Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.




Bùi Đình Văn, xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) chăm sóc cá lồng.

Bùi Đình Văn sinh năm 2004 tại xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn là một trong những gương sáng trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương. Sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo, là anh cả và cũng là lao động chính của gia đình nên chàng thanh niên trẻ đã sớm nhận thức và thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Bố mất vì căn bệnh hiểm nghèo, Văn chỉ còn mẹ, bà nội và người em gái nhỏ đang tuổi đi học, mọi gánh nặng trong gia đình đều đặt lên vai. Với nghị lực vượt khó, đức tính cần cù, ham học hỏi, chí thú làm ăn nên nhiều năm nay, kinh tế gia đình từng bước phát triển ổn định.

Trong một lần tình cờ được xem về mô hình nuôi dúi trên mạng, Văn bắt đầu học hỏi, tìm hiểu về loại vật nuôi này. Từ số vốn 30 triệu đồng vay mượn và tích cóp của gia đình, Văn mua 2 cặp dúi rừng về nuôi thử nghiệm. Bùi Đình Văn chia sẻ: Lúc đầu em xây một chuồng nhỏ, diện tích chỉ khoảng 4 m2 theo kiểu nhà tầng để dúi ở. Để có kiến thức, kỹ thuật, em đã tìm trên mạng, đến một số hộ nuôi dúi thành công để học hỏi. Mặc dù có thất bại ban đầu nhưng em không nản lòng, quyết tâm không từ bỏ công việc này.

Không nản chí, từ 2 cặp dúi ban đầu Văn đã nhân đàn nhanh, đến nay đạt 100 con, trong đó có 30 con đang thời kỳ sinh sản. Nhận thấy nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao, Văn bàn với gia đình quyết định đầu tư hơn 80 m2, xây thêm 20 chuồng và mua thêm con giống để nuôi theo phương pháp mới.

Trao đổi về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con vật này Văn chia sẻ: Nuôi dúi không quá khó, chỉ cần nắm rõ một vài chi tiết là có thể thành công vì loài này có sức đề kháng tốt, ít nhiễm dịch bệnh. Thức ăn không bị ôi thiu để bảo vệ đường ruột cho dúi. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại. Không dừng lại từ việc nuôi dúi, Văn tận dụng dòng suối gần nhà để nuôi cá lồng. Hàng tháng, từ bán cá mang lại nguồn thu nhập 4 - 5 triệu đồng, tạo kinh tế ổn định cho gia đình.

Chăn nuôi là lĩnh vực không hề đơn giản, nhất là với những người trẻ, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe đàn vật nuôi. Thế nhưng bằng sự kiên trì, cần cù, chịu khó học hỏi và nghị lực vươn lên, chàng thanh niên Bùi Đình Văn đã thành công khi tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao với mô hình nuôi dúi và nuôi cá lồng.

Anh Bùi Văn Anh, Bí thư Đoàn xã Lỗ Sơn cho biết: Bùi Đình Văn là một trong những tấm gương điển hình thanh niên vượt khó trong phát triển kinh tế của địa phương, góp phần lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm cho đoàn viên, thanh niên cũng như bà con trong xã. Với quyết tâm không ngại khó ngại khổ, ý chí vươn lên của tuổi trẻ xây dựng thành công mô hình kinh tế, Bùi Đình Văn xứng đáng là tấm gương cho đoàn viên, thanh niên học tập, làm theo.


Quyên Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)

Các tin khác


Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Người rời phố lên núi trồng rừng

Nhà ở trung tâm thành phố Hòa Bình, cuộc sống an nhàn, song ông Nguyễn Văn Sơn đã lên đỉnh dốc Cun, xã Thu Phong, huyện Cao Phong chọn cuộc sống "vui thú điền viên”. Sau bao năm miệt mài ông đã biến những đồi, núi hoang thành rừng cây xanh mướt.

Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục