(HBĐT) - Bằng sự chăm chỉ, cần cù cùng với ý chí vươn lên thoát nghèo, anh Bùi Văn Bình ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó không chỉ cải thiện đời sống gia đình mà còn giúp đỡ, hỗ trợ cho bà con trong xã cùng phát triển kinh tế.


Mô hình chăn nuôi lợn rừng gia đình của gia đình anh Bùi Văn Bình ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2019, nhận thấy thực tế các điều kiện tự nhiên của địa phương có nhiều thuận lợi cùng với mong muốn vươn lên thoát nghèo, anh Bình mạnh dạn vay vốn ngân hàng và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao kiến thức trong chăn nuôi. Năm 2020, anh cải tạo diện tích đất của gia đình, xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt với tổng diện tích 2,6 ha để đầu tư chăn nuôi lợn rừng. Đàn lợn trung bình có khoảng 80 con lợn thịt và 100 con lợn giống. 

Lợn rừng được anh nuôi thả tự nhiên, nguồn thức ăn chủ yếu từ các loại cây trồng tại vườn như chuối, các loại lá thảo dược và cám gạo. Nhờ vậy chất lượng thịt được đảm bảo vệ sinh, an toàn, thịt lợn khi chế biến thơm ngon và hấp dẫn hơn so với các giống lợn trắng thông thường.

Mỗi năm gia đình anh tiêu thụ khoảng 60 con lợn thịt và 60 con lợn giống. Lợn thịt được nuôi từ 8 - 10 tháng, khi xuất chuồng mỗi con trung bình nặng khoảng 30 - 35kg, lợn giống chỉ nuôi 2 tháng là có thể xuất bán, mỗi con nặng khoảng 6 - 7kg. Lợn thịt được bán với giá khoảng 120 nghìn đồng/kg, lợn giống giá 1 triệu đồng/kg. Năm 2022, mô hình kinh tế tổng hợp đem lại cho gia đình anh thu nhập 1,4 tỷ đồng chưa trừ chi phí.

Anh Bình chia sẻ: "Tôi luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các buổi tọa đàm, tìm hiểu qua sách báo và các tài liệu có liên quan, không ngừng học hỏi kinh nghiệm làm giàu. Thường xuyên nâng cao kiến thức, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra chủ động theo dõi, nắm bắt diễn biến thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh. Từ đó có các biện pháp phòng ngừa để lập kế hoạch sản xuất. Đồng thời tìm hiểu, nắm bắt rõ thị trường, liên hệ tìm đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo phát triển kinh tế mang tính lâu dài và bền vững”.

Mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Bình không chỉ phát triển kinh tế hộ  mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 12 lao động, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/ người/tháng. Bên cạnh đó, anh tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động do các tổ chức, đoàn thể, các ngành ở địa phương phát động như: bảo vệ môi trường nông thôn, giúp đỡ hộ nghèo, hộ neo đơn trong xã, hoạt động tình nghĩa. Tuyên truyền, hướng dẫn bà con không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc hại, xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, bền vững nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm.

Đồng chí Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc cho biết: "Trong những năm qua, anh Bình và gia đình luôn gương mẫu, tích cực thực hiện và vận động mọi người thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và tổ chức Hội Nông dân các cấp.  
\
Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Bình là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả tiêu biểu trên địa bàn. Mong rằng anh Bình tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của hội viên nông dân, phát huy hiệu quả mô hình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất, từ đó giúp đỡ bà con cùng phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Hoàng Dương


Các tin khác


Nữ Chủ tịch Công đoàn trách nhiệm, tận tụy với người lao động

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.

Bác sỹ của vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.

Người phụ nữ góp phần làm đẹp bản Mông

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.

Điển hình về nghị lực vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Thành Đoàn Hòa Bình biểu dương 6 học sinh nhặt được tiền trả lại người đánh rơi

(HBĐT) - Kịp thời ghi nhận hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất của 6 em học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Hòa Bình), sáng 24/4, Thành Đoàn, Hội Đồng đội thành phố Hòa Bình đã trao giấy khen, biểu dương 6 em học sinh có thành tích trong phong trào "Nghìn việc tốt”. 

Hội viên nông dân làm giàu từ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Bằng tinh thần vượt khó, chăm chỉ, ý chí vươn lên làm giàu, nhiều nông dân xã Phú Cường (Tân Lạc) mạnh dạn tìm tòi, học hỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Anh Nguyễn Văn Chiến, xóm Lâm Lưu, xã Phú Cường là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục