Ông Tạ Đình Đào say sưa giới thiệu giống cam mới

Ông Tạ Đình Đào say sưa giới thiệu giống cam mới

(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.

 

Trong số những tỷ phú trồng cam tại vùng này, nhiều người biết tiếng lão nông Tạ Đình Đào – trưởng khu 5, chủ vườn có kinh nghiệm trồng cam lâu năm và sở hữu diện tích cây có múi lên đến hơn 5 ha với hàng chục giống cam các loại. Nếu như các vườn khác chỉ cho thu hoạch với khoảng thời gian vài ba tháng trong năm, thì vườn cam của ông lại gần như quanh năm cho thu quả. Ông Đào diễn giải: Đầu mùa hè, khoảng từ tháng 6 – 8, mình bắt tay vào vụ thu hoạch quýt Ôn Châu, tháng 10 – 11 thu cam Xã Đoài và bưởi Diễn, đến tháng 12, những tháng đầu năm của năm sau lại thu cam Canh, Bố Hạ, Valenxia... Đã yêu thích nghề vườn, công việc chăm sóc, xử lý kỹ thuật, thu hái bận “luôn chân, luôn tay”. Cho đến thời điểm hiện tại, ông đã thu đạt trên 100 tấn cam các loại. Đang vào mùa cam Valenxia chín rộ, ông Đào cho biết: Khoảng 1 tháng nữa, cam Valenxia sẽ thu bán xong, sản lượng không dưới vài chục tấn. Quy đổi từ sản lượng, thu nhập bình quân từ cây cam của ông vài tỷ đồng/năm. Đam mê tìm tòi, thử nghiệm, ông vừa khôi phục giống cam gốc Hải Dương cho loại quả to, sai, đẹp. Đang là vụ bói quả đầu tiên, với 7 cây cam giống Hải Dương trồng thử, ông cho biết thu được khoảng trên 4 tạ quả, đồng thời khẳng định giống cam này phù hợp, đạt hiệu quả trên đất Cao Phong.

 

Gắn bó với nghề vườn, họ cũng nếm trải một lần thất bại, trải qua không ít khó khăn về vốn, kinh nghiệm làm ăn trước khi đi đến thành công. Câu chuyện về ông chủ trẻ Bùi Văn Dũng - Bí thư chi đoàn khu II của thị trấn là một thí dụ. 5 năm trước, với sực đồng tâm hiệp lực của cả gia đình, anh Dũng đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng tậu 4 ha vườn đất, trên 10.000 cây giống nhằm phát triển kinh tế, tạo dựng cơ ngơi. Giống cam được anh dồn nhiều tâm sức, tập trung trồng với số lượng lớn là cam Canh có giá trị kinh tế cao, còn lại là cam Xã Đoài và bưởi Diễn. Nhớ lại vụ thu bói cam Canh đầu tiên, anh Dũng cho biết: Bao nhiêu công sức, chỉ một sơ xuất trong xử lý kỹ thuật đã làm hỏng cả vườn cam. Năm đó, vườn cam gần 2000 gốc của gia đình anh không cho thu, khâu khoanh cho ra hoa và khoanh giữ quả do xử lý nặng đã khiến lá trút nhiều, hoa ra nhiều nhưng không đậu quả. Thất bại này để lại cho anh bài học cho những vụ cam sau.

 

Không học ở đâu xa, anh tìm đến các chủ vườn trong vùng tham khảo ở họ những kinh nghiệm quý cùng kỹ thuật chăm sóc, xử lý cam Canh. Vừa làm, vừa thuê nhân công nhưng riêng khâu kỹ thuật, anh chủ động xử lý, hướng dẫn kỹ thuật cho toàn bộ khu vườn. Kiên trì và nỗ lực đã giúp anh giành thắng lợi trong vụ cam 2010 – 2011. Với hơn 2.000 gốc cam Canh, anh thu trên 60 tấn quả. Chủ vườn Bùi Văn Dũng hể hả: Vụ này, cam bán chạy, được giá nên nhà vườn phấn khởi. Với giá bán 32.000 đồng/kg cam Canh tại vườn, gia đình anh Dũng thu ngót 2 tỷ đồng. Vườn cam của anh được Huyện Đoàn Cao Phong chọn xây dựng mô hình điểm phong trào tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp.

 

Nghề trồng cam đã giúp các hộ gia đình ở thị trấn trẻ thoả ước mơ và ý chí làm giàu, thương hiệu cam Cao Phong được giới thiệu đến bè bạn khắp nơi, Theo thống kê, toàn thị trấn có 118 hộ có thu nhập ở mức từ 200 – 500 triệu đồng/năm, 32 hộ có thu nhập từ trên 500 đến dưới 1 tỷ đồng/năm, 16 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, đặc biệt có 4 hộ thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm. Tiêu biểu còn có hộ nông dân Nguyễn Thế Bình ở khu 4, Cao Xuân Tư ở khu 2, Lê Huy Nhật ở khu 7... Thu nhập tiền tỉ mà những nông dân ở đây có được chủ yếu từ cây cam.

 

                                                                         Bùi Minh  

                  

Các tin khác

Anh Dương Ngọc Chiến nâng niu chiếc đèn chuyên dụng đã theo anh đi khắp ngõ ngách trong hang động.
Anh Kiều Văn Kiên và trang phục thầy mo của dân tộc Thái.
Bùi Thị Quyên - HCV giải vô địch xe đạp toàn quốc 3 năm liên tiếp.
Không có hình ảnh

Người cán bộ công đoàn gương mẫu

(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Hồng Mến, trường THPT Lạc Thủy B yêu trẻ, trăn trở với nghề. Cô luôn tâm niệm dạy cho học trò dễ hiểu, tiếp thu nhanh và tạo ra hiệu quả cao từ mỗi giờ lên lớp.

“Tỉ phú cam”

(HBDT - Cùng cán bộ tín dụng Quĩ TDND thị trấn Cao Phong, chúng tôi đến thăm tỉ phú cam Bùi Văn Tiến, 62 tuổi ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). Tiếp chúng tôỉ bên vườn cam sai trĩu quả, ông Tiến kể về duyên nợ của ông với đất cam Cao Phong.

“Đại biểu Quốc hội là đại diện cho tiếng nói của nhân dân”

(HBĐT) - Đó là phương châm, mong muốn mà ông Lương Tuấn Khanh và Đoàn đại biểu QH tỉnh Hà Sơn Bình khoá VII đã dành tất cả tâm sức để nỗ lực làm tròn trong suốt nhiệm kỳ 6 năm (từ năm 1981 - 1987) được nhân dân tín nhiệm bầu là đại biểu QH.

Người đại biểu Quốc hội của giai cấp công nhân

(HBĐT) - “Năm 1987, tôi được nhân dân tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội khoá VIII (từ năm 1987 - 1992). Đây là một nhiệm kỳ Quốc hội khá đặc biệt vì đó là những năm đầu tiên nước ta thực hiện đổi mới. Đại diện cho giai cấp công nhân tỉnh Hà Sơn Bình, tôi đã nỗ lực là cầu nối cho công nhân và chính quyền, kịp thời tham mưu cho cấp trên giải quyết chế độ hợp lý cho công nhân”. - ông Nguyễn Chí Thanh (nguyên là tổ trưởng sản xuất Công ty xây dựng miền Tây Hà Sơn Bình) đã bắt đầu câu chuyện với chúng tôi đầy thân tình như vậy.

Người bí thư chi bộ gương mẫu

(HBĐT) - Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với lớp lớp thanh niên cả nước, Nguyễn Xuân Tạc xung phong lên đường nhập ngũ. Anh được điều động về Cục kỹ thuật - Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.

Ông Ngoạn khuyến học

(HBĐT) - Năm 1993, sau nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục quê hương, ông Nguyễn Quang Ngoạn về nghỉ hưu tại xóm Nội (xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn). Từng là người tâm huyết với giáo dục, về tham gia công tác mặt trận, ông luôn trăn trở phải làm gì để tiếp tục có những đóng góp cho hoạt động khuyến học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục