(HBĐT) - Người chúng tôi nhắc đến là Thượng tá Phạm Đình Phương, Trưởng Ban Dân vận, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh). Anh là một trong những cá nhân điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020 của LLVT tỉnh.


Thượng tá Phạm Đình Phương, Trưởng Ban Dân vận, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả cho Nhân dân huyện Kim Bôi.


Sinh ra tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Sỹ quan Hậu cần, anh nhận nhiệm vụ về công tác tại Ban CHQS huyện Kim Bôi và giữ nhiều chức vụ, cao nhất là Chính trị viên sau một thời gian dài phấn đấu. Từ năm 2016 đến nay, anh được điều về công tác tại Bộ CHQS tỉnh. Thượng tá Phương luôn tâm niệm "Công tác dân vận là một mặt công tác có ý nghĩa quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như tỉnh Hòa Bình càng có vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Bên cạnh đó phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, cách làm cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn tại đơn vị, địa phương là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ mới”.

Hơn 30 năm công tác, anh luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong phong trào thi đua  "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020, anh đã tham mưu xây dựng và trực tiếp thực hiện có hiệu quả 10 mô hình sáng tạo, cách làm hay, có sức lan tỏa rộng lớn, đi vào cuộc sống như mô hình xây dựng "Làng, bản văn hoá - quốc phòng”,  "5 quản, 3 giữ”, "Hòm tiết kiệm quyên góp ủng hộ người nghèo”, "Góc học tập 100 đồng”... Trong đó, phải kể đến mô hình "Đồng hành cùng em đến trường”, từ năm 2017 đến nay, anh đã tham mưu, vận động, quyên góp ủng hộ được hơn 1.300 chiếc xe đạp, 1 xe lăn, 22 chiếc quạt điện, 83 góc học tập, 640 chiếc cặp sách, trên 41.700 quyển vở, 158 máy tính casio, 180 thẻ bảo hiểm, 220 bộ đồng phục, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, đã tặng cho học sinh nghèo hiếu học hơn 200 suất học bổng theo mô hình "Đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó”.

Trong xây dựng NTM, Thượng tá Phương đã tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện, diễn tập gắn với làm công tác dân vận. Theo đó, đã huy động 51.000 ngày công, làm mới hơn 146 km đường bê tông, cải tạo hơn 20 km đường cấp phối, san lấp hơn 9.000 m2 ổ gà, phát quang hơn 64 km đường giao thông nông thôn; dọn vệ sinh trên 103.000 m2; làm mới 1 cầu bê tông, 2 cầu gỗ dân sinh; tu sửa, nạo vét trên 65 km kênh mương nội đồng; đắp mới 11 bai ngăn nước; vận động Nhân dân hiến trên 10.000 m2 đất.

Với mục tiêu "Làng, bản ấm no, không còn nghèo đói - Sạch đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh - Gia đình hoà thuận, con cháu thảo hiền - Làng xóm yên vui”, Thượng tá Phương đã tham mưu cho Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh nhận đỡ đầu, giúp đỡ 8 xã đặc biệt khó khăn của 2 huyện Đà Bắc, Mai Châu; củng cố, cải tạo, nâng cấp, xây dựng 8 nhà văn hóa xóm, xây mới 6 cổng làng văn hóa. Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng được 29 "Làng, bản văn hóa, QP-AN".

Thượng tá Phương chia sẻ: "Cán bộ muốn làm tốt công tác dân vận thì phải nhiệt tình, trách nhiệm, nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không ngại khó khăn, gian khổ, thường xuyên quan tâm đi sâu vào quần chúng, gần dân, sát dân, hiểu dân, nắm chắc phong tục tập quán, hiểu được tiếng nói của bà con, nắm bắt tâm lý, tâm tư, tình cảm của bà con, để từ đó có căn cứ giải thích thỏa đáng những vấn đề thắc mắc bà con đặt ra...”.

Với sự tận tâm, trách nhiệm, cùng sự sâu sát trong cách triển khai, tham mưu, đóng góp của Thượng tá Phạm Đình Phương đã góp phần cho sự thành công của công tác dân vận nói chung và thực hiện phong trào thi đua "Quân đội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017 - 2020 nói riêng của LLVT tỉnh Hòa Bình. Năm 2020, Thượng tá Phạm Đình Phương được Thủ trưởng các cấp đề nghị Bộ Quốc phòng tặng bằng khen.

Thượng tá Bạch Mai Tình, Phó Chủ nhiệm Chính trị (Bộ CHQS) tỉnh cho biết: "Trong công tác, đồng chí Phương luôn tích cực nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn của các cấp về công tác dân vận. Từ đó, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cách làm hay, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Trải qua quá trình rèn luyện, cống hiến, đồng chí Phương thực sự là tiêu biểu của người cán bộ dân vận theo phương châm "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, xứng đáng là tấm gương để cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh học tập”.


Lê Thanh Sơn 
(Bộ CHQS tỉnh)

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục