(HBĐT) - Từ mảnh đồi hoang, dốc dựng đứng, anh Bùi Văn Tú, xóm Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã đưa cây cam, bưởi về trồng. Sau 7 năm "cõng” từng cây, gùi phân lên núi đã cho những quả ngọt. Anh là tấm gương điển hình cho thế hệ thanh niên Lạc Sơn quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Dự kiến năm nay, vườn cam lòng vàng của anh Bùi Văn Tú, xã Yên Phú (Lạc Sơn) cho thu hoạch khoảng 40 - 50 tấn và 30 tấn bưởi da xanh.
Cùng đoàn công tác Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, chúng tôi thăm vườn của anh Bùi Văn Tú. Cách trung tâm xóm Vành chừng 2 km, núi Đội là một khu đồi và núi dựng đứng. Mặc dù đường đã được đổ bê tông nhưng chiếc xe một cầu không lên nổi, mọi người phải đi bộ. Đón tiếp chúng tôi là người nông dân thực thụ. Khu vườn của anh gần trên đỉnh đồi Đội. Vườn trên cao lúc nào cũng lộng gió và nhìn toàn cảnh xóm Vành.
Có khách đến, anh ra vườn hái cam, bưởi mời khách. Nơi đây, những năm còn bao cấp người dân trong xóm, xã đã khai thác hết rừng, bỏ lại đồi trọc và dốc. Năm 1995, anh Tú quyết định mua 10 ha. Ngày anh mua nhiều người gàn và cho anh là "khùng", bởi mảnh đất đó leo lên đã khó chứ nói gì đến trồng cây. Mua xong đất, anh bán mấy cây vàng để thuê người phát dọn, làm hơn 3 km đường dẫn nước về để trồng mía trắng.
Anh Bùi Văn Tú chia sẻ: Mấy năm trước không có điều kiện làm đường nên mọi thứ vận chuyển lên chỉ bằng xe máy. Nếu muốn đi đường tắt gần hơn thì chỉ đi bộ. Từng cây giống, phân bón, vật tư làm vườn... mang lên đây rất vất vả. Hai năm liền mía khó tiêu thụ, bao công sức, tiền bạc đổ xuống sông xuống biển. Không nản chí, tôi tiếp tục vay vốn đầu tư nuôi gà, lợn rừng và trồng keo. Khi cây keo còn nhỏ thì tranh thủ trồng xen thêm sắn. Đất mới, xa khu dân cư nên đàn lợn, đàn gà lớn nhanh. Mỗi năm xuất chuồng khoảng 3,5 - 4 tấn gà ri, 2,8 - 3 tấn lợn hơi. Trừ chi phí thu nhập từ chăn nuôi khoảng 400 triệu đồng.
Năm 2016, nhận thấy trồng cam, trồng bưởi cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đất đồi, anh Tú đã đi Cao Phong, Yên Thủy học tập. Sau khi học hỏi, anh quyết định đưa cây cam lòng vàng và cây bưởi da xanh về trồng trên diện tích 5,5 ha, trong đó có 1.000 cây bưởi da xanh. Nhờ chịu khó học hỏi, tìm tòi và đầu tư đúng kỹ thuật nên cây cam, bưởi phát triển tốt. Năm 2020, vụ đầu tiên cam, bưởi cho bói. Vườn gần rừng nên con ngài châm hỏng hết, chỉ được thu "nếm” vài quả. Xem trên mạng, hỏi bạn bè, anh liên hệ vào TP Hồ Chí Minh mua lưới che cam. Đây là loại lưới tốt, giá thành cao, ngoài phòng con ngài còn giữ ánh sáng và giảm nhiệt độ cho cây vào mùa hè. Diện tích rộng không thể đầu tư nhiều được, anh lại vào Nghệ An mua túi bọc quả cho bưởi và cam. Vụ cam năm 2021 thu được 20 tấn, giá bán hơn 20 nghìn đồng/kg. Vụ cam năm nay đang thu hoạch, dự kiến sản lượng khoảng 40 - 50 tấn. Với 1.000 cây bưởi da xanh cho thu hoạch khoảng 30 tấn, giá bán hiện tại trên 20 nghìn đồng/kg. Bằng việc trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, từ năm 2019 đến nay, trừ các chi phí đầu tư đã mang lại thu nhập cho gia đình trên 700 triệu đồng/năm. Cũng từ mô hình đã tạo việc làm cho 10 lao động địa phương, mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ về những dự định, anh Tú cho biết hiện đang trồng nốt diện tích khoảng 5 ha cây bưởi da xanh và cây trám đen.
Đồng chí Phạm Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Tú còn là người tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động; đóng góp các loại quỹ, ủng hộ từ thiện như: quỹ Đền ơn - đáp nghĩa, Ngày vì người nghèo, phòng chống lụt, bão, nạn nhân chất độc da cam... với số tiền trên 10 triệu đồng/năm. Anh là tấm gương nghị lực dám nghĩ dám làm để thế hệ trẻ trong xã học tập.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ở thị trấn huyện vùng cao Đà Bắc, nhiều học sinh và người dân trong vùng biết ông Hà Thế Chúc, Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) thị trấn Đà Bắc. Ông Chúc nguyên là cán bộ phục vụ trong quân đội, nghỉ hưu năm 1998. Về sinh hoạt tại địa phương, ông tích cực tham gia hoạt động của các đoàn thể, khu dân cư, trong đó có đóng góp quan trọng vào hoạt động khuyến học, khuyến tài (KH-KT).
(HBĐT)- Từ cây mọc hoang trên đồi không ai để ý, anh Nguyễn Ngọc Bắc ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Giám đốc Công ty TNHH MTV Phương Bắc đã đưa cây về trồng ở vườn và biến thành hàng hóa. Sản phẩm được bán ở nhiều khu du lịch trong, ngoài tỉnh. Anh có dự định đưa sản phẩm xuất khẩu đi Nhật Bản.
(HBĐT) - Cách đây 10 năm, cây cam hay chanh đào là cây "vàng" ở huyện Cao Phong. Giá cam thời đỉnh điểm lên đến 100 nghìn đồng/kg cam Canh. Cũng từ đó, nhiều người đổ xô tìm mua đất để trồng cam. Thế nhưng ông Đặng Xuân Giao ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong đi trồng dổi.
(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới, hộ cựu chiến binh (CCB) Lê Mạnh Lai, xóm Yên Lương, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; đồng thời tiếp nhận, học hỏi, tiếp thu các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Thông qua ủy thác của Hội Nông dân xã, hộ ông được tiếp cận và vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT huyện đầu tư xây dựng mô hình VAC.
Cựu chiến binh Lê Mạnh Lai chia sẻ: "Gia đình tôi có 6 nhân khẩu, 3 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, là hộ sản xuất nông
Trưa 24/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ trao Thư khen của Chủ tịch nước và tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho anh Tô Vũ Đồng (quê xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.
(HBĐT) - Nhắc đến nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB), mọi người nhớ đến nhà nữ khảo cổ học (KCH) người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Bà có công lớn trong phát hiện và đặt tên cho nền VHHB.