Dám nghĩ, dám làm, quyết làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Xa Ngọc Hưng, thanh niên dân tộc Mường, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đà Giang Eco tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc với khao khát phát triển mô hình HTX nuôi cá lồng trên sông Đà đã, đang mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và hiệu quả về kinh tế.


Anh Xa Ngọc Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Đà Giang Eco, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc phát triển mô hình nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế.

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá lồng, anh Xa Ngọc Hưng cho biết: "Năm 2018, sau khi tốt nghiệp đại học trở về quê hương, nhận thấy tiềm năng mặt nước hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng với quy mô lớn rất khả thi, tôi đã bàn bạc cùng gia đình đầu tư nuôi cá lồng trên hồ sông Đà". Với tinh thần ham học hỏi, chịu khó, năm đầu tiên mặc dù kinh nghiệm nuôi cùng số lượng lồng còn hạn chế, song thành công bước đầu đã cho hiệu quả tương đối tốt. Bên cạnh đó, nhận thấy các hộ nuôi cá lồng tại địa phương còn mang tính tự phát, sản xuất manh mún, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, ít áp dụng yếu tố khoa học kỹ thuật, mong muốn xây dựng thương hiệu cá sạch sông Đà để góp phần khắc phục các hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ, anh Hưng đã liên kết với 7 thành viên và gần 200 hộ thành lập HTX quy mô 40 lồng cá, chăn nuôi theo hướng VietGAP với các loại cá đặc sản: lăng, trắm đen, rô phi, ngạnh…

Hiện nay, trung bình mỗi năm HTX Đà Giang Eco xuất ra thị trường trên dưới 20 tấn cá tươi các loại, giá bán khoảng 80 - 100 nghìn đồng/kg. Ngoài sản phẩm cá tươi, HTX cũng xuất ra thị trường một số sản phẩm cá đã qua sơ chế như: cá tép chiên, cá sấy, cá đồ, cá nướng, chả cá… tiêu thụ tại một số cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và việc làm cho lao động thời vụ.

Để vào được thị trường các tỉnh và siêu thị ở các thành phố cũng như tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử nông sản, HTX Đà Giang Eco và các thành viên phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm đầu ra theo quy định của Nhà nước như: cá sạch, tươi, giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời cần được hỗ trợ tham gia chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu cá sạch của HTX trong chuỗi sản phẩm thương hiệu cá sông Đà của tỉnh Hòa Bình. HTX hiện có 3 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao là cá lăng đen sông Đà, cá trắm đen sông Đà, cá ngạnh sông Đà. Bằng sự sáng tạo và khát khao lập thân, lập nghiệp, anh Xa Ngọc Hưng đã có những bước đi vững chắc, trở thành lực lượng nòng cốt, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế tại địa phương.

Đồng chí Bùi Văn Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: "Thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, có những định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số để họ mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào khởi nghiệp, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả, khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, cống hiến của sức trẻ trong công cuộc phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo trên mảnh đất quê hương”.

Minh Duy

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc)


Các tin khác


Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục