(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) gồm nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó, có nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, bằng cái lý đầy tình người của già Sùng A Sa, những phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước được đẩy lùi.



Già Sùng A Sa (thứ 2 từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm trong vận động đồng bào Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện nếp sống văn minh.

Trò chuyện với chúng tôi, già Sùng A Sa, xóm Chà Đáy (xã Pà Cò) kể: Theo phong tục của người Mông, nghi lễ tang ma có nhiều thủ tục lắm. Trước đây, mỗi khi có người chết, con cháu trong họ cùng bà con dân bản đến nhà tang chủ để giúp đỡ, lo chuyện tang ma. Sau khi tắm rửa xong, thi thể người chết được đặt trên ván gỗ giữa nhà, rồi người con trai trưởng đi mời thầy cúng về làm lễ đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Điều đáng nói, khi một người trong gia đình mất đi, người thân vẫn coi họ như lúc còn sống, giữ nếp sinh hoạt thường ngày. Người trong nhà, người đến thăm viếng vẫn bón cơm cho người chết. Trong quá trình làm tang ma, người Mông không cho vào quan tài như các dân tộc khác mà buộc thi thể người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Mỗi đám ma thường kéo dài 5 - 7 ngày, tổ chức ăn uống linh đình, tốn kém...

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện Mai Châu nhiều lần tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông xóa bỏ tập tục lạc hậu này. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các văn bản, chỉ thị để các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Tuy nhiên, vì rào cản về nhận thức, lại thêm những phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tâm thức người dân, nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Khó nhất là khi đến vận động, người dân thường né tránh, không nghe. 

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhằm tích cực triển khai mô hình "Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang” của đồng bào dân tộc Mông, từ năm 2016 đến nay, UB MTTQ huyện phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền nhằm bài trừ các hủ tục lạc hậu trong lễ tang ma. UBND huyện tổ chức các đoàn đưa người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức tang ma của người Mông ở Lào Cai, Yên Bái để về tuyên truyền, vận động người thân, dòng họ làm theo. Sau chuyến thăm quan học tập, già Sùng A Sa đã mang những điều "mắt thấy, tai nghe”, những điều hay, lẽ phải về khuyên bảo con cháu, người trong dòng họ. "Ấy vậy mà họ có nghe ngay cho đâu. Ban đầu, chúng cứ bảo mình có tuổi nên lẩn thẩn rồi. Việc này không làm được đâu, bao đời nay người Mông vẫn vậy mà. Làm như thế lại phạm vào những điều kiêng kỵ, "ma” về phạt vạ, gây ra những điều không may...” - già Sùng A Sa chia sẻ. Tuy vậy, cái đầu già đã thông, cái lý, cái tình già cũng đã hiểu, nên già quyết tâm lắm. "Phải thay đổi chứ mình không thể mãi lạc hậu, đi sau người khác được. Người Mông ở các nơi khác người ta làm hết rồi, mình không làm thì không được” - già Sa phân tích. Già Sa đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, thuyết phục. Lần đầu gặp nói chuyện ai còn chưa thông, chưa hiểu, già lại đến nói chuyện tiếp. "Nói cho đến khi người ta hiểu cái lý của mình mới thôi” - già kể. Chính cái quyết tâm đó của già Sa như một ngọn lửa nhỏ được nhân lên rồi lan rộng. Người này bảo người kia. Họ nói chuyện với nhau về cái lý, cái lẽ của già. Rồi ai cũng đồng tình, đồng thuận nghe theo già Sùng A Sa.

Người đầu tiên ở Pà Cò nghe theo cái lý của già Sùng A Sa là gia đình Sùng A Chừ, xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ chết, Sùng A Chừ đã cho thi thể vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma cũng được tiến hành nhanh gọn, không để thi thể người chết trong nhà quá 48 tiếng. Đây là hộ đầu tiên ở Pà Cò đưa thi thể người chết vào quan tài sau khi qua đời. Tiếp sau gia đình Sùng A Chừ là gia đình Mùa A Páo, xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình cũng cho vào quan tài, việc tổ chức tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, gia đình Phàng A Sồng, xóm Pà Cò Con từ chỗ để người chết (ông nội) treo dây cũng đã hạ xuống cho vào quan tài để làm lễ. Đáng nói, những gia đình đó đều không có mối quan hệ họ hàng thân thiết với già Sùng A Sa. Chỉ là vì họ tin già, tin cái lý lẽ của già mà họ nghe, làm theo. Sau những hộ "tiên phong” ấy, giờ đây ở Pà Cò, nhiều hộ đã tự nguyện, tự giác làm theo khi có người trong gia đình qua đời...

"Mặc dù chưa hoàn toàn xóa bỏ, nhưng những thay đổi trong việc tổ chức các nghi thức tang ma của dòng họ Sùng, họ Mùa, họ Phàng ở Pà Cò thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận đồng bào người Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang”- đồng chí Hà Thị Huân, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu nhấn mạnh.


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục