phượng ở xã Yên Trị (Yên Thủy) tiếp tục chọn nghề của cha ông để lại. Từ những năm 1980, ông bắt đầu học nghề. Quá trình hành nghề, ông nhận thấy, cùng với tây y phát triển thì đông y vẫn chiếm vị trí quan trọng, không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Tấm gương sáng trong phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc

(HBĐT) -Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng say mê nghề nghiệp, thiếu tá Hoàng Anh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội 3, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (Công an tỉnh) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trung tá Mẫn Văn Hiệp và những tên tội phạm ma túy nói tiếng Mông

Trung tá Mẫn Văn Hiệp, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bắc Ninh là một trong 70 điển hình tiên tiến toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục