(HBĐT) - Từng ước mơ theo nghề dạy học, xong một trận ốm nặng bất ngờ khiến cậu bé quê Lạc Thủy chuyển hướng sang nghề y. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đam mê nên cái duyên với nghề dạy học vẫn quay lại. Nếu với nghề y là 14 năm thì với nghề dạy học, cậu học trò ngày ấy cũng có tới 13 năm trên bục giảng. Cậu là Tạ Huy Kiên, hiện là bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giảng viên thỉnh giảng Trường trung cấp Y tế Hòa Bình.
Bác sĩ Tạ Huy Kiên (mặc áo bluse đội mũ xanh) hướng dẫn lâm sàng cho học viên.
Nếu ai đó một lần được nói chuyện với bác sĩ Kiên, đặc biệt là trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ thì chắc hẳn sẽ bị thu hút bởi sự miệt mài, say sưa, cuốn hút người nghe từ đầu đến cuối câu chuyện. Anh nói, khi trò chuyện bình thường thì không sao, nhưng cứ nói về chuyên môn là anh luôn say sưa như vậy.
Năm 2009, sau khi về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình làm việc một năm, anh được Trường trung cấp Y tế Hòa Bình mời giảng dạy chuyên môn và giao phụ trách chính hai môn Nội khoa, Hồi sức. Ngoài ra, anh cũng tham gia dạy một số môn khác như sinh lý bệnh, tâm lý y đức. Đối với anh, việc nhận lời giảng dạy cho nhà trường như một cơ duyên, duyên với trường và duyên với nghề. Khi mà giấc mơ thuở nào tưởng chừng đã khép lại, thì nay đã mở ra, đưa anh về lại giấc mơ đó. Vậy là, anh bác sĩ y khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh lại cắp cặp đi học chứng chỉ sư phạm để có thể thỏa ước mơ đứng trên bục giảng.
Anh cho biết, 13 năm gắn bó với nghề khiến cả công việc và cuộc sống của anh trở lên bận rộn hơn. Nhưng bù lại đã mang đến nhiều trải nghiệm và nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Vốn là một bác sĩ cấp cứu, công việc có quá nhiều sự bận rộn và căng thẳng thì việc kiêm nhiệm trong vai trò thỉnh giảng tại trường khiến quỹ thời gian của anh thu hẹp khá nhiều. Ngoài đi làm, lên lớp, anh cũng phải dành thời gian soạn bài, lên giáo án chương trình dạy. Có những đợt chương trình gấp gáp, dày đặc khiến việc soạn bài của anh có khi tới 1, 2 giờ sáng. Song, thời gian được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho sinh viên lại chính là thời gian anh thăng hoa nhất. Nói đúng hơn, có lẽ đó là thời gian thư thái nhất của anh. Đối với anh, đứng trên bục giảng không chỉ là buổi dạy, mà còn là buổi nói chuyện, chia sẻ, trao đi những giá trị mà bấy lâu anh tâm huyết, theo đuổi. Chính vì vậy, nó nhẹ nhàng, say sưa và khiến người nghe luôn bị cuốn hút.
Ngoài các chương trình giảng dạy với Trường trung cấp y tế Hòa Bình, anh còn thường xuyên được giao nhiệm vụ đào tạo, tập huấn cho học viên là cán bộ y tế tuyến dưới về lĩnh vực hồi sức cấp cứu. Đó có thể là những buổi đào tạo tập trung tại Bệnh viện tỉnh. Cũng có khi là những buổi đi thực tế cầm tay chỉ việc ở cơ sở. Dù ở đâu, anh cũng luôn trách nhiệm, hết mình. Anh cho biết, có đôi khi còn được nghe học sinh tâm sự là thầy hơi "khắt khe”. Nhưng sự khắt khe đó xuất phát từ trách nhiệm lớn của người thầy thuốc với mạng sống của người bệnh, trách nhiệm lớn với kiến thức mà người học có thể thu lượm được. Sau sự khắt khe đó là một trái tim tâm huyết hết mực với nghề, với "người”.
Khi được hỏi có lúc nào anh nản lòng, muốn bỏ nghề, anh khẳng định "không”. Anh nói, công việc và cuộc sống đúng là có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chưa khi nào anh có ý định từ bỏ. Việc được cứu người, giúp đời đến giờ đã là máu chảy trong cơ thể, làm lên bác sĩ Kiên trưởng thành ngày hôm nay. Hơn thế nữa, sau vất vả, trái ngọt và thành quả lớn nhất anh thu được đó chính là sự trưởng thành của rất nhiều thế hệ học trò, học viên, những người dù ở muôn phương, nhưng khi gặp lại đều tự hào giới thiệu "em là học trò thầy Kiên”.
Nguyễn Tuyết
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
(HBĐT) - Trong số 117 học sinh, sinh viên xuất sắc vừa được Hội Khuyến học tỉnh trao chứng nhận đạt danh hiệu "Học không bao giờ cùng”, có Bùi Thị Hồng Tuyết - cựu học sinh lớp 12B2, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, tân sinh viên khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
(HBĐT) - Thiếu tá Xa Thanh Hải, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội (TTXH), Công an huyện Đà Bắc được nhiều người biết đến là người chỉ huy tận tâm, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc. Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Hà Thị Hường, xóm Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) đi học khoa Tiếng Anh, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Năm 2011, chị ra trường là thời điểm huyện Mai Châu phát triển mạnh ngành du lịch. Sau 7 năm làm công việc hướng dẫn du lịch cho các khách sạn tại địa phương, lễ tân, quản lý nhà hàng, đến tháng 6/2017, chị vay vốn mở homestay với tên gọi Little Mai Chau Homestay.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, vùng cam Cao Phong chống chọi với bệnh vàng lá, thối rễ. Vườn bị ít thì vài cây, vài chục cây; vườn nhiều hàng trăm cây, có khi bị cả vườn. Nhiều người nản lòng đành phải phá bỏ tìm đến cây trồng khác. Tuy vậy, anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong vẫn tỷ mẩn chăm sóc, tìm tòi biện pháp chữa sâu bệnh, nhờ vậy bước đầu đã khôi phục được cây và cho thành quả nhất định.
(HBĐT) - "Nguyễn Văn Tuấn, đoàn viên chi đoàn khu Vai là một trong những tấm gương thanh niên vượt khó phát triển kinh tế của Đoàn thị trấn. Anh đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế từ mô hình nuôi gà Lạc Thủy, đem lại thu nhập ổn định và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên địa phương” - đồng chí Nguyễn Mạnh Linh, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) cho hay.
(HBĐT) - Là một trong những nông dân tiên phong trồng bưởi trên mảnh đất Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân Vũ Văn Thái từng được chọn là nông dân xuất sắc của tỉnh năm 2019. Năm nay, với những đóng góp của mình cho quê hương, một lần nữa ông vinh dự là 1 trong 100 nhà nông tiêu biểu của cả nước được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2022.