(HBĐT) - Cách đây 10 năm, cây cam hay chanh đào là cây "vàng" ở huyện Cao Phong. Giá cam thời đỉnh điểm lên đến 100 nghìn đồng/kg cam Canh. Cũng từ đó, nhiều người đổ xô tìm mua đất để trồng cam. Thế nhưng ông Đặng Xuân Giao ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong đi trồng dổi.


Ở vườn nhà ông Đặng Xuân Giao, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) có những cây dổi đã được 10, 20 năm tuổi.

Qua trung tâm thị trấn Cao Phong khoảng 5 km, ngay cạnh quốc lộ 6 là gần 1 ha đất của gia đình ông Đặng Xuân Giao. Bước qua cánh cổng là không gian yên tĩnh với khu vườn rợp bóng mát, thoang thoảng mùi hoa dổi trái vụ. Từng hàng dổi, thân to bằng người ôm thẳng tắp, tán lá đã khép, nắng thỉnh thoảng mới lọt qua. Mùa này đang là vụ thu hoạch hạt. Dưới gốc cây, ông Giao căng bạt hứng hạt dổi rơi.

Khu vườn của ông có khoảng 200 cây. Hầu hết là cây đã trồng được 10 năm, có 3 cây to nhất, đường kính hơn một người ôm được trồng khoảng 20 năm. Nói về lý do trồng dổi, ông Giao cho biết: Tôi sinh ra ở Nam Định. Năm 1963, nghe theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới lên Cao Phong lập nghiệp. Khi lên đây, tôi làm công nhân nông trường Cao Phong. Ngoài ra tôi trồng mía, cam, chăn nuôi và buôn bán ở chợ nuôi các con ăn học. Có năm tôi mang cam đi bán ở Tân Lạc, giá cam chỉ có 2.000 đồng/kg, trong khi bà con bán hạt dổi 90.000 đồng/kg. Khi hỏi chuyện, biết cây dổi trồng ở xã Chí Đạo và Thượng Cốc của huyện Lạc Sơn. Tôi tìm đến xã Chí Đạo mua 3 cây về trồng thử. Đất tốt, cây lớn nhanh.

Năm 2012, khi cây cam, cây chanh đào là cây "vàng" của người dân Cao Phong thì ông quyết định mua giống dổi về trồng hết trên vườn nhà. Ban đầu nhiều người phản đối nhưng ông vẫn quyết tâm trồng. Ông chia sẻ: Mấy chục năm trồng cam nên tôi hiểu chăm sóc cây cam rất vất vả. Tuổi của mình ngày càng cao nên trồng cây nhàn, và cây dổi là lựa chọn của tôi. Cây dổi ngoài cho thu hoạch hạt hàng năm thì gỗ dổi là gỗ tốt, có giá thành cao. Đặc biệt cây rất ít công chăm sóc, từ năm thứ 5 trở đi hầu như không phải bỏ công chăm sóc. Nếu có cây dổi 30 năm giá trị tương đương 1 cây vàng. Theo ông Giao, cây dổi còn mang lại nhiều lợi ích khác mà ít người biết được. Lá dổi, cùi dổi khi đã bóc hạt có thể làm thuốc tắm và ngâm chân cho máu huyết lưu thông. Hạt dổi là thứ gia vị được tiểu thương săn lùng xuất sang Trung Quốc. Tuổi cây dổi càng cao thì càng cho nhiều hạt hơn.

Năm nay ông Giao bước sang tuổi 70. Cả 4 người con của ông đều đã trưởng thành, lập nghiệp ở Hà Nội và TP Hòa Bình. Căn nhà mái bằng rộng thênh thang chỉ có 2 vợ chồng già. Thỉnh thoảng các con cháu về chơi với ông bà. Ngoài lương hưu hàng tháng, hàng năm vợ chồng ông còn có nguồn thu nhập từ bán hạt dổi. Dự kiến năm nay vườn dổi cho thu hoạch hơn 1 tạ hạt. Với giá thành hiện tại khoảng trên 1 triệu đồng/kg cho nguồn thu nhập không nhỏ. Đây là khoản thu giúp vợ chồng ông an tâm lúc tuổi già.


Việt Lâm


Các tin khác


Đại úy Công an xã Tử Nê trả lại tài sản cho người đánh rơi

(HBĐT) - Sáng 4/11, đại úy Hoàng Việt Hưng, cán bộ Công an xã Tử Nê, huyện Tân Lạc trên đường đi làm nhiệm vụ nhặt được 01 chiếc ví tại xóm 3, xã Tử Nê, bên trong có 01 căn cước công dân, 01 giấy phép lái xe mang tên Bùi Văn Phong, sinh năm 2002, trú tại xóm Đông, xã Thanh Hối và 659.000 đồng tiền mặt.

Ông Đinh Văn Phan - gương sáng phát triển kinh tế ở xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Sau nhiều năm làm ăn vất vả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế hộ gia đình, năm 2019, ông Đinh Văn Phan, xóm Yên Thời, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo mô hình VAC.

Chị Khà Thị Nận vượt khó từ mô hình nuôi cá dầm xanh và trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, trong những năm qua, Hội LHPN xã Vạn Mai (Mai Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia. Quá trình thực hiện xuất hiện nhiều gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi, tiêu biểu là hội viên Khà Thị Nận ở xóm Củm với mô hình chăn nuôi cá dầm xanh kết hợp trồng cây ăn quả.

Ông Sùng A Chênh - người góp phần làm sáng bản, sáng làng

(HBĐT) - Nằm giữa bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) là homestay Y Sao của gia đình ông Sùng A Chênh với 3 căn nhà cộng đồng theo kiến trúc của người Mông. Tuy không phải là người đầu tiên kinh doanh du lịch của xã nhưng homestay Y Sao thu hút khách bởi khi đến đây, du khách được ngắm đồng ruộng, đồi lúa nương, ở nhà người Mông, đi chợ đêm, thưởng thức ẩm thực của người Mông...

Tấm gương tự học của thủ khoa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong số 117 học sinh, sinh viên xuất sắc vừa được Hội Khuyến học tỉnh trao chứng nhận đạt danh hiệu "Học không bao giờ cùng”, có Bùi Thị Hồng Tuyết - cựu học sinh lớp 12B2, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, tân sinh viên khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Thiếu tá Xa Thanh Hải - cán bộ công an điển hình tiên tiến

(HBĐT) - Thiếu tá Xa Thanh Hải, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) về trật tự xã hội (TTXH), Công an huyện Đà Bắc được nhiều người biết đến là người chỉ huy tận tâm, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc. Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục