(HBĐT) - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi là một trong những phong trào lớn được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Những năm gần đây, sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào đã góp phần cổ vũ tinh thần, nghị lực vượt khó của nông dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh, giúp nhau vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.


Ông Nguyễn Văn Thắng, xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) là một trong những nông dân điển hình được bình chọn là "Nông dân xuất sắc" năm 2019. 

Ở xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) có nông dân Nguyễn Xuân Thắng là một trong những tấm gương tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là "Nông dân xuất sắc” năm 2019. Khởi nghiệp từ năm 2000, ông Thắng tập trung xây dựng mô hình trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế, đầu tư hệ thống nhà lưới để kinh doanh thêm dịch vụ cây giống. Sau gần 20 năm vừa làm vừa học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, đến nay, diện tích vườn cây ăn quả của ông đã mở rộng lên gần 4 ha,  chủ yếu là bưởi da xanh, cam, nhãn. Ba năm trở lại đây, từ khi tham gia vào HTX Mường Động, áp dụng KHKT hiện đại và sản xuất theo tiêu chuẩn VetGAP, diện tích cây ăn quả của gia đình ông ngày càng khẳng định được chất lượng, doanh thu đạt từ 1,2 - 1,6 tỷ đồng/năm, doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước. Ngoài là điển hình đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, ông còn là hội viên nông dân tích cực trong việc giúp đỡ giống, vốn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng canh tác cho các hội viên khác cùng làm ăn kinh tế, mở hướng thoát nghèo. Hiện, mô hình phát triển kinh tế của ông tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên và 25 - 30 lao động thời vụ với mức lương 5 triệu đồng/ người/tháng. Hưởng ứng các cuộc phát động của các cấp Hội trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng năm, ông Thắng đóng góp cho địa phương 5 triệu đồng, ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân 1 - 2 triệu đồng. Với những nỗ lực và đóng góp của mình, nhiều năm liền ông được huyện công nhận là hộ SX-KD giỏi; được tặng giấy khen của UBND xã về phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2015-2019.

Bà Hà Thị Chung, hội viên Chi Hội Nông dân Pom Cọong, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) không ngại mạo hiểm, thử sức mình trong phát triển kinh tế thông qua việc tận dụng những lợi thế của địa phương và bản sắc của dân tộc mình. Mạnh dạn xây dựng khu homestay để phát triển du lịch cộng đồng, lồng ghép với kinh doanh các sản phẩm dân tộc như thổ cẩm, ẩm thực dân tộc. Đến nay, với lượng khách thăm quan ổn định, homestay mang lại doanh thu mỗi năm từ 700 - 800 triệu đồng, tạo việc làm với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng cho 5 - 7 lao động địa phương. Không chỉ năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, bà còn là hội viên nông dân tích cực, tình nguyện hiến đất để làm đường xây dựng NTM, đồng thời đi đầu trong hoạt động ủng hộ, hỗ trợ hội viên nông dân và hộ nghèo tại địa phương. Thông qua việc kết nối với các công ty du lịch, bà phối hợp kêu gọi các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay đóng góp, hỗ trợ xây dựng nhà ở, mua sắm trang thiết bị trong gia đình cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi được các cấp Hội Nông dân huyện đề cử, bà vinh dự được Hội Nông dân tỉnh tặng danh hiệu "Nông dân xuất sắc” năm 2019.

Những điển hình tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi đã tạo động lực để hội viên toàn Hội tích cực hưởng ứng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trong toàn Hội đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất tập trung như chăn nuôi dê (Lạc Thủy, Mai Châu), chế tác đá cảnh (Lạc Thủy), nuôi cá lồng (TP Hòa Bình, Đà Bắc), trồng cam (Kim Bôi, Cao Phong), dệt thổ cẩm (Tân Lạc, Mai Châu), trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Thuỷ), trồng dổi lấy hạt (Lạc Sơn), nuôi gà thả vườn (Lạc Sơn, Lạc Thuỷ)...

Đánh giá về phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Suốt quá trình thực hiện phong trào, nhiều địa phương có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, điển hình như các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu. Xác định đây là phong trào trọng tâm, nòng cốt và có ý nghĩa quan trọng, các cấp Hội đã chủ động ký chương trình phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để tăng cường nguồn hỗ trợ nông dân phát triển SX-KD, tăng cường các hoạt động tư vấn dịch vụ, đẩy mạnh việc áp dụng KHCN cao trong xây dựng các mô hình kinh tế tập thể. Tập trung bám sát nghị quyết của Trung ương Hội cũng như của Tỉnh ủy, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh để triển khai thực hiện phong trào sâu rộng tới toàn thể cán bộ, hội viên nông dân.

Hàng năm, số hộ đăng ký và đạt danh hiệu hộ nông dân SX-KD giỏi đều tăng. Năm 2019, 100% xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện phong trào thi đua SX-KD giỏi, có 72.470 hộ đăng ký SX-KD giỏi các cấp. Kết quả, có 37.615 hộ đạt danh hiệu SX-KD giỏi các cấp. Các cơ sở Hội đã vận động giúp đỡ hội viên nghèo với việc hỗ trợ hàng tỷ đồng tiền vốn, hàng chục nghìn ngày công, phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể xoá nhà tạm, xây dựng nhà "Mái ấm nông dân”. Từ các nguồn vốn huy động được và nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, năm 2019, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 17 dự án với tổng số tiền trên 5,690 tỷ đồng cho 183 hộ nông dân được vay vốn phát triển kinh tế.

Qua phong trào, các hộ SX-KD giỏi đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục nghìn lao động nông thôn, chia sẻ KHKT, cách làm hay cho hàng chục vạn hộ nông dân. Phong trào tác động mạnh mẽ, khuyến khích hội viên nông dân đổi mới tư duy sản xuất, cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn trong việc huy động vốn, khai thác tiềm năng, thế mạnh, điều kiện sẵn có để phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện, nâng cao.

 Thu Hằng


Các tin khác


Bí thư Đoàn trường 14 lần hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, nhất là đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo. Với tâm niệm "Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", anh Nguyễn Tiến Long, Bí thư Đoàn Thanh niên trường mầm non Hoa Hồng, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) luôn nhiệt tình trong phong trào hiến máu tình nguyện. Anh đã 14 lần tham gia hiến máu.

Trưởng khu có uy tín trong cộng đồng và xã hội

(HBĐT) - Đến khu 7, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) hỏi thăm về ông Bùi Thanh Ưởm không ai là không biết. 27 năm làm trưởng khu, hiện đang là Phó Bí thư chi bộ khu 7, tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn luôn nhiệt huyết, năng nổ, trách nhiệm với mọi công việc của cộng đồng, xã hội. Ông Ưởm được nhân dân bầu là người có uy tín tiêu biểu của khu dân cư và thị trấn. Khi nhắc đến ông, mọi người hết lòng khen ngợi, quý mến, kính trọng.

Đảng viên Bùi Văn Hiệp đi đầu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Đảng viên, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ Bùi Văn Hiệp, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) được cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn đánh giá cao về tinh thần năng động, mạnh dạn, sáng tạo, đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp, đa dạng hóa ngành nghề để tạo việc làm, thu nhập cho xã viên và lao động địa phương. Những năm gần đây, cây sả được xã xác định là nông sản mũi nhọn, hướng tới xây dựng sả thương phẩm và tinh dầu sả thành sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, trong đó, HTX giữ vai trò nòng cốt trong sản xuất, chế biến.

Chàng trai trẻ phát triển kinh tế từ ươm, ghép cây dổi giống

(HBĐT) - Theo giới thiệu của người quen, chúng tôi đến vườn dổi giống của chàng trai trẻ Bùi Văn Nhung, xóm Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) khi Nhung đang chuẩn bị cho chuyến chở cây dổi giống vào Tây Nguyên. Sau chuyến xuất bán giống dổi này, Nhung tiếp tục đầu tư, chăm sóc cho vườn dổi thứ 3 rộng trên 2.000 m2 mà Nhung và gia đình vừa mạnh dạn đầu tư thuê đất để ươm, ghép dổi giống.

Sản phẩm túi giấy sinh học vì sức khỏe người tiêu dùng của anh Vũ Đăng Biên

(HBĐT) - Là cơ sở tiên phong đưa túi giấy sinh học đựng thực phẩm vào thị trường người tiêu dùng của Hòa Bình, anh Vũ Đăng Biên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã mạnh dạn đưa ý tưởng "Phát triển công nghệ túi giấy sinh học đựng thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống” tham dự cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2019”. Ý tưởng của anh Biên đã đoạt giải nhì tại cuộc thi.

Người đưa chữ lên bản Mông

(HBĐT) - Đầu năm 2018, cô Hà Thị Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Bao La (Mai Châu) luân chuyển về trường TH&THCS Hang Kia B. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện. Trên địa bàn xã tình trạng học sinh bỏ học cao (bậc tiểu học có 87/232 em, chiếm 37,5%; bậc THCS có 66/100 em, chiếm 66%). Qua tìm hiểu cô được biết, nhiều cha mẹ học sinh không biết chữ dẫn đến không quan tâm đến giáo dục; quan niệm còn lạc hậu, học sinh nữ thường chỉ học đến lớp 6 là nghỉ học; phong tục tập quán người Mông sống du canh, du cư nên học sinh thường bỏ trường, bỏ lớp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục