(HBĐT) - Nhắc đến nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB), mọi người nhớ đến nhà nữ khảo cổ học (KCH) người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Bà có công lớn trong phát hiện và đặt tên cho nền VHHB.
Gian trưng bày chuyên đề nền Văn hóa Hòa Bình và những đóng góp của bà M.Colani tại Bảo tàng tỉnh.
Năm 33 tuổi, M.Colani sang Việt Nam làm giáo viên trường tiểu học Phủ Lạng Thương (nay là Bắc Ninh). Sau đó 1 năm chuyển về dạy học ở Hà Nội. Năm 1903, bà quay về Pháp, đến năm 1908 đỗ cử nhân sinh vật học và năm 1914 thi đỗ bằng tiến sĩ ở Paris. Từ năm 1915, M.Colani sang làm việc tại Sở Địa chất Đông Dương và sau một thời gian chuẩn bị, năm 1920, bà định cư ở Việt Nam, tiếp tục làm việc tại Sở Địa chất Đông Dương. Bà mất năm 1943 tại Hà Nội.
Sinh thời, bà là nhà nữ địa chất học, cổ sinh vật học và KCH đã có những đóng góp to lớn cho sự hình thành, phát triển của ngành khoa học khảo cổ Việt Nam nói riêng, KCH Đông Dương nói chung. Những nghiên cứu điền dã của bà phủ rộng cả về không gian, thời gian và lĩnh vực... Mối quan tâm nghiên cứu của bà không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực khảo cổ mà còn cả những chủ đề dân tộc học so sánh, dân tộc học khảo cổ, KCH tôn giáo, KCH kỹ thuật. Trong khoảng 20 năm (từ tuổi 50 đến cuối đời), bà đã phát hiện thêm 30 di chỉ hang động ở sơn khối Bắc Sơn và năm 1925, Văn hóa Bắc Sơn với công cụ tiêu biểu là rìu mài lưỡi đã được công bố và công nhận. Từ năm 1926 - 1932, không gian điều tra khảo sát của bà là vùng núi đá vôi các tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình... Mùa hè năm 1926, trong mùa điền dã đầu tiên ở sơn khối đá vôi Hòa Bình thuộc huyện Tân Lạc và Kim Bôi, M.Colani đã phát hiện và khai quật 12 hang động và mái đá có vết tích khảo cổ. Trong 4 năm (1926 - 1930), M.Colani đã phát hiện và khai quật trên 50 di tích VHHB, thu lượm hàng vạn hiện vật. Như vậy là từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các nhà địa chất đã phát hiện khoảng 60 hang động, mái đá với số lượng hiện vật thu lượm được rất phong phú. Kết quả, một nền văn hoá thời đại đá sớm hơn so với Văn hóa Bắc Sơn đã được phát hiện. Tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tại Hà Nội tháng Giêng năm 1932, bà M.Colani đã trình bày đầy đủ bằng chứng sự hiện diện một nền văn hóa cổ không giống những văn hóa tiền sử biết đến trước đó trên thế giới, và tên gọi VHHB do M.Colani đề xuất đã được thông qua. Bà nổi danh trên thế giới qua sự chính thức công nhận nền VHHB tại hội nghị này.
Để tôn vinh những đóng góp của nhà khảo cổ người Pháp M.Colani, trên địa bàn tỉnh đã có một số công trình mang tên bà. Đặc biệt, năm nay, nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền VHHB, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, trưng bày triển lãm chuyên đề giới thiệu thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của bà M.Colani. Khai trương tuyến đường tại phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) mang tên M.Colani; làm bức phù điêu hình ảnh của bà gắn ở đầu tuyến đường. Tổ chức hội thảo quốc gia 90 năm thế giới công nhận nền VHHB, trong đó tôn vinh, tri ân những đóng góp của bà M.Colani.
Hương Lan
Luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc; gần gũi, khéo léo trong công tác vận động quần chúng; gương mẫu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; quan tâm chăm lo, giúp đỡ đời sống người nghèo là những đức tính nổi bật của ông Hà Văn Inh, Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Mo, xã Nà Phòn (Mai Châu).
Đến thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) ai cũng biết gia đình các ông: Bùi Văn Nhị, Hoàng Hải Hợi là những điển hình tiêu biểu trong hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Con đường thôn Đồng Sẽ được mở rộng, thảm bê tông sạch đẹp tạo nên bức tranh nông thôn khởi sắc, thuận lợi trong giao lưu hàng hóa, phát triển KT-XH trên địa bàn.
(HBĐT) - Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, đầu năm 2023, Trần Đức Mạnh xung phong thực hiện nghĩa vụ trong Công an nhân dân. Trong môi trường quân ngũ nhiều áp lực, trách nhiệm nặng nề, binh nhất Trần Đức Mạnh luôn thể hiện sự cầu thị, tu dưỡng, rèn luyện, tích cực nghiên cứu, học hỏi đồng đội, bước đầu có những đóng góp quan trọng vào công việc chung của đơn vị. Đặc biệt, trong cuộc chiến chống "giặc lửa” mới đây, anh không quản ngại nguy hiểm, dũng cảm lao vào đám cháy giải cứu người dân bị mắc kẹt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nhân dân.
(HBĐT) - Suốt 3 tháng hè, tiếng hát, tiếng tập đánh vần của học sinh dân tộc Mông nơi xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu) đều đặn vang lên. Tiếng hát bằng tiếng phổ thông của những em nhỏ vùng cao tuy còn ngọng nghịu, nhưng là sự nỗ lực của cô và trò sau những tháng ngày miệt mài chăm chỉ học tiếng Việt tại lớp học tiếng Việt miễn phí của cô giáo Giàng Thị Sao, Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu).
(HBĐT) - Trong lúc có việc đi qua phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), chị Nguyễn Thị Hòa ở tổ 1, phường Tân Hòa đã nhặt được 1 chiếc ví cùng nghiều giấy tờ quan trọng. Theo số điện thoại trong ví, chị Hòa đã liên lạc với chủ nhân để trả lại tiền, tài sản, giấy tờ.
(HBĐT) - Bằng sự cần cù, chịu khó, ông Quách Công Nghiệp, sinh năm 1964 ở thôn An Thịnh, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) được nhiều người biết đến là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình trồng bưởi đỏ đem về thu nhập khoảng 250 triệu đồng mỗi năm.