(HBĐT) - Tuy nhiều năm gắn bó với trồng cam, song nhận thấy cây cam đã hết chu kỳ và không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Thế Bình ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã tìm tòi, trở thành người tiên phong trong việc trồng và phát triển cây hoàng lan, ngọc lan.


Vườn cây hoàng lan, ngọc lan mang nhiều hy vọng phát triển kinh tế cho gia đình anh Nguyễn Thế Bình, khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, lại ở vùng trồng cam nổi tiếng cả nước, anh Bình đã trồng và gắn bó với nhiều giống cam trong gần 25 năm qua. Lúc cao điểm, vườn cam của gia đình anh rộng hơn 10 ha. Nhờ cây cam đã giúp kinh tế gia đình được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên theo thời gian, nhận thấy trồng cam không còn đem lại hiệu quả như trước do nhiều nguyên nhân như sâu bệnh, giá phân bón cao, tốn nhiều công chăm sóc, cây và đất không còn đảm bảo chất lượng sau 17 - 18 năm trồng. Hơn nữa thị trường cam có xuống thấp, chỉ có cam Canh, cam V2 được  giá, còn cam lòng vàng, cam Xã Đoài chỉ bán được với giá từ 8 - 10 nghìn đồng/kg nên anh Bình quyết tâm chuyển đổi sang giống cây trồng mới.

Quyết định đầu tư mô hình, từ năm 2021 anh Bình đã đi nhiều nơi, cùng với tự tìm hiểu, tham khảo, anh Bình biết được thị trường có nhu cầu cao về cây hoàng lan, ngọc lan, trong khi chưa có người trồng nhiều. Các khu dân cư, khu đô thị tìm mua vì hoa đẹp, thơm, ít bị sâu bệnh, mang lại bóng mát. Vì vậy, anh Bình mạnh dạn trở thành người tiên phong mang giống cây này về trồng. Sau khi tìm hiểu kỹ về kỹ thuật trồng và nắm bắt được nhu cầu thị trường, không cần thử nghiệm trước, anh Bình đầu tư vốn mua 30 nghìn cây giống về trồng với giá 130 nghìn đồng/cây. 

Anh Bình chia sẻ: "Cây giống được tôi mua từ nhiều nơi như Nam Định, có cả ở Trung Quốc để đảm bảo cây có chất lượng tốt nhất. Tổng diện tích hiện đạt hơn 7 ha. Cây hoàng lan có lá và thân giống với cây ngọc lan, rất khó để phân biệt. Tuy nhiên lá cây hoàng lan thường dày hơn, có chiều dài lớn hơn so với lá cây ngọc lan. Cây hoàng lan được lựa chọn trồng nhiều ở các khu đô thị, công ty, nhà máy, trường học để làm bóng mát. Hoa hé nụ có mùi hương dịu nhẹ, khi hoa nở rất dễ nhận biết hương thơm ngay khi đứng xa cả chục mét”.

Quá trình trồng cây hoàng lan, ngọc lan cũng không cần chăm sóc và đầu tư nhiều, 1 năm bón phân, tro 2 lần, đảm bảo tưới đủ nước là cây có thể phát triển bình thường. Đặc biệt không phải phun thuốc sâu. Vào những đợt cao điểm anh Bình thuê thêm người để làm cỏ, dọn gốc, kiểm tra chống đổ. So với trồng cam thì trồng và chăm sóc 2 loại cây này đỡ vất vả hơn nhiều. Từ 2 - 3 năm, khi bề ngang thân được gần 10 cm là có thể bán. Hiện giá hoàng lan, ngọc lan dao động từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/ cây, mỗi cây có lãi khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đồng và được tư thương đến mua tại vườn. Lợi nhuận đem lại có thể không bằng trồng cam, tuy nhiên trồng hoàng lan, ngọc lan nhàn và đỡ tốn kém hơn nhiều. Nhu cầu thị trường cao đảm bảo cho đầu ra. 

Anh Bình cho biết thêm: Hiện tại quanh khu vực mới có 1 - 2 hộ bắt đầu trồng, trong đó nhà tôi trồng nhiều nhất. Do giá cây giống cao nên nhiều gia đình chưa có điều kiện đầu tư, hơn nữa bà con chưa hiểu thị trường, chưa hiểu rõ về cây cũng như cách chăm sóc, đầu ra nên chưa dám đầu tư. Triển khai mô hình, gia đình mong muốn mở rộng thị trường, hướng dẫn, giúp đỡ bà con cùng làm, từ đó góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Hoàng Dương

Các tin khác


Vượt qua bệnh tật, cựu chiến binh Trần Xuân Vu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Là thương binh hạng 4/4, bị nhiễm chất độc da cam, nhiều năm qua, vượt qua nỗi đau thương tật, bệnh tật, cựu chiến binh (CCB) Trần Xuân Vu ở xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu) đã nỗ lực vươn lên chiến thắng đói nghèo, trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế ở địa phương.

Trưởng Công an xã được Nhân dân tin yêu

(HBĐT) - Xã Hợp Tiến nằm ở phía Tây huyện Kim Bôi, cách trung tâm huyện 10 km, diện tích tự nhiên 69,45 km2. Toàn xã có 1.201 hộ, 5.441 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm trên 90% dân số. Là xã nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, đời sống Nhân dân gắn liền với nông, lâm nghiệp và lợi ích từ rừng mang lại. Thấu hiếu khó khăn, vất vả của người dân, sau khi đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an xã Hợp Tiến, Đại úy Nguyễn Tiến Hoàng cùng đồng đội đã nỗ lực mang cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Giảm nghèo bền vững từ nuôi dê chăn thả

(HBĐT) - Từng thành công với mô hình nuôi vịt đẻ trứng, nhưng do thị trường biến động, giá thức ăn tăng cao, sản phẩm bán ra không có lãi, do vậy, anh Bùi Văn Diện ở xóm Trao, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã chuyển sang xây dựng mô hình chăn nuôi dê thả đồi. Sau 5 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình anh Diện có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững.

Hội viên nông dân làm giàu từ nuôi lợn rừng

(HBĐT) - Bằng sự chăm chỉ, cần cù cùng với ý chí vươn lên thoát nghèo, anh Bùi Văn Bình ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó không chỉ cải thiện đời sống gia đình mà còn giúp đỡ, hỗ trợ cho bà con trong xã cùng phát triển kinh tế.

"Người lính chiến" chọn đi về phía gian nan

(HBĐT) - Dù còn trẻ nhưng ở Đại úy Vũ Thành Trung, Đội trưởng Đội hướng dẫn và điều tra, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy luôn có sự điềm tĩnh, từng trải của người chỉ huy dày dạn trận mạc. Đó cũng là cách người đội trưởng này sát cánh cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc...

Khởi nghiệp với hợp tác xã trồng gai xanh

(HBĐT) - Nhiều năm gắn bó với cây lúa, ngô, khoai… nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi và nhận thấy tiềm năng phát triển của cây gai xanh, anh Quách Phiến ở xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã quyết tâm thành lập hợp tác xã (HTX), phát triển trồng cây gai xanh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục