(HBĐT)- Từ cây mọc hoang trên đồi không ai để ý, anh Nguyễn Ngọc Bắc ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Giám đốc Công ty TNHH MTV Phương Bắc đã đưa cây về trồng ở vườn và biến thành hàng hóa. Sản phẩm được bán ở nhiều khu du lịch trong, ngoài tỉnh. Anh có dự định đưa sản phẩm xuất khẩu đi Nhật Bản.



Vườn sim của anh Nguyễn Ngọc Bắc trồng trên đất đồi xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) phát triển tốt. 

Nhắc đến Công ty Phương Bắc ở huyện Lạc Sơn, nhiều người nói đến những thành công trong lĩnh vực khai thác mỏ, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, tổ chức sự kiện. Ngoài đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, công ty đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương có thu nhập ổn định. Và gần đây, anh Bắc còn được nhiều người biết đến với biệt danh "vua sim”.

Chúng tôi đến trang trại của anh ở xóm Cỏ, xã Mỹ Thành đúng lúc anh đang chuẩn bị đón đoàn các sở, ngành của tỉnh đến thẩm định để cấp chứng nhận OCOP cho sản phẩm sim. Chia sẻ về duyên nợ với cây sim, anh Bắc cho biết: Cách đây 30 năm, tôi thường xuyên đau bụng và bất thường về đường tiêu hóa, đi khám phát hiện bị viêm đại tràng. Tôi lớn lên từ vùng quê Lạc Sơn nên biết được bài thuốc của người dân tộc Mường chữa bệnh đại tràng bằng búp sim, quả sim. Sau thời gian sử dụng, bệnh thuyên giảm. Không chỉ chữa đại tràng mà cây, rễ, quả sim còn là vị thuốc quý kết hợp nhiều vị thuốc nam khác. Quả sim làm siro rất tốt cho sức khỏe. Đó là lý do tiểu thương Trung Quốc sang tìm mua rễ sim.
Lý do anh Nguyễn Ngọc Bắc quyết định trồng sim là cách đây 6 năm, trong một chuyến du lịch ở Phú Quốc (Kiên Giang), nhận thấy tại các quán ăn, cửa hàng, rượu sim Phú Quốc được nhiều người ưa chuộng và bán chạy. Không chỉ thơm ngon, rượu sim còn là vị thuốc, mỗi chai 650 ml giá 250 nghìn đồng, nhiều khi cháy hàng. Trò chuyện được biết, đất Phú Quốc là "tấc đất, tấc vàng" nên diện tích trồng sim ngày càng thu hẹp. Nhiều gia đình thấy giá đất cao đã bán đi để làm việc khác. Do vậy, sản lượng quả sim ở Phú Quốc ngày càng giảm. Không chỉ ở Phú Quốc mà anh đi nhiều điểm du lịch trong Nam đều thấy quả sim khô và rượu sim được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Từ chuyến đi đó, anh lóe lên suy nghĩ: Hòa Bình là đất sim. Cây sim là cây rừng bản địa không cần trồng cũng tự mọc trên đồi, nhất là đất đồi ở xã Mỹ Thành xưa kia là đất sim mọc hoang, nếu trồng thì đây là cây rất dễ phát triển. Nghĩ là làm, anh thuê người đi tìm giống sim trồng 5 ha, hợp đất nên cây sim sinh trưởng tốt, công chăm sóc đơn giản. Mỗi hố trồng cây chỉ cần bón ít lân. Sau 3 năm, cây phát triển tốt, cho quả bói được hơn 10 tấn quả tươi.

Ngoài bán tươi cho các tiểu thương anh mua máy sấy khô sim. Có thể nói, người nông dân làm ra sản phẩm bán mà tư thương giành nhau mua là điều hạnh phúc. Sản phẩm quả sim tươi, quả sim sấy khô ra đến đâu bán hết đến   đó. Hầu hết sản phẩm đều bán ở các khu du lịch nổi tiếng như: Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng... Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn cũng đặt quả để ngâm rượu.

Nói về bí quyết tiếp thị, anh Bắc chia sẻ: Khi quả bói, tôi và gia đình sử dụng mạng xã hội chia sẻ. Dựa trên mối quan hệ, uy tín nên nhiều người biết có quả sim đã tìm đến mua. Tôi không ngờ nhiều người thích sản phẩm sim đến vậy. Tôi cũng mang sản phẩm tiếp thị ở nhiều khu du lịch trong cả nước. Đây không chỉ là điểm bán hàng mà là nơi tiếp thị sản phẩm tốt nhất. Năm ngoái sản phẩm nhiều, tiêu thụ rất thuận lợi. Từ thành quả ban đầu, tôi tiếp tục trồng thêm 15 ha. Vụ sim năm 2021 thu được hơn 30 tấn quả tươi, bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg. Vụ sim năm nay mất mùa nên chỉ thu được trên 10 tấn quả tươi.  

Anh Bắc cho biết: Với những cây đã trồng thì sim là cây dễ sống, dễ chăm sóc, lại không kén đất. Hầu hết diện tích đất trồng sim là đồi trọc, khó có cây nào mọc được nhưng lại phù hợp với cây sim. Có cây sim 5 năm nay chỉ việc phát cỏ và bón ít phân lân vẫn phát triển tốt, cho quả sai. Với chi phí chăm sóc ít như vậy rất hợp với người nông dân. Hiện nay, có một doanh nghiệp Nhật Bản đã đến tìm hiểu và đề xuất thu mua hoa sim. Họ sử dụng hoa để làm trà. Đây là một trong những loại trà ngon và bổ dưỡng. Với hướng đi này sẽ giải quyết được bài toán đầu ra cho 15 ha sim năm tới bắt đầu cho thu hoạch và thu ngoại tệ từ cây sim.


Việt Lâm


Các tin khác


Bác sĩ Tạ Huy Kiên, người thầy “khắt khe” của nhiều thế hệ học trò ngành y Hòa Bình

(HBĐT) - Từng ước mơ theo nghề dạy học, xong một trận ốm nặng bất ngờ khiến cậu bé quê Lạc Thủy chuyển hướng sang nghề y. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đam mê nên cái duyên với nghề dạy học vẫn quay lại. Nếu với nghề y là 14 năm thì với nghề dạy học, cậu học trò ngày ấy cũng có tới 13 năm trên bục giảng. Cậu là Tạ Huy Kiên, hiện là bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giảng viên thỉnh giảng Trường trung cấp Y tế Hòa Bình.

Đại úy Công an xã Tử Nê trả lại tài sản cho người đánh rơi

(HBĐT) - Sáng 4/11, đại úy Hoàng Việt Hưng, cán bộ Công an xã Tử Nê, huyện Tân Lạc trên đường đi làm nhiệm vụ nhặt được 01 chiếc ví tại xóm 3, xã Tử Nê, bên trong có 01 căn cước công dân, 01 giấy phép lái xe mang tên Bùi Văn Phong, sinh năm 2002, trú tại xóm Đông, xã Thanh Hối và 659.000 đồng tiền mặt.

Ông Đinh Văn Phan - gương sáng phát triển kinh tế ở xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Sau nhiều năm làm ăn vất vả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế hộ gia đình, năm 2019, ông Đinh Văn Phan, xóm Yên Thời, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo mô hình VAC.

Chị Khà Thị Nận vượt khó từ mô hình nuôi cá dầm xanh và trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, trong những năm qua, Hội LHPN xã Vạn Mai (Mai Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia. Quá trình thực hiện xuất hiện nhiều gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi, tiêu biểu là hội viên Khà Thị Nận ở xóm Củm với mô hình chăn nuôi cá dầm xanh kết hợp trồng cây ăn quả.

Ông Sùng A Chênh - người góp phần làm sáng bản, sáng làng

(HBĐT) - Nằm giữa bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) là homestay Y Sao của gia đình ông Sùng A Chênh với 3 căn nhà cộng đồng theo kiến trúc của người Mông. Tuy không phải là người đầu tiên kinh doanh du lịch của xã nhưng homestay Y Sao thu hút khách bởi khi đến đây, du khách được ngắm đồng ruộng, đồi lúa nương, ở nhà người Mông, đi chợ đêm, thưởng thức ẩm thực của người Mông...

Tấm gương tự học của thủ khoa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong số 117 học sinh, sinh viên xuất sắc vừa được Hội Khuyến học tỉnh trao chứng nhận đạt danh hiệu "Học không bao giờ cùng”, có Bùi Thị Hồng Tuyết - cựu học sinh lớp 12B2, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, tân sinh viên khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục