(HBĐT) - Xác định giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Hội LHPN xã Yên Trị (Yên Thủy) tích cực triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện cho hội viên vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Trong đó có giải pháp giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, điển hình là chị Bùi Thị Hậu, xóm Minh Thành, xã Yên Trị.
Chị
Bùi Thị Hậu, xóm Minh Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) chăm
sóc đàn lợn.
Trước
đây, cuộc sống của gia đình chị Hậu khá vất vả, quanh năm trông chờ vào mấy sào
ruộng trồng lúa, ngô, lạc cũng chỉ đủ ăn. Khó khăn là thế nhưng với ý chí và
nghị lực, chị không bằng lòng với số phận nghèo khổ, quyết tìm hướng đi mới để
mở mang, phát triển kinh tế
gia đình. Chị Hậu chia sẻ: "Với phương châm quay vòng, lấy ngắn nuôi dài, lúc bắt
đầu làm chưa có nhiều vốn, tôi nuôi 2 - 3 con lợn, nuôi lớn bán lấy số tiền lãi
mua thêm con giống, tăng số lượng lên 6 - 7 rồi 10 con. Hiện, mỗi lứa tôi nuôi
20 - 30 con, bình quân mỗi năm xuất bán khoảng 150 con lợn thịt, trọng lượng
hơn 1 tạ/con. Cứ thế tôi mua thêm máy xay xát, mua bò, mở cửa hàng tạp hóa.
Năm
2021, được sự quan tâm, tạo điều kiện, kết nối của Hội LHPN xã, gia đình chị Hậu
được vay 200 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện để đầu tư phát
triển dịch vụ buôn bán và chăn nuôi thêm 3 con bò sinh sản. Với sự chủ động
nghiên cứu, tìm tòi cách thức, quy trình làm chuồng, chọn con giống, kỹ thuật
chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi; áp dụng kiến thức tiếp thu được
sau khi tham gia các lớp tập kỹ thuật do Hội LHPN xã phối hợp tổ chức vào thực
tế gia đình nên đàn lợn, đàn bò phát triển tốt. Bằng sự nỗ lực không ngừng
trong lao động, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình chị Hậu không
chỉ đủ trang trải chi tiêu trong gia đình mà còn tạo điều kiện cho các con ăn học.
Nhờ vậy, kinh tế gia đình từng bước được cải thiện, thu nhập trong những năm gần
đây đạt 300 triệu đồng/năm.
Đồng
chí Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Trị cho biết: "Từ nguồn vốn vay, vốn
tích góp, chị Hậu đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, có thu
nhập ổn định. Chị là gương điển hình phát triển kinh tế, nuôi con khỏe, dạy con
ngoan của chi hội phụ nữ xóm Minh Thành, là mô hình tiêu biểu để hội viên, phụ
nữ trong xã học tập”.
Kết
quả phát triển mô hình kinh tế của gia đình chị Hậu đã góp phần đẩy mạnh các
phong trào, mô hình do phụ nữ đảm nhiệm, nhiều chị em trong xã mạnh dạn làm
theo, áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất đạt hiệu quả tốt. Chị Bùi Thị Hậu
là tấm gương phụ nữ điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất, vượt khó phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng từ mô
hình chăn nuôi kết hợp dịch vụbuôn bán.
(HBĐT) - Năm 2018, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, anh Nguyễn Lê Duy, xóm Đồng Phú, xã Cao Dương (Lương Sơn) lựa chọn công việc làm huấn luyện viên thể hình tại một số trung tâm thể dục thể hình ở Hà Nội. Năm 2021, do đại dịch Covid-19, các cơ sở tập luyện phải đóng cửa để phòng dịch, công việc của anh cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, anh Duy quyết định trở về làm kinh tế ở nơi mình sinh ra và lớn lên, bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi gà thả đồi.
(HBĐT) - Lương y Bùi Văn Phượng, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) sinh ra trong một gia đình có 4 đời làm nghề bốc thuốc nam gia truyền, đến đời ông là đời thứ 5. Ngoài việc tiếp tục lưu giữ những bí quyết của bài thuốc cha ông để lại, ông còn sưu tầm và bổ sung thêm các vị thuốc mới có giá trị chữa bệnh cao như xạ đen, chân chim, đinh lăng… điều trị các bệnh: viêm gan, xơ gan, viêm cầu thận và các bệnh về đường tiêu hóa, chữa rắn cắn…
(HBĐT) - Là thương binh hạng 4/4, bị nhiễm chất độc da cam, nhiều năm qua, vượt qua nỗi đau thương tật, bệnh tật, cựu chiến binh (CCB) Trần Xuân Vu ở xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu) đã nỗ lực vươn lên chiến thắng đói nghèo, trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế ở địa phương.
(HBĐT) - Xã Hợp Tiến nằm ở phía Tây huyện Kim Bôi, cách trung tâm huyện 10 km, diện tích tự nhiên 69,45 km2. Toàn xã có 1.201 hộ, 5.441 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm trên 90% dân số. Là xã nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, đời sống Nhân dân gắn liền với nông, lâm nghiệp và lợi ích từ rừng mang lại. Thấu hiếu khó khăn, vất vả của người dân, sau khi đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an xã Hợp Tiến, Đại úy Nguyễn Tiến Hoàng cùng đồng đội đã nỗ lực mang cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
(HBĐT) - Từng thành công với mô hình nuôi vịt đẻ trứng, nhưng do thị trường biến động, giá thức ăn tăng cao, sản phẩm bán ra không có lãi, do vậy, anh Bùi Văn Diện ở xóm Trao, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã chuyển sang xây dựng mô hình chăn nuôi dê thả đồi. Sau 5 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình anh Diện có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Bằng sự chăm chỉ, cần cù cùng với ý chí vươn lên thoát nghèo, anh Bùi Văn Bình ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát triển thành công mô hình chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó không chỉ cải thiện đời sống gia đình mà còn giúp đỡ, hỗ trợ cho bà con trong xã cùng phát triển kinh tế.