(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động, Hội LHPN xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã có nhiều việc làm, hoạt động thiết thực. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu như chị Bùi Thị Hằng, hội viên xóm Trại Sào.


Chị Bùi Thị Hằng, xóm Trại Sào, xã Tân Lập (Lạc Sơn) chăm sóc đàn gà.

Chị Hằng chia sẻ: Khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn khi gia đình là hộ nghèo của xã. Năm 2016, tôi tham gia lớp tập huấn chuyển giao KHKT do Hội LHPN tổ chức. Quyết tâm thoát nghèo, tôi bàn với gia đình và mạnh dạn đầu tư mua con giống phát triển chăn nuôi, với 50 con gà, 30 con ngan, 2 con lợn giống. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế thấp. Không nản chí, tôi học hỏi kiến thức chăn nuôi, phát triển kinh tế qua mạng, tài liệu tham khảo, sách, báo, tivi, mạnh dạn đến học hỏi tại các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Năm 2018, được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của Hội phụ nữ, tôi đầu tư sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để phát triển kinh tế với mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi ngan kết hợp nuôi lợn. Đến nay, mô hình phát triển mạnh, mỗi năm nuôi 1.300 con ngan, 5.000 con gà, 120 con lợn thịt. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng, tiêu thụ nhanh. Tổng thu nhập đạt trên 488 triệu đồng/năm.

Nhận thấy mô hình hiệu quả của gia đình chị Hằng, để nhân ra diện rộng nhằm giúp hội viên khó khăn giảm nghèo, vươn lên, Hội LHPN xã tổ chức cho hội viên đến thăm quan, học tập. Chị Hằng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, cách làm đem lại hiệu quả trong sản xuất. Nhiều chị em làm theo, áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất đạt hiệu quả tốt. Sau khi học tập mô hình của gia đình chị, 115 hộ phụ nữ trong xã và vùng lân cận đã đăng ký giống, cám, chị sẵn sàng giúp đỡ các hộ chưa có vốn, giống để cùng chăn nuôi. Từ nhu cầu thực tế, chị mua ô tô đến công ty thức ăn chăn nuôi lấy cám về phục vụ chăn nuôi cho gia đình và các hộ với giá thành rẻ hơn.

Đồng chí Bùi Thị Thùy, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Lập cho biết: Bên cạnh phát triển kinh tế giỏi, chị Hằng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của chi hội phụ nữ xóm và Hội LHPN xã; gương mẫu trong các phong trào ở địa phương; gia đình chị liên tục được công nhận gia đình văn hóa. Chị Hằng cũng là một ủy viên BCH chi hội phụ nữ nhiệt tình với công tác Hội, tham gia hiệu quả phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ở cơ sở. Ngoài ra, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, để hỗ trợ một phần khó khăn cho công dân về cách ly tại xã, gia đình chị đã ủng hộ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã 2 đợt với 5 triệu đồng và 50 hộp khẩu trang; ủng hộ xóm trong Ngày hội đại đoàn kết 1 triệu đồng, thường xuyên ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo do xã, xóm vận động.

Với cách làm kinh tế của chị Hằng không những làm giàu cho gia đình mà còn là tấm gương sáng để phụ nữ trên địa bàn học và làm theo, dần tạo thành phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa. Cá nhân chị Hằng được nhận giấy khen của Chủ tịch UBND xã về mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình giai đoạn 2015 - 2020; giấy khen của BCH Đảng bộ xã đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; giấy khen của Hội LHPN xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thực hiện phong trào, hoạt động công tác Hội năm 2021…

Hồng Duyên


Các tin khác


Người kỳ vọng biến cây hoang dại thành ngoại tệ

(HBĐT)- Từ cây mọc hoang trên đồi không ai để ý, anh Nguyễn Ngọc Bắc ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Giám đốc Công ty TNHH MTV Phương Bắc đã đưa cây về trồng ở vườn và biến thành hàng hóa. Sản phẩm được bán ở nhiều khu du lịch trong, ngoài tỉnh. Anh có dự định đưa sản phẩm xuất khẩu đi Nhật Bản.

Người đi “ngược nắng” ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Cách đây 10 năm, cây cam hay chanh đào là cây "vàng" ở huyện Cao Phong. Giá cam thời đỉnh điểm lên đến 100 nghìn đồng/kg cam Canh. Cũng từ đó, nhiều người đổ xô tìm mua đất để trồng cam. Thế nhưng ông Đặng Xuân Giao ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong đi trồng dổi.

Cựu chiến binh Lê Mạnh Lai làm giàu từ mô hình VAC

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới, hộ cựu chiến binh (CCB) Lê Mạnh Lai, xóm Yên Lương, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; đồng thời tiếp nhận, học hỏi, tiếp thu các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Thông qua ủy thác của Hội Nông dân xã, hộ ông được tiếp cận và vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT huyện đầu tư xây dựng mô hình VAC. Cựu chiến binh Lê Mạnh Lai chia sẻ: "Gia đình tôi có 6 nhân khẩu, 3 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, là hộ sản xuất nông

Tôn vinh hành động dũng cảm cứu người đuối nước của anh Tô Vũ Đồng

Trưa 24/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ trao Thư khen của Chủ tịch nước và tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho anh Tô Vũ Đồng (quê xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.

Người phát hiện và đặt tên nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Nhắc đến nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB), mọi người nhớ đến nhà nữ khảo cổ học (KCH) người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Bà có công lớn trong phát hiện và đặt tên cho nền VHHB.

Bác sĩ Tạ Huy Kiên, người thầy “khắt khe” của nhiều thế hệ học trò ngành y Hòa Bình

(HBĐT) - Từng ước mơ theo nghề dạy học, xong một trận ốm nặng bất ngờ khiến cậu bé quê Lạc Thủy chuyển hướng sang nghề y. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đam mê nên cái duyên với nghề dạy học vẫn quay lại. Nếu với nghề y là 14 năm thì với nghề dạy học, cậu học trò ngày ấy cũng có tới 13 năm trên bục giảng. Cậu là Tạ Huy Kiên, hiện là bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giảng viên thỉnh giảng Trường trung cấp Y tế Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục