(HBĐT) - Nhiều năm gắn bó với cây lúa, ngô, khoai… nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi và nhận thấy tiềm năng phát triển của cây gai xanh, anh Quách Phiến ở xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã quyết tâm thành lập hợp tác xã (HTX), phát triển trồng cây gai xanh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
Anh Quách Phiến, Giám đốc HTX Chiềng Rồng, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đầu tư phát triển trồng cây gai xanh tại địa phương.
Thăm khu trồng gai xanh của HTX Chiềng Rồng với diện tích hơn 10ha, anh Quách Phiến, Giám đốc HTX chia sẻ: Gai xanh là loại cây dễ chăm sóc, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch trong nhiều năm, khả năng chịu hạn tốt, ưa khí hậu nóng ẩm. Tùy vào điều kiện thời tiết, khí hậu để bố trí mùa vụ trồng thích hợp. Một năm có thể thu hoạch từ 4 - 6 vụ. Nếu chăm sóc tốt trung bình khoảng 45 ngày có thể thu hoạch. Hơn nữa, gai xanh còn là loại cây có giá trị kinh tế cao, bởi có thể tận dụng tất cả bộ phận của cây để làm ra sản phẩm như: vỏ cây dùng để sản xuất sợi, dệt vải; lá cây có thể chế biến bánh gai và chiết xuất tinh dầu; thân cây được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy…
Trước đây, người dân quanh khu vực chủ yếu trồng lúa, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây lúa chưa cao, mất nhiều công chăm sóc, giá cả không ổn định nên anh Phiến quyết tâm tìm tòi, học hỏi để thay đổi giống cây trồng. Sau khi biết đến cây gai xanh với nhiều ưu điểm lại phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương. Đầu năm 2022, anh Phiến thành lập HTX Chiềng Rồng để phát triển mô hình trồng gai xanh, dổi ghép lấy hạt. HTX có 19 hộ tham gia đóng góp về vốn và đất trồng hơn 22ha. HTX ký hợp đồng liên kết với Công ty CP An Phước, công ty hỗ trợ cho các chủ hộ 75% tiền giống, cam kết bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cử kỹ thuật viên phối hợp HTX hướng dẫn người dân chăm sóc cây từ khi bắt đầu trồng đến hết quá trình thu hoạch theo phương pháp "cầm tay chỉ việc”.
Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây gai xanh của HTX Chiềng Rồng bắt đầu cho thu hoạch, 1ha cho sản lượng hơn 1 tấn, từ năm thứ 2 trở đi sản lượng có thể đạt 3 - 4 tấn/ha. Mỗi tấn gai xanh thu hoạch được công ty thu mua 40 triệu đồng. Lợi nhuận sản xuất sau khi trừ hết chi phí đạt khoảng 150 triệu đồng/hộ/năm. So với trồng lúa, ngô, khoai thì gai xanh cho lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần, giúp cải thiện thu nhập đáng kể cho người dân.
Anh Phiến chia sẻ thêm: HTX được Đảng ủy, UBND, Hội Nông dân (HND) xã quan tâm, giúp đỡ nhiều. Tuy nhiên, vì mới thành lập nên còn gặp khó khăn như nguồn chi phí ban đầu chưa ổn định, thành viên đông nhưng chưa có chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Quan trọng hơn gai xanh là loại cây mới trong khu vực nên bà con còn nhiều bỡ ngỡ, đang phân vân, chưa tin tưởng loại cây mới này. Thời gian tới, HTX dự định mở rộng diện tích lên hơn 50ha trồng gai xanh, kết hợp trồng dổi ghép lấy hạt và mía xuất khẩu, do đó mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ trong việc tuyên truyền, vận động để người dân thêm vững tin vào phát triển loại cây mới này, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Đồng chí Bùi Văn Sơn, Chủ tịch HND xã Quyết Thắng cho biết: "Anh Phiến là hội viên nông dân điển hình của xã về mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Không chỉ vậy, anh còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động do HND cấp trên và địa phương phát động; tuyên truyền, vận động hội viên đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo tại địa phương”.
Hoàng Dương
(HBĐT) - Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Thủy, vai trò của phụ nữ tham gia lực lượng vũ trang địa phương ngày càng được phát huy. Đã có nhiều nữ chiến sỹ dân quân nêu gương tự học, tự rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc chuyên môn, vừa đảm đang vai trò phụ nữ trong gia đình. Tiêu biểu trong số đó là đồng chí Bùi Thị Thêm, nữ dân quân xã Lạc Lương.
(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.
(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.
(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.