Từ những cống hiến của mình năm 2010, chị Kiều (đứng thứ 3 từ bên phải) được tín nhiệm bầu làm Giám đốc Trung tâm CB - GD - LĐXH tỉnh.
(HBĐT) - “Họ nghiện ma túy. Trong mỗi con người dù xấu xa đến đâu vẫn có một phần lương thiện” - Có lẽ chính những suy nghĩ ấy đã giúp chị gắn bó với nghề và cũng vì suy nghĩ ấy mà chị có được niềm tin từ những học viên của mình. Chị là Quách Thị Kiều – Giám đốc TT CB – GD - LĐXH tỉnh.
Nghiện ma túy không phải là đồ bỏ.
Tôi gặp chị vào lúc 6h chiều khi chị vừa trở về từ Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ III và tất bật với bài thi ở lớp cao cấp chính trị nhưng ở người phụ nữ nhỏ bé này, dường như bận rộn, áp lực không phai mờ được nét tươi tỉnh trong chị. Chị bảo rằng, cơ duyên đưa chị đến với Trung tâm này không phải là do run rủi, hoàn toàn do chị lựa chọn. Đó là sự lựa chọn của thời trẻ, cái thời mà chỉ nhìn cuộc sống màu hồng vừa chưa hiểu rõ khái niệm “người nghiện” là gì. Nhưng đó cũng là sự lựa chọn mà chưa bao giờ chị thấy tiếc nuối. Khi ấy, ở tuổi 20, đang là sinh viên trường Trung cấp Y Tuệ Tĩnh, chị đã được nghe giáo sư Nguyễn Tài Thu nói nhiều về phương pháp cắt cơn cho người nghiện bằng châm cứu. Quá “mê mẩn” với những nghiên cứu của thầy, chị quyết tâm theo học và khi vừa ra trường, nơi chị chọn đầu tiên để đi chính là trung tâm. Chị muốn áp dụng những điều đã học được vào thực tế. Nhưng khi vừa chạm vào thực tế, “vỡ lẽ” thế nào là “tệ nạn xã hội”, chị đã bao lần bật khóc và tưởng rằng không thể theo nghề được nữa. Vậy mà chính những học viên đã động viên chị. “Nhớ mãi, ngày đó, khi phòng y tế còn ở chung khu với học viên, con ốm nhưng chị vẫn phải đi làm, sau khi hết ca thăm buồng, chị ngồi trực, có một học viên hỏi sao chị có vẻ buồn thế, chị kể rằng con chị bị ốm, một lúc sau, trên bàn của chị chất đầy “quà” của học viên nói gửi cho con chị để mong cháu nhanh khỏi. Chị không lấy nhưng tràn ngập xúc động” - Chị Kiều tâm sự. Từ đó, chị phát hiện ra, những học viên mình, có thể ở ngoài kia họ là đối tượng nghiện ma túy hay mại dâm nhưng họ vẫn có tấm lòng thiện. Chị bắt đầu tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, quá khứ của các học viên. Chị hiểu rằng những học viên rất nhiều người cũng đã từng là những con ngoan, trò giỏi, những tri thức, nghệ sỹ nhưng chỉ vì một phút bồng bột mà họ lầm lỡ, đi vào con đường nghiện ngập. Vì vậy, mỗi khi có dịp gần gũi là chị lại tỉ tê tâm sự, hỏi thăm gia đình, cứ “mưa dầm thấm lâu” như vậy, rồi chị cũng tìm được cách để đến với học viên.
Không chỉ tạo được niềm tin cho những học viên, chị Kiều đã cùng với cán bộ, nhân viên trung tâm tự “sốc lại mình” bằng những hoạt động văn hóa - văn nghệ sôi động. Có một thực tế dễ nhận ra là trong nhiều buổi văn hóa - văn nghệ của ngành LĐ - TB&XH đều không thể thiếu các tiết mục văn nghệ do cán bộ và học viên trung tâm biểu diễn. Giải thích cho “hiện tượng” này, chị Kiều kể: bản thân chị không có năng khiếu về văn nghệ - thể thao nhưng trong một môi trường luôn căng thẳng, chỉ có hoạt động văn hóa - văn nghệ lành mạnh mới giúp người ta cân bằng cuộc sống, tăng hiệu quả công việc. Vậy là từ ý nghĩ đó, chị đã “lôi” hết chị em, anh em cán bộ lên sân khấu. Phong trào văn nghệ nhanh chóng lan sang học viên tạo thêm động lực giúp xóa bỏ mặc cảm để tích cực lao động sản xuất, làm lại cuộc đời. Tính đến nay, 600 học viên được tuyên truyền an toàn lao động, phổ biến pháp luật, tìm hiểu về HIV/AIDS qua hình thức sân khấu hóa.
Còn đó những trăn trở.
Không dừng lại ở đó, trung tâm còn mở lớp xóa mù cho 142 học viên, lớp tin học cho 60 học viên, 5 lớp an toàn lao động, đặc biệt có 1.544 học viên được dạy nghề, hàng ngày tổ chức cho 150 học viên lao động trị liệu. Những con số trên cho thấy trung tâm đang hướng tới hình thức cai nghiện bằng tạo việc làm. Tuy nhiên, người phụ nữ nghị lực này vẫn còn nhiều trăn trở. Chị tâm sự rằng: vấn đề nhức nhối nhất hiện nay chính là đối tượng nghiện gia tăng mạnh và ngày càng trẻ hóa. Đồng thời, 85% người nghiện sau khi cai về tái nghiện. Vậy nguyên nhân do đâu?
Là một người trực tiếp nghiên nứu về tâm lý của đối tượng nghiện, chị phát hiện ra rằng người nghiện cũng có nhiều loại khác nhau, có những người do đua đòi ăn chơi, có những người do chán nản gia đình. Khi họ đã lầm lỡ, mắc vào con đường nghiện ngập, gần như cả xã hội thờ ơ. Điều đó rất nguy hiểm bởi sẽ càng tạo cơ hội cho họ lún sâu vào con đường tội lỗi. Mặt khác, không ít gia đình lại phó thác con em mình cho trung tâm để “yên cửa, yên nhà”. Điều đó hoàn toàn sai lầm bởi cai nghiện là cả một quá trình chữa bệnh, giáo dục, vì vậy, nếu như gia đình không động viên, giúp đỡ các em không thể làm lại cuộc đời được. Đã có rất nhiều những cái chết đau lòng chỉ vì mất niềm tin với gia đình. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của những cán bộ trung tâm như chị là làm sao tạo ra được một mạng lưới thông tin giữa trung tâm – chính quyền địa phương và gia đình đối tượng. Mạng lưới này cần hoạt động như những mắt xích liên kết đối tượng trong môi trường an toàn, lành mạnh. Luôn theo dõi, giám sát giúp người nghiện tránh xa đối tượng xấu, hướng họ vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ để họ tìm lại ý nghĩa cuộc sống. Điều đó đòi hỏi gia đình có trách nhiệm, cộng đồng có trách nhiệm. Khi gia đình có trách nhiệm sẽ là chìa khóa yêu thương để người nghiện thức dậy lương tâm, khi cộng đồng có trách nhiệm cũng là cơ hội được mở ra để người nghiện làm lại cuộc đời.
Phương Linh
(HBĐT) - Đó là kết quả hiển hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, trường học… trong toàn tỉnh sau gần 4 năm triển khai thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Bộ Chính trị phát động trong toàn Đảng, toàn dân nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/2007) và được triển khai thực hiện song song với Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Lạc, nhưng trong 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, thì có đến 20 năm, chị Bùi Thị Chung gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ỏ thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Bao đời nay, người dân ở hai huyện vùng cao Mai Châu và Đà Bắc bỏ hoang những cây chè cổ thụ. Với họ, đây chỉ là cây rừng và hái về để uống. Thế nhưng, sau 5 năm được Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đầu tư, cây chè ở 2 huyện này đã trở thành hàng hóa và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
(HBĐT) - Đồng chí Phạm Văn Cận, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh cho biết: Với chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác quản lý sâu bệnh bảo vệ mùa màng, Chi cục đã đảm nhiệm tốt công tác dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, nắm chắc diễn biến sâu bệnh hại, thông báo kịp thời cho lãnh đạo ra quyết sách xử lý, phòng trừ kịp thời khi xảy ra dịch.
(HBĐT) - Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ và công tác tại địa phương, ông Vũ Xuân Hoằng, thương binh hạng 3/4 ở tiểu khu 3 thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thuỷ luôn nêu cao tấm gương sáng về ý chí tự lực tự cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và quê hương, giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ
(HBĐT) - Với nhiệm vụ trọng tâm là đấu tranh phòng chống những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, phòng chống khủng bố, quản lý xuất nhập cảnh… cán bộ chiến sỹ (CBCS) phòng Bảo vệ chính trị công an tỉnh (PA61) thường xuyên phải bám địa bàn, bám đối tượng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.