Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng
(HBĐT) - Đó là lời khen của nhiều người thuộc các thế hệ đã và đang làm nghề sản xuất gạch ngói ở tỉnh về cử nhân kinh tế Phạm Ngọc Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty Cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm, vừa được Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III bầu chọn là đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII. Anh không chỉ là đại biểu trẻ tuổi nhất trong đoàn đại biểu của tỉnh mà còn là người đầu tiên của toàn ngành xây dựng Hoà Bình cử tham dự Đại hội Thi đua yêu nước (ĐHTĐYN) toàn quốc.
Sinh ra ở thị xã Hoà Bình, được nuôi dưỡng và trưởng thành trong môi trường mà cả cha cùng mẹ đều công tác trong ngành xây dựng, trong đó, cha của Phạm Ngọc Thắng có thâm niên 20 năm làm Giám đốc một cơ sở sản xuất gạch ngói bao hàm ba chữ nhất ở tỉnh: Lâu đời nhất, thăng trầm nhất và vinh quang nhất. Lâu đời nhất bởi cơ sở này được khai sinh từ năm 1958 là Nhà máy gạch ngói Quỳnh Lâm do Trung Quốc viện trợ sản xuất ra hai loại sản phẩm, gạch đặc và ngói 13 viên. Hai chữ nhất sau nằm trọn trong 20 năm tái lập tỉnh Hoà Bình, gắn liền với nghề làm gạch ngói của hai cha con qua bao thăng trầm để cùng bước tới đài vinh quang trong phong trào thi đua yêu nước (PTTĐYN).
Phạm Ngọc Thắng bước vào nghề làm gạch ngói ở lứa tuổi 20 (năm 1991) cũng chính là năm tỉnh tái lập và là năm mà người cha của anh, ông Phạm Ngọc Chuyển đang là Bí thư Đảng uỷ kiêm Phó Giám đốc Công ty Xây dựng miền Tây Hà Sơn Bình được tỉnh điều động & bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp gạch ngói Quỳnh Lâm với nhiệm vụ được giao khá nặng nề là cứu cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng này thoát khỏi tình trạng bên bờ vực phá sản.
Hai năm đầu học nghề trong một xí nghiệp thua lỗ triền miên, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, công nhân Phạm Ngọc Thắng được những khó khăn, vất vả, bươn chải của các thế hệ cha anh từng gắn bó mấy chục năm với nghề làm gạch ngói. Đặc biệt là những lo âu, trăn trở của người cha vốn là thợ lái xe ca lại chuyên làm công tác chính trị từ Bí thư Đoàn Thanh niên đến Bí thư Đảng uỷ một công ty lớn vào bậc nhất tỉnh trong nhiều nhiệm kỳ, nay phải đảm trách công việc quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) một doanh nghiệp Nhà nước chồng chất khó khăn.
“Trong muôn cái khó sẽ ló vài cái khôn”, suốt 5 năm đầu (1991 – 1995), Giám đốc Chiển chủ trương cử đại diện CBCNV lớp trẻ đi đào tạo nghề nghiệp. Người con trai là một trong những lớp trẻ đó. Sau 3 năm chuyên tu nghề cơ điện ở trường Trung cấp cơ điện Vĩnh Yên, Thắng trở về đơn vị sản xuất cùng với nhiều bạn trẻ khác sau một thời gian học hỏi đã bắt đầu phát huy tác dụng nhờ vào chủ trương đổi mới mạnh mẽ công nghệ sản xuất gạch, nâng cấp nhà xưởng, thiết bị máy móc; đặc biệt là thay đổi cơ chế quản lý SXKD của Giám đốc Chiển. Do tỉnh mới tái lập mà 5 năm sau đó, đơn vị đã vươn lên là đơn vị dẫn đầu ngành Xây dựng tỉnh liên tục 3 năm liền (1996 – 1998) được Bộ Xây dựng tặng cờ thi đua xuất sắc và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào đầu năm 1999. Bản thân Thắng được đưa về Phòng Kế hoạch - kỹ thuật để làm việc, để phát huy những gì đã học được trong trường cơ điện.
Do tình hình SXKD chuyển biến nhanh chóng, Xí nghiệp Gạch ngói Quỳnh Lâm được nâng lên là Công ty gạch ngói Quỳnh Lâm. Cuối năm 1999, do chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp đã được nhiều địa phương trong cả nước thực hiện. Tỉnh đã chọn đơn vị này làm thí điểm. Thế là sau 40 năm hoạt động SXKD theo mô hình doanh nghiệp nhà nước; xí nghiệp Gạch ngói Quỳnh Lâm đã mang một cái tên mới : Công ty Cổ phần Gạch ngói Quỳnh Lâm (CTCPGNQL) và cũng đồng thời bước sang một giai đoạn mới với “cái nhất thứ ba”vô cùng ý nghĩa là :vinh quang nhất.
Sự vinh quang bắt đầu từ khi cổ phần hoá với nhiều sự tôn vinh bằng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên mà đơn vị, các tập thể, cá nhân thuộc CTCPGNQL đã đạt được trong suốt 10 năm hoạt động theo mô hình cổ phần hoá. Đó là 6 lần đoạt cờ TĐXS của UBND tỉnh; 2 lần đoạt giải Vàng giải thưởng chất lượng Việt Nam; năm 2004 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba; Năm 2008 được tặng cờ Thi đua của Chính phủ; xếp hạng doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc, nhận Cúp Thánh Gióng do Chủ tịch nước trao tặng và đúng vào dịp kỷ niệm tròn 10 năm cổ phần hoá (1999 – 2009), được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Sự vinh quang của đơn vị gắn liền với sự tôn vinh của cá nhân Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Chiển và với sự trưởng thành đi lên của cả Thắng. Năm bắt đầu cổ phần hoá, Thắng được đề bạt làm Trưởng phòng Kế hoạch - kỹ thuật (TPKH-KT). Thắng đã cùng tập thể tổ cán bộ kỹ thuật vượt mọi khó khăn để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Năm 2007 đã có sáng kiến lớn thành công trong quy trình tự động hoá khâu kiểm soát nhiệt nung và nhận thành phẩm dây chuyền công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm ô nhiễm môi trường. Sáng kiến này đạt hiệu quả cao về nhiều lĩnh vực đã thiện hầu hết các điều kiện lao động nặng nhọc cho công nhân, làm giảm xuống mức tối thiểu về ô nhiễm môi trường độc hại do khói bụi tiết kiệm tỷ lệ lớn về than đốt, điện năng, thời gian nung đốt hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao về SXKD. Từ sáng kiến này, Công ty đã mở rộng áp dụng, thay thế 100% các lò nung thủ công bằng loại lò nung gạch mới theo công nghệ tự động hoá. Công nghệ này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được nhiều địa phương tìm đến đặt hàng. Từ năm 2007 đến nay đã hoàn thành chuyển giao công nghệ cho 23 cơ sở SXKD gạch ngói trong & ngoài tỉnh, trong đó có một cơ sở ở nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ lò nung gạch mới tự động hoá mang thương hiệu Quỳnh Lâm đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho các cổ đông.
Với sức bật của tuổi trẻ, truyền thống tốt của một gia đình có 100% cha, mẹ, anh em là đảng viên, được sự quan tâm tạo điều kiện môi trường tốt nhất để lập nghiệp. Trong đó có công lao của người mẹ tuy đã nghỉ hưu vẫn tận tình chăm sóc cháu nội chu đáo cho con trai yên lòng cống hiến. Cử nhân kinh tế Thắng đã làm tốt trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ nung đốt gạch mà tích cực tham gia công tác đoàn thể, đặc biệt là đẩy mạnh các phong trào TĐYN trong tập thể phòng cũng như trong đơn vị. Thắng đã thực sự là cánh tay đắc lực của người cha và cả tập thể HĐQT trong quản lý SXKD thời kỳ hội nhập. Vốn hiền lành, vui vẻ, vị tha lại chịu khó học hỏi anh em, bè bạn nên Thắng luôn được các thế hệ CBCNV trong đơn vị quý mến.
Từ những thành tích đã đạt được trong 20 năm lao động, trong đó có 10 năm làm Trưởng phòng KH- KT, PNT đã được trao tặng nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Liên tục 5 năm (2005 – 2009) đạt CSTĐ cơ sở, năm 2007 được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo, năm 2009 được LĐLĐ tỉnh tặng danh hiệu “đoàn viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2005 – 2009. Đầu năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được cử tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III. Một vinh dự lớn đến với Thắng là được ĐHTĐYN tỉnh bầu chọn tham dự ĐHTĐYN toàn quốc lần thứ VIII. Phạm Ngọc Thắng thực sự là người con tiếp bước cha tôn vinh nghề làm gạch ngói ở tỉnh./.
Vân Long
(HBĐT) - Là một phòng chức năng thuộc Thanh tra tỉnh, với nhiệm vụ chính là thực hiện các cuộc thanh tra về PCTN, thanh tra về kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và một số công tác về PCTN do lãnh đạo Thanh tra tỉnh giao. Trong những năm qua, Chi bộ, Phòng Thanh tra phòng chống tham nhũng đã nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn, đoàn kết trong nội bộ cùng quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Đó là kết quả hiển hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, trường học… trong toàn tỉnh sau gần 4 năm triển khai thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Bộ Chính trị phát động trong toàn Đảng, toàn dân nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/2007) và được triển khai thực hiện song song với Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Lạc, nhưng trong 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, thì có đến 20 năm, chị Bùi Thị Chung gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ỏ thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Bao đời nay, người dân ở hai huyện vùng cao Mai Châu và Đà Bắc bỏ hoang những cây chè cổ thụ. Với họ, đây chỉ là cây rừng và hái về để uống. Thế nhưng, sau 5 năm được Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đầu tư, cây chè ở 2 huyện này đã trở thành hàng hóa và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
(HBĐT) - Đồng chí Phạm Văn Cận, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh cho biết: Với chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác quản lý sâu bệnh bảo vệ mùa màng, Chi cục đã đảm nhiệm tốt công tác dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, nắm chắc diễn biến sâu bệnh hại, thông báo kịp thời cho lãnh đạo ra quyết sách xử lý, phòng trừ kịp thời khi xảy ra dịch.
(HBĐT) - Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ và công tác tại địa phương, ông Vũ Xuân Hoằng, thương binh hạng 3/4 ở tiểu khu 3 thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thuỷ luôn nêu cao tấm gương sáng về ý chí tự lực tự cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và quê hương, giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ