(HBĐT) - Bản Suối Rằm thuộc xã Cun Pheo, huyện Mai Châu nằm trên núi cao, là địa bàn giáp ranh của 3 tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La. Bản có 24 hộ dân là người Mông di cư tự do ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái tụ hợp lại. Giao thông khó khăn nên trẻ em không thể đến trường. Nhưng rồi có một "bà giáo” tình nguyện lên đây dạy học để các em biết đến con chữ.


Bà Bùi Thị Kiên (ngồi giữa) kể chuyện học ở bản Suối Rằm, xã Cun Pheo (Mai Châu).

Bà Bùi Thị Kiên sống ở xóm Cun, xã Cun Pheo, cách bản Suối Rằm khoảng 20 km. Bà không phải là công dân của bản Suối Rằm. Gia đình khó khăn nên bà Kiên nhận lời trông lán thuê cho người quen có đất ở bản Suối Rằm. Cách đây 3 tháng, bà Kiên lên bản Suối Rằm làm thuê cho một người cùng bản có trang trại ở đây. Những ngày sống ở nơi gió núi mây ngàn này, bà thường xuyên đến các gia đình người Mông chơi. Các hộ dân nơi đây cuộc sống vô cùng khó khăn, nhà dựng bằng phên tre nứa ghép lại. Cuộc sống của người dân Suối Rằm đơn giản, sáng họ đi trồng ngô, trồng lúa trên núi đến tối về. Trẻ em sinh ra đến lúc lớn lên không được đến trường, ít đứa trẻ nói được tiếng phổ thông. Cảm thông với những đứa trẻ ở đây, bà Kiên quyết định dạy chữ cho trẻ. Bà Kiên đã đưa kế hoạch ra bàn với các hộ trong bản, bà con không ai tin. Sau nhiều ngày thuyết phục, một số hộ đồng ý để bà Kiên mở lớp dạy chữ cho con em mình.

Một vài người đến lán của bà Kiên cùng san gạt góc đồi làm lớp học. Lớp học chỉ đơn giản vài cái cọc, che bạt tránh mưa nắng. Bàn ghế được ghép lại bằng mấy tấm ván cũ. Không có bảng, không có phấn, bà dùng tấm ván cũ làm bảng. Phấn viết dùng than củi. Lớp học thiếu thốn trăm bề nhưng cũng được "khai giảng”. Lần đầu tiên bản Suối Rằm có một lớp học cho bọn trẻ. Buổi đầu có 19 học sinh đến lớp. Bà Kiên chưa từng học qua lớp sư phạm nào, bà cứ lấy tấm lòng nhiệt tình của mình ra dạy các cháu, biết đến đâu dạy đến đó. Sự cố gắng của bà sau một thời gian nhiều cháu đã biết đọc những chữ đầu tiên. Đến nay lớp học đã diễn ra được hơn 1 tháng. Học sinh đến lớp tương đối đều đặn, bà Kiên đã nhớ tên học sinh.

Hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của học sinh ở bản, ông chủ của bà Kiên đã mua một cái bảng đen và phấn trắng ủng hộ bà dạy học. Bà Kiên kể: Giờ trẻ đã viết và đọc được tên của mình. Vui hơn là chúng có thể nói được tiếng phổ thông. Từ đây, việc giao tiếp giữa tôi và bọn trẻ dễ dàng hơn. Tôi biết đến đâu dạy chúng đến đó. Mình không phải là cô giáo, nhưng nghe chúng gọi là cô giáo tôi thấy thật hạnh phúc.

Vào thăm chỗ ở của bà Kiên thấy cuộc sống của bà thật đơn sơ. Dưới mái nhà tranh tre dựng tạm, đồ đạc chỉ có vài cái xoong, nồi cùng chiếc giường được làm từ phên tre ghép lại. Ngoài thời gian làm việc cho ông chủ, bà chăm chút cho lớp học. Sau mỗi ngày, lớp học được ghép thêm bởi những phên tre. "Mùa đông ở nơi này lạnh tê tái, nhìn các cháu ngồi học giữa bốn bề gió lùa mà tôi rơi nước mắt. Điều đó càng thôi thúc tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Các cháu biết đọc, biết viết, biết nói tiếng phổ thông là phần thưởng lớn nhất. Cuộc đời tôi đã từng đi học lớp xóa mù chữ, chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại trở thành "bà giáo” bất đắc dĩ như thế này”.

Lớp học hiện lên giữa bốn bề gió lùa. 4 cái ghế ngồi kín học sinh. Cháu lớn 15 tuổi, cháu nhỏ mới 7 tuổi. Bà Kiên cho hay: Đa phần học sinh trong lớp chưa nói được tiếng phổ thông nên việc dạy học rất vất vả. Buổi dạy học đầu tiên học sinh chỉ biết chào cô giáo bằng tiếng Mông: "nho zoong”, "pù say”, nghĩa là chào cô giáo. Bà Kiên không biết nói tiếng Mông cũng học mót vài tiếng chào của học sinh. Bà cứ theo cái nếp đó mà dạy chúng nói tiếng phổ thông. Từ đầu tiên bà dạy là "Chào cô giáo". Bọn trẻ đồng thanh đánh vần.

Một tuần bà Kiên mở lớp khoảng 5 buổi sáng. Học sinh đến lớp với quần áo lấm lem, vá chằng vá đụp, đầu tóc bết cứng như cây lau bên rừng. "Nhìn các cháu tôi thương lắm! Sau mỗi buổi học tôi rút kinh nghiệm ra cách dạy, cách động viên các cháu học tốt hơn”. Ước mong của bà Kiên là dạy được cho tất cả trẻ nhỏ nơi đây biết đọc, biết viết tiếng Việt là niềm hạnh phúc của bà.
 

Việt Lâm


Các tin khác


Người “giữ lửa” văn hoá dân tộc Mường

(HBĐT) - Đã bước sang tuổi 60 nhưng đam mê dành cho văn hóa Mường của bà Đinh Thị Kiều Dung, khu dân cư Bo, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi chưa bao giờ vơi. Bà vẫn dành phần lớn thời gian nghiên cứu, sưu tầm và lưu truyền bản sắc đặc trưng của văn hóa Mường. Đối với bà, những việc đã, đang làm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường tại địa phương mà cũng là một cách để bà học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô Vũ Thị Huế - hội viên khuyến học tâm huyết

(HBĐT) - Cô Vũ Thị Huế sinh năm 1960, sống tại khu phố Yên Bình, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) nguyên là giáo viên tiểu học nghỉ hưu từ tháng 4/2015. Với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, mến trẻ, cô tiếp tục cống hiến cho phong trào khuyến học của địa phương. Tháng 10/2015, cô Vũ Thị Huế xin vào Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học thị trấn Hàng Trạm. 

Mạnh dạn khởi nghiệp, thành công bước đầu

(HBĐT) - Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình khởi nghiệp trang trại chăn nuôi dúi thịt và dúi sinh sản của Bùi Văn Nhật, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Chàng trai bản Khem quyết tâm làm giàu trên quê hương

(HBĐT) - Từ bỏ công việc có thu nhập cao, chàng thanh niên người Tày - Lò Văn Tuất (SN 1994) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Khởi nghiệp từ mô hình kinh tế tổng hợp với không ít khó khăn, nhưng Tuất đã có định hướng cho riêng mình.

Chiến sỹ công an nhặt được của rơi trả lại người mất

(HBĐT) - Công an huyện Lương Sơn vừa nhận được thư cảm ơn của anh Trần Quang Thiện, sinh năm 1973, trú tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, hiện đang làm công nhân tại huyện Lương Sơn. Anh Thiện bày tỏ xúc động, cảm kích trước việc làm tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của cán bộ Công an huyện Lương Sơn đã giúp anh tìm lại tài sản bị mất.

"Thủ lĩnh áo xanh" năng động, trách nhiệm

(HBĐT) - Năng động, trách nhiệm, sáng tạo, luôn hết mình trong mọi hoạt động, phong trào Đoàn Thanh niên… đó là nhận xét của đoàn viên, thanh niên (ĐV,TN) Đoàn phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) dành cho đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đoàn phường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục