(HBĐT) - Tích cực tu dưỡng, rèn luyện, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sự năng nổ, nhiệt tình cùng với những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ của Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Phùng Văn Nhàn, nhân viên quân khí, Ban CHQS huyện Lương Sơn đã trực tiếp góp phần vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Thiếu tá Phùng Văn Nhàn là tấm gương cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị học tập, noi theo, xứng đáng là người cán bộ kỹ thuật học và làm theo lời Bác.
Thiếu tá Phùng Văn Nhàn sắp xếp, bảo quản vũ khí trang bị bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cho LLVT huyện Lương Sơn.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống cách mạng ở xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng chí Phùng Văn Nhàn luôn ước mơ trở thành người chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 6/1993, sau khi tốt nghiệp THPT, anh tình nguyện lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 102, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1. Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ, với tư chất thông minh lại chịu khó học hỏi, anh được cấp trên cử đi học lớp sơ cấp quân khí, Trung tâm Xúc tiến việc làm Quân đoàn 1. Sau khi tốt nghiệp, anh về làm nhân viên quân khí tại Trung đoàn 102, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1. Tháng 3/2002, anh chuyển về công tác tại Ban Hậu cần - Kỹ thuật, Ban CHQS huyện Lương Sơn đến nay.
Hơn 30 năm công tác, dù ở cương vị, chức trách, đơn vị nào đồng chí Phùng Văn Nhàn cũng luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn thẳng thắn đấu tranh, tự phê bình và phê bình trước mọi biểu hiện sai trái trong đơn vị cũng như trên địa bàn đóng quân.
Với bản tính ham học hỏi, Thiếu tá Phùng Văn Nhàn tích cực nghiên cứu, vì vậy tay nghề của anh ngày càng hoàn thiện hơn. Với phương châm "giỏi một nghề và biết làm nhiều nghề”, ngoài chuyên ngành đã học là thợ sửa chữa súng bộ binh, anh còn có thể làm được công việc của nhiều nghề khác như: hàn, gò, sửa chữa nhỏ của súng máy PK12,7, ĐKZ… Nhờ đó, với quy trình bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa vũ khí trang bị (VKTB) trong đơn vị, anh đã góp phần cùng bộ phận chuyên môn luôn bảo đảm kịp thời cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hội thi, hội thao, diễn tập. Trung bình mỗi năm anh tham gia bảo quản, bảo dưỡng, tu sửa trên 200 khẩu súng các loại.
Thiếu tá Phùng Văn Nhàn luôn đi đầu, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác bảo quản, bảo dưỡng VKTB, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, cải thiện tính năng an toàn lao động… Bên cạnh đó, anh còn có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng tại đơn vị đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, dễ lắp đặt, vận dụng như: Thiết bị phát hiện tia lửa điện cảnh báo cháy tại nhà kho, thiết bị làm mát nhà kho…
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, trên cương vị Phó Bí thư chi bộ hậu cần - kỹ thuật, Thiếu tá Phùng Văn Nhàn luôn xây dựng cho mình kế hoạch làm việc khoa học, hợp lý, tác phong gần gũi, sâu sát với đồng chí, đồng đội, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2022 diễn ra đại dịch Covid-19, vắng đồng chí Bí thư chi bộ, nhưng với tinh thần năng động, năng nổ, nhiệt tình trong công việc đồng chí tích cực làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ, Chỉ huy Ban CHQS huyện; chỉ đạo, điều hành Ban Hậu cần - Kỹ thuật hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống dịch cũng như các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ đột xuất chỉ huy đơn vị giao phó. Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liền Thiếu tá Phùng Văn Nhàn được đơn vị đề nghị khen thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua.
Bí quyết để thành công trong công tác của Thiếu tá Phùng Văn Nhàn đó là sự phấn đấu không ngừng trong học tập, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, thường xuyên xây dựng cho mình tác phong sinh hoạt nghiêm túc, góp phần vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Đồng chí xứng đáng là tấm gương cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị học tập, noi theo.
Thiếu tá Hà Quốc Long
Trợ lý Chính trị Ban CHQS huyện Lương Sơn
(HBĐT) - Nhắc đến anh Phạm Văn Toàn, Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy), nhiều người bày tỏ sự quý mến và cảm phục. Anh là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo gương Bác được huyện Lạc Thủy tôn vinh.
(HBĐT) - Năm 2018, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, anh Nguyễn Lê Duy, xóm Đồng Phú, xã Cao Dương (Lương Sơn) lựa chọn công việc làm huấn luyện viên thể hình tại một số trung tâm thể dục thể hình ở Hà Nội. Năm 2021, do đại dịch Covid-19, các cơ sở tập luyện phải đóng cửa để phòng dịch, công việc của anh cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, anh Duy quyết định trở về làm kinh tế ở nơi mình sinh ra và lớn lên, bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi gà thả đồi.
(HBĐT) - Lương y Bùi Văn Phượng, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) sinh ra trong một gia đình có 4 đời làm nghề bốc thuốc nam gia truyền, đến đời ông là đời thứ 5. Ngoài việc tiếp tục lưu giữ những bí quyết của bài thuốc cha ông để lại, ông còn sưu tầm và bổ sung thêm các vị thuốc mới có giá trị chữa bệnh cao như xạ đen, chân chim, đinh lăng… điều trị các bệnh: viêm gan, xơ gan, viêm cầu thận và các bệnh về đường tiêu hóa, chữa rắn cắn…
(HBĐT) - Là thương binh hạng 4/4, bị nhiễm chất độc da cam, nhiều năm qua, vượt qua nỗi đau thương tật, bệnh tật, cựu chiến binh (CCB) Trần Xuân Vu ở xóm Tiền Phong, xã Mai Hạ (Mai Châu) đã nỗ lực vươn lên chiến thắng đói nghèo, trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế ở địa phương.
(HBĐT) - Xã Hợp Tiến nằm ở phía Tây huyện Kim Bôi, cách trung tâm huyện 10 km, diện tích tự nhiên 69,45 km2. Toàn xã có 1.201 hộ, 5.441 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm trên 90% dân số. Là xã nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, đời sống Nhân dân gắn liền với nông, lâm nghiệp và lợi ích từ rừng mang lại. Thấu hiếu khó khăn, vất vả của người dân, sau khi đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an xã Hợp Tiến, Đại úy Nguyễn Tiến Hoàng cùng đồng đội đã nỗ lực mang cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
(HBĐT) - Từng thành công với mô hình nuôi vịt đẻ trứng, nhưng do thị trường biến động, giá thức ăn tăng cao, sản phẩm bán ra không có lãi, do vậy, anh Bùi Văn Diện ở xóm Trao, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã chuyển sang xây dựng mô hình chăn nuôi dê thả đồi. Sau 5 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình anh Diện có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo bền vững.